Tôi luôn thích đi học. Tôi thích được dạy những kiến thức về cuộc sống. Nhưng điều tôi không nhận ra trong hơn 15 năm qua là trường học không dạy mình cách sống một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh và thịnh vượng. Tất cả những gì tôi học được là cách để trở thành một người làm việc theo hệ thống, không có ý tưởng, không có sáng kiến. Nhìn lại quá khứ, tôi ước mình đã đầu tư vào việc học các kỹ năng sau đây sớm hơn nhiều.
1. Đón nhận thất bại
Trải nghiệm, thất bại và học hỏi từ những sai lầm chính là cách mạnh mẽ nhất để tiến về phía trước trong cuộc sống. Tuy nhiên, tôi lại không học được điều này từ trường học.
Con đường đi đến thành công không thiếu những thất bại chắn ngang. Quan trọng là ta phải chấp nhận, học hỏi từ những thất bại và đứng dậy càng sớm càng tốt. Một số người thành công nhất trong thời đại chúng ta đã thất bại hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm lần cho đến khi họ nhận được sự công nhận của thế giới. Ví dụ, bạn có biết rằng Harry Potter của JK Rowling đã bị từ chối 12 lần cho đến khi nó được các nhà xuất bản chấp nhận không? Hay Steve Jobs đã bị sa thải khỏi Apple, công ty mà ông tự mình thành lập?
2. Tự nhận thức
"Với việc nhận ra tiềm năng của bản thân và luôn tự tin vào khả năng của chính mình, người ta có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn." — Đạt Lai Lạt Ma
Nếu ta không tin vào chính mình, sẽ không có ai tin ta cả. Trong môi trường học đường, đa phần học sinh đều lấy thành tích để nói chuyện. Khi thành tích không tốt, không thiếu người vì thế mà trở nên mất tự tin, thậm chí là đi vào ngõ cụt. Tuy nhiên, thực tế là thành tích của ta ở trường hoặc nơi làm việc không liên quan gì đến giá trị của bản thân ta cả.
Dù thành tích của ta là cao hay thấp, dù công việc của ta có là gì đi nữa thì ta cũng là một phần nhỏ nhoi của thế giới này, cũng đang cống hiến hết sức mình cho sự phát triển chung của thế giới. Chỉ cần nhận ra được mình là ai, khả năng của mình là gì, mình có thể làm gì, và điều mình làm là không vô nghĩa, ta đều có quyền tự hào về bản thân bất kể mọi thứ có xảy ra theo cách nào đi chăng nữa.
3. Quản lý thời gian và sự căng thẳng
“Làm việc chăm chỉ cho một thứ mà chúng ta không quan tâm được gọi là căng thẳng. Làm việc chăm chỉ cho một cái gì đó chúng ta yêu thích được gọi là niềm đam mê” — Simon Sinek ·
Thời gian của ta là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất trên đời này, nhưng ở trường, ta sẽ không học được gì về cách quản lý nó đúng cách. Khi đi học, chúng ta không cần phải có quá nhiều trách nhiệm. Tiếng trống vang lên khi một tiết học kết thúc, giáo viên sẽ cho chúng ta biết khi nào thì nên bắt đầu học để chuẩn bị cho các kỳ thi... Sau đó, khi bước ra khỏi môi trường học đường, không ai nói cho ta biết phải làm gì và làm như thế nào. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người liên tục cảm thấy căng thẳng và choáng ngợp khi họ vào đời.
Khả năng nói không với những điều không đóng góp vào thành công, hạnh phúc hoặc sự giàu có sẽ cho phép ta có nhiều thời gian hơn cho những thứ thực sự quan trọng. Có hàng trăm chiến lược về cách quản lý thời gian tốt hơn và tránh bị căng thẳng. Hãy tìm lấy một hướng dẫn phù hợp và theo đuổi nó.
4. Trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc xác định khả năng của chúng ta để nhận ra, giải thích và xử lý cảm xúc ở chính bản thân mình và những người khác. Những người thiếu trí tuệ cảm xúc thường đổ lỗi, oán trách, sống trong áp lực và trải qua nhiều căng thẳng và lo lắng hơn. Thói quen xấu như chỉ trích người khác chính là đang kìm hãm sự rộng lượng và tử tế của bản thân, kéo cảm xúc của chúng ta ngày càng xuống mức tiêu cực hơn.
Mặc dù di truyền và môi trường của chúng ta đóng một vai trò lớn đối với sự phát triển trí tuệ cảm xúc, nhưng có rất nhiều cách để chúng ta cải thiện nó. Những người thông minh về mặt cảm xúc là tự nhận thức: Họ biết điểm mạnh và điểm yếu của mình rồi sử dụng chúng một cách hợp lý. Ngoài ra, những người thông minh về mặt cảm xúc có nhiều sự đồng cảm hơn. Họ cố gắng hiểu các giá trị, niềm tin và các cuộc đấu tranh nội tâm của những người bạn và yêu cầu giúp đỡ.
Nếu ta thực sự quan tâm và lắng nghe cẩn thận mà không mất tập trung, mỗi cuộc trò chuyện thân mật sẽ củng cố khả năng thấu hiểu người khác và thậm chí là chính bản thân ta. Ngoài ra, hãy chú ý nhiều hơn và học cách lắng nghe cơ thể của mình nhé.
Kết: Trên đây là 4 kỹ năng quan trọng mà tôi nghĩ rằng ta sẽ khó học được trong trường. Từ đó khiến chúng ta mất đi một số khả năng giải quyết cảm xúc và vấn đề của chính mình trong cuộc đời này. Hi vọng bạn có thể áp dụng được những chia sẻ của tôi và khiến cuộc sống của mình ngày càng trở nên tốt hơn, tích cực hơn.
* Bài viết của Trương Di chia sẻ tại box Cafe Danner
Đời người là một quá trình tích lũy kinh nghiệm sống và xây dựng sự thịnh vượng, nếu bạn có những chia sẻ về hoàn thiện bản thân , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Facebook - bình luận