Tôi lớn lên trong một gia đình tuyệt vời. Tôi không nhớ được việc bố mẹ tôi chỉ trích bất kỳ ai. Bạn có thể tưởng tượng sự chuyển đổi mà tôi đã phải thực hiện khi tự mình thoát ra và bắt đầu nhận được những lời chỉ trích gay gắt từ những người xung quanh. Trên thực tế, một trong những rào cản cảm xúc khó khăn nhất mà tôi phải đối mặt là xử lý những lời chỉ trích. Quy trình bốn bước sau đây đã giúp ích tôi rất nhiều.
1. Thấu hiểu bản thân
Khi mới bắt đầu sự nghiệp của mình, tôi luôn muốn làm vui lòng tất cả mọi người. Tôi đã mất vài năm để nhận ra rằng nếu tôi dẫn đầu, chắc chắn sẽ có những quyết định khó khăn khiến một số người khó chịu. Tôi tự hỏi bản thân: Tôi muốn làm cho mọi người vui hay tôi thực sự muốn lãnh đạo? Tôi hiểu rõ rằng, trước tiên mình cần phải “biết bản thân là ai”.
Trong những năm qua, mọi người đã cố gắng giúp tôi thấu hiểu bản thân mình. Họ thường bắt đầu bằng cụm từ: "Tôi sẽ nói với bạn điều gì đó vì lợi ích của bạn." Tôi đã phát hiện ra rằng, họ dường như không bao giờ có điều gì tốt để nói với tôi! Tuy nhiên, chính những cuộc trò chuyện này đã giúp tôi thấy được nhiều điều về bản thân, đặc biệt là phát hiện ra nhiều điểm yếu của mình. Tôi nhận ra rằng những gì tôi cần nghe nhất thường là những gì khó nghe nhất. Một số người thành công từng bước vào cuộc đời tôi để dạy tôi điều gì và đó hầu như là lời chỉ trích.
2. Thay đổi bản thân
Trong quá trình xử lý những lời chỉ trích một cách hiệu quả, tôi không chỉ cần thấu hiểu bản thân mà còn phải thay đổi chính mình. Dưới đây là những câu hỏi tôi tự đặt ra để xác định xem những lời chỉ trích mang tính xây dựng hay phá hoại:
- Ai đã chỉ trích tôi?: Những lời chỉ trích bất lợi từ một người khôn ngoan đáng được mong đợi hơn là sự tán thành nhiệt tình của một kẻ ngu ngốc.
- Nó đã được đưa ra như thế nào?: Những lời nói đó có phải là phán xét hay chúng mang lại cho tôi lợi ích của sự nghi ngờ? Nói cách khác, tinh thần mà lời chỉ trích được đưa ra là gì?
- Tại sao nó được đưa ra?: Nó được đưa ra để gây tổn thương hay vì lợi ích của tôi?
Bất kể lời chỉ trích đó có chính đáng hay không, tôi đã phát hiện ra rằng thái độ của tôi đối với những lời tôi không muốn nghe sẽ quyết định việc tôi trưởng thành từ chúng hay bị chúng dày vò. Vì vậy, tôi xác định mình không được phòng thủ khi bị chỉ trích, mà phải tìm kiếm sự thật, thực hiện những thay đổi cần thiết để đi đến đích.
3. Chấp nhận bản thân
Sự trưởng thành đôi khi mang ý nghĩa là: Khả năng gắn bó với công việc cho đến khi nó hoàn thành; khả năng thực hiện công việc mà không bị giám sát; khả năng mang theo tiền mà không cần tiêu; và khả năng chịu đựng sự bất công mà không muốn nhận được phần thưởng công bằng. Sự trưởng thành cũng cho phép tôi chấp nhận bản thân mình, đó là bước đầu tiên để trở thành một người tốt hơn.
Leo Buscaglia khuyên: “Điều dễ dàng nhất trên đời là được làm chính mình. Điều khó khăn nhất là người khác muốn bạn trở thành người như thế nào”. Nếu bạn lo lắng về những gì mọi người nghĩ về bạn, đó là bởi vì bạn tin tưởng vào ý kiến của họ hơn những gì bạn có. Như Judith Bardwick đã nói: "Sự tự tin thực sự đến từ việc thấu hiểu và chấp nhận bản thân - những điểm mạnh và hạn chế của bạn - trái ngược với việc phụ thuộc vào sự khẳng định từ người khác."
4. Quên đi chính mình
Ta hay bị đánh giá của người khác về mình là cho lo lắng. Nhưng khi ta vào tuổi trung niên, ta sẽ hiểu: Thế giới không còn chú ý nhiều đến bản thân ta nữa. Triết lý này cho phép chúng ta bình tâm để tiếp nhận những lời chỉ trích. Chúng ta hết sợ bị chế nhạo khi ta “quên đi chính mình”. Một trong những câu nói yêu thích của tôi là: “Phúc cho những ai có thể tự cười vào bản thân mình. Họ sẽ không bao giờ ngừng được giải trí”. Trong nhiều năm, tôi đã tự cười nhạo bản thân vì những điều ngu ngốc mà tôi đã làm trong suốt cuộc đời mình.
Khi nói đến những lời chỉ trích, điều quan trọng trước tiên là phải hiểu rằng một nửa những điều mọi người nói về ta là đúng sự thật. Thế nên, chỉ cần cười và chấp nhận nó, rồi thay đổi. Còn nửa kia họ nói về ta thì không. Họ chỉ đang tiết lộ những vấn đề trong cuộc sống của chính họ.
Kết: Nếu ta hiểu rõ bản thân mình, ta sẽ biết mình giỏi và kém cái gì. Bắt đầu thay đổi những điều cần thiết. Những lời chỉ trích sẽ không bao giờ dừng lại, nhưng nếu ta có thể đi đến giai đoạn thứ tư này, chúng sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của ta nữa. Và “quên đi chính mình” là bài học lớn nhất của tôi.
* Bài viết của Tiêu Dao chia sẻ tại box Cafe Danner
Người có trí tuệ thông minh cảm xúc cao thường dễ thành công hơn trong cuộc sống, nếu bạn có chia sẻ về EQ , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Facebook - bình luận