x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

14 thứ Thor MCU khác với thần thoại: Phải có tóc đỏ, cưới Sif

Chekov 13:00 - 02/07/2022

Chekov muốn nhắc nhở mọi người rằng trước khi xuất hiện trong truyện tranh Marvel, Thor thực sự là vị thần Bắc Âu đầy quyền năng. Mặc dù phiên bản Thor của Marvel vẫn giữ lại nhiều khía cạnh của thần thoại Bắc Âu gốc nhưng các tác giả đã thay đổi một số yếu tố chính của nhân vật này để phù hợp với vai trò siêu anh hùng. Vậy khác biệt điểm nào, cùng Tanpopo xem qua nhé!

1. Thor thần thoại có tóc đỏ và râu

Khi người hâm mộ hình dung về thần sấm, có lẽ người ta sẽ nghĩ ngay đến đôi mắt xanh biếc và mái tóc vàng của Chris Hemsworth. Nhưng trong thần thoại gốc, Thor không có mái tóc vàng óng mượt như sử dụng dầu gội Loreal đâu nhé! Theo truyền thống, Thor có mái tóc đỏ và râu đỏ. Stan Lee và Jack Kirby ban đầu đã suy nghĩ đến một phiên bản Thor đầu đỏ nhưng cuối cùng lại bỏ đặc điểm này đi. 

2. Loki là cha của Hela, không phải Odin

Mặc dù Loki trong Marvel chẳng giống phụ huynh nhưng ở thần thoại, nhân vật này lại là cha của nhiều đứa con, nào là Jörmungandr, sói Fenrir, Loki còn nuôi Hela, nữ thần chết chóc.

Người ta tin rằng những chiến binh đã chết trong trận chiến được đưa tới Valhalla cùng với Odin để ăn mừng, nhưng chết vì bệnh tật hoặc tuổi già đồng nghĩa với việc sống vĩnh viễn trong thế giới ngầm băng giá với Hela. Điều này trái ngược với các bộ phim Marvel, trong đó Hela được cho là con gái của Odin. 

Ở MCU, Hela được đóng bởi Cate Blanchett vô cùng xinh đẹp nhưng trong thần thoại gốc, chỉ một nửa khuôn mặt của Hela được cho là “nhìn được”. 

3. Loki không giúp Thor trong Ragnarok

Trong bộ phim Thor: Ragnarok, Loki cuối cùng đã chuộc lỗi và chiến đấu bên cạnh Thor trong trận chiến cuối cùng. Nhưng trong thần thoại ban đầu về Ragnarok, ác quỷ trên vai Loki đã chiến thắng và hắn ta liên minh chống lại các vị thần khác.

Loki không chỉ chọn chiến đấu chống lại Thor, mà còn dẫn đầu một đội quân chết chóc tấn công Asgard, vượt qua ranh giới từ một phản anh hùng gặp rắc rối thành một nhân vật phản diện hoàn toàn. Thay vào đó, Hela mới là người phá hủy Asgard. 

4. Loki không phải là “em nuôi” Thor

Chekov thấy rằng mối quan hệ căng thẳng giữa Thor và Loki là cốt lõi của các bộ phim Marvel. Nếu không vì thế, Loki đã không bao giờ tấn công Trái đất, các Avengers sẽ không tập hợp và sản sinh ra thời đại siêu anh hùng.

Nhưng trong thần thoại gốc, Loki không phải là anh em với Thor. Trong Prose Edda của Snorri Sturlson, Loki thực sự là em kế (không chung dòng máu) của Odin. Nhưng Chekov thấy rằng một mối quan hệ rắc rối giữa những người anh em tạo nên một cốt truyện hấp dẫn hơn mối quan hệ giữa một vị thần và chú dượng của mình.

5. The Warriors Three là sáng tạo của Marvel 

Hoàn toàn độc lập với Thần thoại Bắc Âu của Thor, các nhân vật như The Warriors Three, Enchantress và Skurge The Executioner, đều là những sáng tạo ban đầu của Marvel Comics. Chekov không bất ngờ chút nào luôn!

6. Mjolnir không giúp Thor bay

Trong các bộ phim, Thor thường vung chiếc búa của mình xung quanh và cất cánh như một tên lửa phóng vào không gian. Nhưng trong thần thoại gốc, Mjölnir không cho Thor khả năng bay. Đúng hơn, chiếc búa là cỗ xe của Thần Sấm được dẫn đầu bởi hai con dê Toothgnasher và Toothgrinder.

Mọi người đừng sốc khi ở thần thoại, Thor đã thịt 2 chú dê tội nghiệp để ăn tối. Nhưng, công bằng mà nói, anh ta luôn đảm bảo rằng sẽ hồi sinh chúng vào ngày hôm sau bằng cách sử dụng chiếc búa của mình.

7. Thor cưới Sif

Không có gì ngạc nhiên khi Thor trên thực tế không hẹn hò với một nhà vật lý thiên văn người Mỹ tên là Jane Foster trong thần thoại Bắc Âu truyền thống. Đúng hơn, Thần Sấm đã kết hôn với Sif, nữ thần mùa màng.

Và, giống như Thor không thể chịu đựng được việc cắt tóc trong Thor: Ragnarok, Sif rơi vào trạng thái trầm cảm sau khi Loki cắt tóc của cô như một trò đùa. Cuối cùng, sau một số thuyết phục khá mạnh mẽ từ Thor, Loki đã yêu cầu những người lùn làm tóc mới cho Sif, tương tự như cách Eitri biến Thor trở thành vũ khí giết thần mới trong Avengers: Infinity War (nhưng ít hoành tráng hơn một chút).

8. Thor có nhiều tên

Thor thường được gọi bằng tên Worthy/Unworthy One, The Mighty One hoặc Odinson trong truyện tranh và MCU. Nhưng Thần Sấm có rất nhiều danh hiệu và bí danh khác trong Thần thoại Bắc Âu gốc chưa thực sự được sử dụng trên màn ảnh rộng.

Mỗi cái tên đều có liên quan đến đặc điểm của Thor. Ví dụ như Björn có nghĩa là gấu, trong khi Hlórriði có nghĩa là thần thời tiết. Một số có nhiều nghĩa như Harðhugaðr, dùng để chỉ cái tôi mạnh mẽ hoặc sử dụng để mô tả sức mạnh của gió.

9. Thor cần găng tay để sử dụng búa của mình

Trong các bộ phim của Marvel, Thor không cần gì ngoài sự xứng đáng để sử dụng Mjölnir. Nhưng trong thần thoại, Thần Sấm yêu cầu Járngreipr làm ra một bộ găng tay đặc biệt để có thể sử dụng chiếc búa của mình. Cùng với Mjölnir và Megingjörð (một chiếc thắt lưng thần bí giúp tăng sức mạnh), đôi găng tay này được cho là một trong ba vật sở hữu quan trọng nhất của Thor. Tuy nhiên, chúng không được đưa vào phim.

Đáng nói, thắt lưng Megingjörð thực sự được sử dụng bởi phiên bản Thor của Marvel. Trong Spider-Man: Homecoming, Chekov biết được rằng chiếc thắt lưng đang được vận chuyển để cất giữ tại cơ sở Avengers mới. 

10. Thor và Loki bay màu trong Ragnarok

Vào cuối Thor: Ragnarok, Thor và Loki đều sống sót sau cuộc tấn công của Surtur vào Asgard và bay đi mà không hề hấn gì. Thế nhưng hầu hết mọi vị thần nổi tiếng đều phải chết trong Ragnarok, bao gồm Thor, Loki, Odin và Heimdall, nghĩa là có sự khác biệt rất lớn trong cuộc chiến giữa thần thoại Thor và Marvel.

Thêm vào đó, Surtur không chỉ thiêu đốt Asgard mà còn toàn bộ vũ trụ, chỉ để lại một số ít các vị thần và hai con người sống sót để khởi động lại nền văn minh. Nhưng nếu điều này xảy ra trong các bộ phim của Marvel thì Thanos sẽ không còn nhiều việc phải làm đâu mọi người nhi?

11. Không có Mighty Thor

Một sáng tạo khác của Marvel là Mighty Thor của Jane Foster. Trong thần thoại gốc, hiếm ai có thể sở hữu sức mạnh của Thor chỉ bằng cách nhặt Mjolnir lên. Tuy nhiên, Marvel đã chứng minh rằng những người như Captain America và Vision có thể làm điều đó.

Trong truyện tranh và trong Thor: Love And Thunder, Jane Foster đã nhặt được Mjolnir và trở thành Mighty Thor. Đây là một câu chuyện hoàn toàn độc đáo và mặc dù rất thú vị đối với những người hâm mộ nhân vật và thế giới tưởng tượng này, nhưng chưa từng có điều gì như vậy xảy ra trong văn hóa Bắc Âu.

12. Thor không chỉ là Thần Sấm

Truyện tranh đã thực sự gọi Thor là Thần Sấm và đó là cách mà người hâm mộ chủ yếu đề cập đến nhân vật này. Tuy nhiên, trong Thần thoại Bắc Âu, Thor cũng là Thần của một số thứ khác như là thủy triều và thời tiết và nhờ khả năng liên quan đến môi trường của mình và cũng liên quan đến việc trồng trọt và thu hoạch. Anh ấy thậm chí còn là Thần của Cây sồi và gỗ.

13. Loki đã kết hôn với Sigyn

Loki năm 2021 đã giới thiệu Sylvie một biến thể của Loki, người đã dành phần lớn cuộc đời để lẻn từ vũ trụ này sang vũ trụ khác. Slyvie và Loki cuối cùng yêu nhau, đó không phải là điều chính xác xảy ra với Loki trong thần thoại Bắc Âu. Sau khi Loki (gián tiếp) cho Baldr bay màu, anh bị các vị thần giam cầm, nhưng được phép có vợ Sigyn bên cạnh.

Sigyn được biết đến nhiều nhất vì lòng trung thành của cô với Loki trong thời gian bị giam cầm tàn bạo. Cô nhấc một cái bát lên để hứng lấy nọc rắn liên tục nhỏ lên mặt Loki nên Chekov thấy sẽ rất thú vị nếu Sigyn và Loki gặp lại nhau trong MCU.

14. Odin lẽ ra đã bị Fenrir cho chầu trời

Cho dù đó là trong MCU hay trong thần thoại Bắc Âu, cái chết của Odin là một phần quan trọng của Ragnarok. Trong phim Marvel, lời tạm biệt đau lòng của ông với Thor và Loki đi kèm với lời cảnh báo về Hela và sự khởi đầu của Ragnarok. 

Theo thần thoại, Odin tham gia trận chiến trong Ragnarok cùng với các vị thần khác và các con trai, bay màu vì đụng độ Fenrir the Wolf, một trong những đứa con của Loki. Dù bằng cách nào, Odin đã được định sẵn để qua đời. 

Với những chi tiết kể trên, Chekov khá ngạc nhiên khi thấy Thor phiên bản Marvel thật khác với thần thoại. Liệu có hy vọng nào Marvel sẽ chuyển thể cốt truyện trên lên màn ảnh không nhỉ?

>> Xem thêm: So sánh sự khác biệt sức mạnh giữa Captain Marvel và Ms. Marvel

* Bài viết của Chekov chia sẻ tại box Phim Việt

Nếu bạn thích phim Âu Mỹ và không bỏ qua bất cứ thứ gì về Us-Uk , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Thor: Love and Thunder? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.