x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

CODA: Hơn cả những tượng vàng Oscar

Xì Bàng 20:00 - 30/03/2022

CODA - Child Of Deaf Adults (tiếng Việt: Giai Điệu Con Tim) đã thắng lớn tại Oscar lần thứ 94 năm 2022 với cả 3 trên 3 hạng mục được đề cử bao gồm: Phim hay nhất, Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất và Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Thế nhưng, hơn cả những giải thưởng Oscar, CODA là nơi mà tâm hồn tôi đã chạm được đến những thanh âm “trầm lắng” nhất của cuộc đời, thế giới của những người khiếm thính. Ở nơi đó, vô ngôn là thứ ngôn ngữ duy nhất của con tim. 

>>> Xem thêm: Vết Nứt - Ám Hồn Trong Tranh: 7749 loại ma không đủ làm tôi sợ

CODA là câu chuyện kể về cô bé Ruby Rossi (Emilia Jones), người được sinh ra trong gia đình có ba, mẹ và anh trai đều là người khiếm thính. Vì là người duy nhất thính tai trong nhà nên Ruby là cầu nối duy nhất của gia đình với thế giới bên ngoài. Từ bé, Ruby đã trở thành “thông dịch viên” cho cả gia đình. Thứ ngôn ngữ duy nhất trong gia đình cô là ngôn ngữ kí hiệu. 

Tôi thực sự vô cùng bất ngờ khi biết được cả ba diễn viên thủ vai các thành viên còn lại trong gia đình là Jackie (Marlee Matlin), Frank (Troy Kosur) và Leo (Daniel Durant) đều là những người khiếm thính. Emilia đã từng tâm sự khi vào vai Ruby, cô nàng diễn viên 2002 này đã phải dành 9 tháng để học ngôn ngữ kí hiệu. Phim đã mang lại những khoảnh khắc chân thật hơn cả chân thật về đề tài mới mẻ này. 

CODA có một kịch bản rất sáng tạo khi sử dụng motif kẻ khác biệt. Nhan đề phim CODA là viết tắt của Child Of Deaf Adults, ám chỉ Ruby, một cô bé được sinh ra trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Thứ cả gia đình Ruby không thể nghe được là thanh âm nhưng cô bé lại sở hữu một khả năng thiên phú là âm nhạc. Ruby đã phải đứng giữa hai lựa chọn là theo đuổi ước mơ ca hát ở Berklee hoặc bỏ lại cả gia đình loay hoay trong sự mất kết nối với thế giới. 

Trong vai trò là cầu nối giữa hai thế giới của lặng im và ồn ào, trọng trách này đôi khí trở nên quá sức với một cô bé chỉ mới 17 tuổi như Ruby. Từ những tiếng nhại giọng nói của người điếc ở trường học cho đến ánh nhìn của những người thị trấn với gia đình Rossi, Ruby tưởng chừng là một cô bé mạnh mẽ lại cũng có những phút yếu lòng. Câu nói “Tôi phải bảo vệ họ vì khi người ta cười chê thì họ không nghe thấy còn tôi thì có”. Việc được nghe thấy đôi khi lại là một gánh nặng với cô bé này. Lúc này, Ruby trở thành kẻ dị biệt trong chính gia đình Rossi. 

Nếu cuộc đời là những bản nhạc thì những người khiếm thính là những nốt nhạc trầm. Họ làm cuộc sống thêm tươi đẹp nhưng những nốt nhạc ấy phải được lắng nghe bằng tình yêu thương đặc biệt. 

Đã có lần, Ruby tự hỏi mẹ mình rằng: “Mẹ ơi, mẹ có ước rằng con cũng bị điếc giống ba mẹ và anh không?”, bà đã trả lời rằng: “Mẹ chỉ sợ không thể kết nối với con, rằng sẽ không nuôi dạy được con nếu như mẹ điếc". Thời gian đã chứng minh gia đình Rossi là một khối không thể tách rời. Tuy không thể cảm nhận được giọng hát trời phú của con gái nhưng họ đã có cách cảm nhận riêng. 

CODA không gây ấn tượng cho người xem bởi những cú twist kịch tính mà đẩy cao trào cảm xúc của người xem lên đến tận cùng. Khi biết Ruby từ bỏ ước mơ thi vào trường Berklee, ông bố Frank đã dùng đôi bàn tay chài lưới của mình, “nghe lại” bài hát của con gái theo cách đặc biệt nhất. Ông đã đặt tay lên tim và thanh quản để nghe được nhịp điệu từ trái tim của cô bé. Thứ ngôn ngữ để người với người gần nhau nhất là ngôn ngữ của trái tim. 

Sian Heder không nhìn những người khiếm thính với đôi mắt dành cho người đau khổ mà xem họ những con người có đời sống vô cùng phong phú. Frank và Jackie có đời sống vợ chồng vô cùng tươi mới, họ luôn ủng hộ con gái mình tự do yêu đương. Cặp đôi này còn nhiệt liệt thể dục thể thao vợ chồng đến nỗi cậu bé mới lớn là Miles cũng thấy ganh tị. Người anh Leo thì lại thích tụ tập ở những nơi ồn ào uống bia và quẹt Tinder để tìm bạn gái. 

CODA còn là một bộ phim tâm lí gia đình để cập đến những vấn đề của tuổi teen. Đạo diễn đã cho Ruby đứng giữa những vòng xoáy mâu thuẫn giữa cô và xã hội, giữa cô với các thành viên trong gia đình và với chính bản thân mình. Ruby là một nhân vật đa chiều với nét cá tính vô cùng riêng. 

Nếu ở xã hội, Ruby là một cô bé thấy xấu hổ trước những hành động có phần kì dị của ba mẹ mình thì khi trở về với gia đình, cô lại luôn mỉm cười, yêu thương khi thấy họ hạnh phúc. Với chính bản thân mình, Ruby đã phải đấu tranh nội tâm để lựa chọn giữa ước mơ và gia đình, giữa việc đi con đường của riêng mình hay sẽ mãi mãi chỉ ở trên con tàu đánh cá. 

Âm nhạc là yếu tố rất lớn làm nên thành công của bộ phim. Mỗi bài hát đều mang ý nghĩa phù hợp và đẩy các phân đoạn đến cao trào. Ở phân đoạn thử giọng tại trường Berklee, Ruby đã thể hiện bài hát Both Sides, Now của Joni Mitchell và biểu diễn bằng thủ ngữ để gia đình mình có thể hiểu được. Như chính ý nghĩa của bài hát, Ruby và các thành viên trong gia đình đến từ hai thế giới song song, nhưng sẽ luôn luôn đồng hành, ngay bây giờ và mãi mãi. 

>>> Xem thêm: Vết Nứt Ám Hồn Trong Tranh: Ma quỷ không đáng sợ bằng con người

Các bài hát khác như You Are All I Need To Get By, Starman tuy không mới nhưng sử dụng chất nhạc chủ yếu là acoustic, jazz, blue góp phần tô đậm không khí vintage vô cùng bình yên của vùng biển New England.

Kỹ thuật âm thanh của CODA không chỉ dừng lại ở những bài hát mà còn ở những phân đoạn không có âm thanh. Đây là dụng ý nghệ thuật hết sức đặc biệt của đạo diễn. Một phút hơn không có âm thanh ở phân đoạn Lễ hội âm nhạc Mùa thu do Ruby diễn chính là sự khắc họa chân thực nhất về thế giới của những người khiếm thính. Ba mẹ của Ruby hoàn toàn bất lực khi không thể nghe con gái mình hát. Thế nhưng, qua những tràng pháo tay, giọt nước mắt của khán giả bên dưới, họ đã cảm nhận bài hát ấy từ tận đáy lòng. 

Hơn cả một tượng vàng Oscar, CODA không chỉ đặc biệt bởi sự mới lạ mà còn từ những thông điệp tích cực mà nó mang lại. Từ thế giới của những con người ở tầng sâu nhất của cuộc đời về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, CODA đã thắp lên một tương lai mới cho Ruby và cả gia đình Rossi. Giữa thế giới tràn đầy những khó khăn, rồi tất cả sẽ hòa hợp, sẽ tìm cách để chung sống như chính cái kết của bộ phim. Rồi sẽ có những cuộc đời Ruby khác được bước đi trên con đường riêng nhưng phía sau lưng là gia đình luôn luôn đợi họ trở về. 

*Bài viết của Xì Bàng gửi về DienAnh.Net.

Xem đầy đủ thông tin và review hay về CODA tại Thư Viện PhimPhim Hay Sắp Chiếu nhé

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.