x

Đăng nhập

Comming soon...

Video Phim

Khác

5 bước xây dựng trạng thái “làm việc chú tâm” và gia tăng hiệu suất

Trương Di 22:45 - 15/08/2022

Trạng thái “làm việc chú tâm” mang lại hiệu quả cực kỳ mạnh mẽ vì có thể giúp ta tăng năng suất của mình lên mức cao nhất. Trạng thái “làm việc chú tâm” tự nó đã là một phần thưởng vì nó mang lại cho chúng ta cảm giác kiểm soát cuộc sống của mình. Và trạng thái này là có thể xây dựng ra được đấy. Dưới đây là 5 bước quan trọng để đạt đến trạng thái đó mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn hôm nay.

Trạng thái “làm việc chú tâm” đã là một phần thưởng vì nó mang lại cho chúng ta cảm giác kiểm soát cuộc sống 

1. Làm rõ mục tiêu

Trước khi làm một việc, ta cần xác định vì sao mình phải làm việc đó, kết quả mình muốn là gì, tiếp đến là làm gì mới đạt được kết quả đó.

Nếu không có mục tiêu cụ thể, chúng ta sẽ dễ dàng từ bỏ, dễ đi trật hướng, hoặc bị phân tâm bởi những tác động khác, khó mà vào được trạng thái “làm việc chú tâm”.

Nên có tầm nhìn lớn nhưng quan trọng nhất là biết mục đích của mình làm việc đó để làm gì

2. Sắp xếp lại tâm trí

Sự chú ý của chúng ta có giới hạn và không thể làm nhiều việc khác nhau cùng một lúc, hay còn gọi là “sự đa nhiệm”. Chúng ta không thể làm việc hiệu quả nếu tâm trí cứ lang thang lo lắng về nhiều điều khác nhau. Chẳng hạn như tôi khi viết bài nhưng cứ suy nghĩ tới buổi hẹn hò cùng bạn gái, thế là viết mãi không xong.

Chính những mối bận tâm đó đã ngăn cản chúng ta tập trung. Đặc biệt là với một người đang hoạt động sáng tạo, càng cần sắp xếp lại tâm trí, loại bỏ những điều “thừa thãi” với công việc mình đang làm, như vậy mới mong đạt được trạng thái “làm việc chú tâm”.

Sự chú ý của chúng ta có giới hạn và không thể làm nhiều việc khác nhau cùng một lúc

3. Tạo một môi trường không bị phân tâm

Nếu bạn luôn bị làm phiền bởi đồng nghiệp hoặc tiếng chuông điện thoại, bạn sẽ không thể chuyển sang trạng thái “làm việc chú tâm”. Khoa học chứng minh rằng một thông báo trên điện thoại có thể làm ta mất tập trung nhiều như một cuộc gọi, ngay cả khi ta không chạm vào điện thoại của mình. 

Bởi vậy mà mỗi khi bắt đầu làm một việc gì đó, tôi đều sẽ tắt tất cả thông báo trên điện thoại, thậm chí là cất luôn nó vào ngăn kéo, đồng thời thông báo cho người nhà rằng tôi phải làm việc, đừng làm phiền.

Công việc của tôi có thể làm tại nhà nên đó là cách tôi tạo môi trường không phân tâm cho mình. Còn nếu bạn làm việc trong một văn phòng đông đúc hoặc một không gian công cộng, bạn có thể sử dụng tai nghe khử tiếng ồn. Một cách tuyệt vời khác để tránh phiền nhiễu và đặt bản thân vào trạng thái dòng chảy là nghe tiếng nhạc cụ lặp đi lặp lại hoặc nhạc không lời. Và hãy đảm bảo rằng bạn đang nghe lại những âm thanh giống nhau để não không bị phân tâm khi làm quen với những âm thanh mới.

Nếu thực sự nghiêm túc với công việc, bạn cần loại bỏ mọi phiền nhiễu

4. Sử dụng sức mạnh của vòng phản hồi tích cực

Phản hồi thường xuyên về công việc sẽ giúp bạn giữ lại động lực bởi bộ não thích được khen ngợi và thích nhận phần thưởng. Thật không may, hầu hết các hoạt động hàng ngày của chúng ta không có vòng phản hồi. Đó là lý do tại sao bạn cần phát triển những cách sáng tạo để đưa ra nhận xét tích cực cho bản thân hoặc nhận được phản hồi từ người khác. 

Sự cởi mở của bạn đối với những lời chỉ trích và cách bạn đối phó với phản hồi có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tập trung làm việc. Khi đã đặt mục tiêu và biết mình muốn đạt được điều gì, hãy đưa ra ý tưởng cho vòng lặp phản hồi tích cực. Bạn có thể tự mình đánh giá tốt cho việc mình làm hoặc nhờ người khác. Nhưng nên nhớ là phần thưởng phải luôn là những lời động viên tích cực.

Hãy phản hồi tích cực thường xuyên bởi bộ não thích được khen ngợi và thích nhận phần thưởng

5. Uống nhiều nước

Uống đủ nước là một trong những cách đơn giản nhất nhưng bị bỏ qua nhiều nhất để tăng hiệu suất và sức khỏe của mỗi người. Hơn 70% bộ não của ta là nước. Việc thiếu nước gây ra uể oải, mất tập trung và mệt mỏi. Đây không phải là điều kiện tốt cho công việc tập trung cao độ.

Vậy nên hãy chuẩn bị một ly nước bên mình lúc làm việc, và nhớ uống nó. Nếu cảm thấy đơn điệu quá, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm salad hoặc các loại quả cung cấp nước cũng được. Như tôi là không thiếu cả hai thứ đó. Thậm chí đôi khi tôi còn chuẩn bị thêm trà cho tỉnh não nữa kìa.

Uống đủ nước là một trong những cách đơn giản nhất nhưng bị bỏ qua nhiều nhất để tăng hiệu suất

Kết: Làm rõ mục tiêu, sắp xếp lại tâm trí, tạo ra những môi trường làm việc không bị phân tâm. Sau đó hãy xây dựng một hệ thống vòng lặp phản hồi tích cực với những phần thưởng nhỏ cho tâm trí. Và cuối cùng là đừng quên bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể của mình. Tôi cho rằng đây là 5 bước đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, giúp chúng ta gia tăng năng suất làm việc lên mức cao nhất.

* Bài viết của Trương Di chia sẻ tại box Cafe Danner

Cuộc đời là một chuyến hành trình thay đổi để hoàn thiện hơn, nếu bạn có những quan tâm về phát triển bản thân , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Kính RayBan và làn sóng văn hóa Mỹ

Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử và văn hóa đại chúng Hoa Kỳ qua lăng kính của những thương hiệu kính mắt cổ điển và lâu đời nhất, kính RayBan.

Patrick Eyewear và vị thế đối tác chính thức của Ray-Ban Vietnam

Hành trình trở thành đối tác của Ray-Ban, và những dấu ấn lớn từ nhà bán lẻ mắt kính hàng hiệu Patrick Eyewear đã giúp họ khẳng định vị thế.

Hướng dẫn sử dụng "thiền định" giảm căng thẳng lo âu một cách hiệu quả

Thiền định không chỉ là hoạt động giảm lo âu căng thẳng một cách hiệu quả mà nó còn mang lại vô số lợi ích đối với sức khỏe như cải thiện tim mạch và giấc ngủ.

5 lời khuyên thực tế để trở nên tích cực hơn

Chúng ta sống mỗi ngày của mình với vô số những cảm xúc và khó có thể tránh được cảm giác lo âu, căng thẳng. Hãy cho phép bản thân tạm dừng và thư giãn.

10 "thực hành hạnh phúc" từ khắp nơi trên thế giới

Thế giới ngày càng trở nên bận rộn và "tốc độ" hơn khiến chúng ta quên đi những hạnh phúc nhỏ hằng ngày. Những thực hành từ các quốc gia có thể sẽ giúp ta đấy.

Giữ cho tâm trí luôn đúng: 5 mẹo gỡ rối tư duy "không thể"

Chúng ta thường có tâm lý tôi không thể làm bất cứ điều gì ra hồn cho một nhóm. Và điều quan trọng để gỡ rối chính là tự hỏi bản thân mình sẽ đóng góp được gì.