x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Bom tấn

4 chuyện tình trong Mình Yêu Nhau Đi: Tôi mê nhất cặp đôi Suer và Ja

Bánh Đúc 11:00 - 14/10/2022

Nhắc đến tình yêu, mình nghĩ sẽ có khá nhiều định nghĩa và cách nhìn khác nhau về nó. Chính điều này, nên khi chuyển thể lên màn ảnh rộng, mình thấy Mình Yêu Nhau Đi không hề gói gọn vào một định nghĩa nhất định, mà nhà làm phim còn đưa ra hẳn 4 câu chuyện với 4 cặp đôi, đại diện cho những định nghĩa khác nhau về tình yêu.

Khom và Jing

Mở đầu cho chuỗi chuyện tình này đó là cặp đôi của Khom và Jing. Câu chuyện của cả hai được bắt đầu từ một vụ cá cược giữa Khom và bạn anh. 

Cả hai trước đó đều là người xa lạ, sống ở hai căn hộ đối diện nhau, biết đến nhau trong một lần Khom điều khiển chiếc fly cam để giao trà sữa, nhưng Jing lại ngỡ rằng anh là kẻ biến thái và có ý đồ xấu xa nên đã phá hủy chiếc fly cam đắt tiền của mình.

Chính vì vậy, Khom cùng bạn thân mình cá cược việc tán tỉnh Jing. Có thể thấy câu chuyện được đặt trong bối cảnh thời kỳ cách ly, đúng kiểu “rảnh rỗi sinh nông nổi” khiến Khom và bạn anh nghĩ ra trò đùa này. Vô tình nó lại khiến Khom dần nảy sinh cảm xúc với Jing, mặc dù bản thân anh đã có bạn gái.

Mình nghĩ để mô tả sự trớ trêu này của Khom và Jing, không câu nào hợp lý hơn “đúng người sai thời điểm”. Mình thấy được cả hai đã có khoảng thời gian thật sự hạnh phúc với nhau dù chỉ là 1 tuần. Chuyện tình của hai người khiến mình tin rằng hạnh phúc luôn ở quanh ta, đôi khi tình yêu lại xuất phát từ những thứ ở gần mình nhất.

Dù rằng đến cuối cùng cả hai không thể đến được với nhau, cái “vuốt má” của Jing dành cho Khom cũng xem như là sự trừng phạt khi anh lấy tình cảm của cô ra làm trò đùa. Điều này mình đánh giá cũng khá thiết thực vì hình tượng như Khom được xem là một “trap boy” trong thời đại ngày nay.

Ter và Chayen

Là chuyện tình “thanh xuân vườn trường” duy nhất trong 5 chuyện tình của Mình Yêu Nhau Đi. Cảm xúc của mình dành cho câu chuyện của Ter và Chayen lại không quá ấn tượng, thậm chí mình lại thấy nó có phần hư cấu. Đặc biệt cả hai đều là người thầm thương trộm nhớ đối phương, tưởng rằng kết cục viên mãn nhưng lại bị chính wifi làm ngăn cản.

Xét ở góc độ điện ảnh, mình lại không thể phủ nhận sự dễ thương của cặp đôi Ter và Chayen, nhưng để nói về “chemistry” thì mình đánh giá họ chưa thực sự xuất sắc bằng Khom và Jing ở câu chuyện đầu tiên.

Mặt khác nếu để nói về thông điệp, thì mình nghĩ chuyện tình của Ter và Chayen lại được nhà làm phim đưa ra nhiều thứ khiến mình suy ngẫm. Đặc biệt Ter là một cậu học sinh ngổ ngáo nhưng lại có tấm lòng nhân hậu và sẵn sàng giúp đỡ người khác, có một phân đoạn cậu ngồi nói chuyện với mẹ và hỏi rằng cách bà định nghĩa về tình yêu.

>>> Xem thêm: Smile - Cười: Giải mã nguồn gốc nụ cười bí ẩn và cái kết phim

Tình yêu thực sự đến từ những điều nhỏ bé làm cho nhau mỗi ngày, còn tình yêu ngọt ngào lãng mạn như phim ảnh thì giả trân” - mẹ Ter chia sẻ. Điều này khiến mình thấy cách làm của Chaiyen đối với cậu được xem là cô sẵn sàng bước chân vào thế giới của Ter, điển hình là nhờ Ter chăm sóc bà giúp mình, chụp lại mọi khoảnh khắc của Ter, ngay cả lúc cậu xấu xí nhất.

Aod và cô gái bí ẩn

Là chuyện tình mang tính “viễn tưởng” và có phần “ngoằn ngoèo” nhất bởi cô gái bí ẩn mà Aod phải lòng, lại chính là em gái của cậu. Điều đó nhằm ám chỉ điều gì?

Theo mình nghĩ, với câu chuyện thứ 3 có lẽ nhà làm phim sợ rằng người xem đã quá chán nản với những ngôn tình ngọt ngào, nên thay vì đưa ra góc nhìn về tình yêu nam nữ, thì mình thấy họ lại sử dụng tình yêu nam nữ để làm nổi bật tình cảm gia đình.

Điển hình là sự xuất hiện của cô gái bí ẩn, dù thân phận có thật sự là Ing hay bất kỳ ai khác, mình thấy vai trò của cô nàng cực kỳ quan trọng đối với Aod. 

Bởi Aod luôn bất chấp mọi cách để kiếm tiền nhằm trả viện phí cho mẹ, ngay cả việc cậu đua xe. Nhưng khi cô nàng cảnh cáo về việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh mạng của cậu, Aod liền thay đổi ý định và từ bỏ việc đua xe.

Điều đó khiến mình nghĩ rằng nếu không có cô gái này, có lẽ Aod sẽ không bao giờ có cơ hội sống lần nữa. Hơn hết cá nhân mình cảm nhận rằng, truyện thứ ba không xoáy sâu vào tình cảm nam nữ, mà đó là tình cảm gia đình.

Suer và Ja

Một trong những chuyện tình mình thích nhất đó là cặp đôi của Suer và Ja ở tiểu phẩm cuối cùng. Là một nhân viên chuyên trực ca đêm tại cửa hàng tiện lời, Suer đã phải lòng Ja. Trớ trêu thay cô lại có cảm tình với chàng bác sĩ, khiến anh một phen hụt hẫng.

>>> Xem thêm: Giải mã cái kết Em Yêu, Đừng Sợ: Nữ chính thoát khỏi thế giới mô phỏng

Chính việc say nắng Ja cũng như nhận ra tình cảm thật sự của mình, Suer sẵn sàng làm mọi thứ để bày tỏ tình cảm của mình. Xuyên suốt thời lượng mình thấy Suer không hề tỏ tình với Ja, nhưng anh lại chọn cách hành động. Rõ ràng điều này chứng minh cho mình thấy được khi yêu đừng nói, mà hãy thể hiện.

Ngoài ra, Suer còn chứng minh bản thân mình không hề thua kém Ja, anh quyết định từ bỏ công việc tại cửa hàng tiện lợi, phấn đấu học để trở thành một nha sĩ. 

Dù rằng sau này mình không rõ là Suer và Ja có đến được với nhau hay không, nhưng chính nụ cười của Ja dành cho Suer ở cuối phim khi họ gặp nhau tại phòng khám của anh, cũng ngụ ý cho mình biết được cô luôn xem trọng anh.

Như vậy, với 4 cặp đôi qua ngòi bút của Diaw và Bua trong Mình Yêu Nhau Đi, mình ấn tượng và đánh giá cao cặp đôi của Suer và Ja ở truyện cuối cùng. Bởi nó không chỉ dừng lại ở mối tình nam nữ bình thường, mà hơn hết là sự phấn đấu của một người để bày tỏ tình cảm của họ đến đối phương. Điều này chứng minh cho mình thấy rằng khi yêu không cần thể hiện bằng lời nói, mà chính là hành động.

* Bài viết của Bánh Đúc chia sẻ tại box Phim khác

Những thông tin giải mã về loạt phim tình cảm Thái Lan , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Mình Yêu Nhau Đi? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.