Bên cạnh những câu chuyện xoay quanh cuộc sống đàn ông thì cách dạy con cũng là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong phim Anh Có Phải Đàn Ông Không? Qua tập này mới thấy, sự khác biệt trong tư tưởng dạy con của các bậc thế hệ vô cùng to lớn, điều đó cũng ảnh hưởng đến quan niệm sống khiến chúng ta phải giật mình.
>> Xem thêm: Thương Ngày Nắng Về Phần 2: Trang bỏ chuyến đi Nhật, hẹn hò cùng Duy
Mình thích phim này không chỉ đơn giản vì nó hay mà ẩn chứa trong đó là cả một câu chuyện và những ý nghĩa mà phim muốn truyền tải. Tuỳ cách cảm nhận của mỗi người khác nhau thì có những suy nghĩ khác nhau. Về quan điểm sống cũng thế, quá dễ để nhìn thấy được sự quen thuộc từ trong chính gia đình mình cũng giống như gia đình Duy Anh (Tuấn Tú) vậy. Chênh nhau một tuổi đã thấy khác nhau đằng này cách xa cả thế hệ thì đòi hỏi gì ở việc có một suy nghĩ giống nhau cơ chứ.
Bố của Duy Anh cũng là người lớn tuổi, trọng lễ nghĩa, từ xa xưa đến giờ mình cứ nghe nói rằng những người miền Bắc từ thời xa xưa họ theo quy tắc lắm. Con trai thì phải làm to, có chức lớn còn đàn bà con gái thì phải đảm việc nhà, cầm kỳ thi hoạ. Nội cái chuyện bố của Duy Anh biết anh chàng làm nội trợ xong nổi giận lôi đình là biết ông khó chịu như nào rồi.
Hôm nay, những lời nói của ông dành cho cậu con trai của Duy Anh và cũng là cháu đích tôn của gia tộc làm mình cũng giật mình vì quan điểm quá khác biệt. Bố của Duy Anh là đại diện của một nền giáo dục xưa nên lối suy nghĩ vậy cũng dễ hiểu, cứ học giỏi, nhiều giấy khen là gia đình nở mày nở mặt, trở thành niềm tự hào của gia đình. Cũng vì thế nên ông muốn cháu noi gương bố và học giỏi như vậy vì dù gì cậu bé cũng là cháu trai đích tôn.
Trái lại với bố thì Duy Anh lại là đại diện của một người đàn ông hiện đại nên dạy con cũng hiện đại nốt. Lúc Duy Anh được sinh ra thì đất nước cũng có tư tưởng tiến bộ và tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau rồi nên việc giữ quan điểm như các bậc cha chú mình nghĩ cũng không còn luôn. Duy Anh khác bố, anh luôn suy nghĩ thoáng và không có quy tắc, không gia trưởng, bằng chứng là chấp nhận trở thành một ông bố nội trợ cho gia đình.
Có lẽ anh biết rằng, cách dạy con tốt nhất không phải là khiến cho con trở thành một bản sao của ai đó dù có giỏi thế nào đi chăng nữa như cái cách mà ông nội muốn cháu học giỏi như anh. Chỉ cần con dám nghĩ dám làm và làm những điều con muốn là được, chỉ cần con vui như đúng độ tuổi của con, thoải mái với những gì mà còn làm là đủ. Mình nghĩ cách này thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ hơn chứ cứ đòi con học hành dù con không muốn thì khác nào ngăn sự phát triển của con cơ chứ.
Nhìn chung thì vì cách biệt thế hệ quá lớn nên việc quan điểm sống khác nhau cũng là lẽ thường. Mình nghĩ cũng không nên áp đặt người khác phải chấp nhận suy nghĩ chủ quan của riêng ta, thay vào đó hãy tập cách hiểu nhau hơn để phần nào thu hẹp lại khoảng cách. Anh Có Phải Đàn Ông Không? sẽ có những diễn biến gì tiếp theo, đừng bỏ lỡ trên VTV3 nha. Nếu bạn cũng nghĩ giống như mình thì để lại bình luận bên dưới nha.
>> Xem thêm: Thương Ngày Nắng Về vượt nhiều "sóng gió" để ghi hình phần 2
Bài viết của Chloe Nguyễn trên DienAnh.Net
Nếu bạn cũng mê phim Việt thì theo dõi nhiều bài viết hơn tại đây nha! Còn muốn “hóng hớt” tin tức hay ho về những phim khác thì nhanh tay click vào mạng xã hội DienAnh.Net để đọc thêm nhiều điều hay ho nha.
Facebook - bình luận