Chúng ta đều muốn thoát khỏi những thói quen xấu và có một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, theo tôi thì điều này cần rất nhiều thời gian và không hề đơn giản. Có thể xem như thói quen là những khuôn mẫu của hành vi, và chúng ta cần phải phá vỡ khuôn mẫu này để thay thế bằng các hành động tích cực.
1. Xác định những thứ bạn cần thay đổi
Muốn thay thế những thói quen xấu bằng cái tích cực hơn, bạn cần phải cho tâm trí của mình biết nên làm gì. Bạn cần phải chia nhỏ những thói quen mong muốn thành từng bước đơn giản và dễ thực hiện hơn.
Ví dụ tránh đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, là bước đầu tiên để thực sự cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh, từ đó gia tăng mức năng lượng cơ thể để tiếp tục với những bài tập thể dục và duy trì sự nghỉ ngơi, đi ngủ và thức dậy điều độ. Hình dung và liệt kê ra những nhiệm vụ cụ thể hơn là chỉ suy nghĩ về thói quen mong muốn.
2. Xác định yếu tố nào kích hoạt chuỗi hành vi và xử lý chúng
Có một số sự kiện thay đổi suy nghĩ của ta, chúng gọi là “yếu tố kích hoạt” và ta cần xác định chúng để né tránh. Nhìn thấy người bán bánh, nước ngọt, đồ uống có ga... là đủ để ta bị cám dỗ phải tiêu thụ chúng. Hoặc một ví dụ khác đó là trong đầu ta có sẵn suy nghĩ về trận đấu bóng lúc 2 giờ sáng. Điều này có thể gây gián đoạn cho giấc ngủ sâu và khiến ta dậy muộn. Thế nên hãy loại bỏ những sự kiện tương tự như vậy trong lối sống lành mạnh mà ta đang hướng đến.
3. Xây dựng kế hoạch thay thế
Một sai lầm mà mọi người mắc phải là không thay thế thói quen. Ví dụ, bạn đã ngừng ăn thức ăn nhanh vào buổi sáng, nếu không thì sẽ khiến bạn đói. Vậy nên ngay cả khi bạn không muốn ăn nó, cơn đói sẽ khiến bạn làm điều đó. Bây giờ bạn cần tìm một loại thực phẩm lành mạnh khác để thay thế. Tương tự khi bạn bỏ qua trận bóng lúc 2 giờ sáng thì cần có một thú vui gì đó đủ hấp dẫn để ngăn bạn khỏi phải thức dậy lúc nửa đêm. Do đó, bạn cần phát triển một kế hoạch thay thế cho những thói quen xấu của mình.
4. Thay đổi bức tranh lớn hơn
Để có được sức khỏe tổng thể tốt, ta phải chuyển sang chế độ ăn uống khoa học, tập luyện điều độ và nghỉ ngơi hợp lý. Tương tự như việc uống quá nhiều thức uống không tốt. Điều ta cần làm không chỉ là ngừng chúng lại mà cần phải thay đổi môi trường sống, nơi ta đến, chỗ làm việc, một vài mối quan hệ độc hại...
5. Sử dụng lời nhắc
Chúng ta thường xuyên lên kế hoạch cho mọi thứ nhưng không thể thực hiện chúng do thiếu nhận thức hoặc không xác định được yếu tố kích hoạt. Trong tình huống như vậy, ta có thể đặt lời nhắc đến phòng tập thể dục hoặc ăn uống vào đúng thời điểm mà chuông báo điện thoại reo lên. Chúng sẽ giúp ta kiểm soát thói quen của mình.
6. Nhận trợ giúp từ một người khác
Thật khó để duy trì một thói quen tốt một mình. Và ta có thể đến phòng tập thể dục với một người bạn hoặc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh với người yêu. Cả hai sẽ kéo nhau lên khi một người sắp có một thói quen xấu hoặc bỏ lỡ lịch trình đã vạch sẵn. Điều này sẽ làm cho nhiệm vụ của ta dễ dàng hơn rất nhiều.
7. Khen thưởng hoặc trừng phạt
Nếu đang tuân thủ đúng lịch trình của mình, hãy tự thưởng cho bản thân bất cứ điều gì khác ngoài thói quen xấu như một chuyến du lịch ngắn ngày sau thời gian dài làm việc chăm chỉ. Tương tự, nếu không bỏ thói quen xấu, hãy tự trừng phạt mình bằng cách bán đi những vật dụng liên quan đến thói quen đó. Cách tiếp cận này sẽ thay đổi suy nghĩ của ta một cách từ từ nhưng đều đặn.
Kết: Những thói quen xấu có thể đã khắc sâu trong tâm trí chúng ta. Tôi cũng đã mất rất nhiều thời gian để loại bỏ chúng dần dần trong cuộc sống của mình. Nhưng hãy kiên nhẫn và duy trì đều đặn kế hoạch loại bỏ thói quen xấu mà mình đã đặt ra. Sau một thời gian, bạn sẽ chẳng còn nhớ tới chúng nữa đâu.
* Bài viết của Trương Di chia sẻ tại box Cafe Danner
Cuộc đời là một chuyến hành trình thay đổi để hoàn thiện hơn, nếu bạn có những quan tâm về phát triển bản thân , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Facebook - bình luận