x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

4 lỗ hổng trong Cù Lao Xác Sống: Tạo hình mất điểm, kịch bản chưa tốt

Lọ Lem 16:00 - 08/09/2022

Trước sự bão hòa của dòng phim thị trường, dường như các nhà làm phim Việt đang nỗ lực tìm ra một hướng đi mới để lấy lại cảm tình của khán giả. Chính vì vậy, mình thấy chỉ trong năm 2022, phim Việt đã có nhiều “phép thử” nhưng dường như phép thử nào cũng “fail” vì thiếu đi sự logic và nghiên cứu kỹ càng khi bước ra khỏi vòng an toàn. Cù Lao Xác Sống là một minh chứng rõ nét cho điều này. 

Cùng mình điểm qua một số lỗ hổng đáng tiếc trong Cù Lao Xác Sống nhé!

Thiếu sự nghiên cứu về tạo hình và nguyên lý hoạt động của zombie

Không phải chỉ cần hóa trang bê bết siro đỏ, tạo hình ghê rợn cùng với những dáng đi xiêu vẹo là có thể trở thành thây ma được. Mình thấy rằng nhà làm phim đang quá xem nhẹ cách tạo hình nhân vật. Những tạo hình lộn xộn, không đồng nhất và “muốn làm sao thì làm” đã tạo nên một tập thể zombie không thể hỗn tạp hơn. 

Lúc thì zombie có hình thù như con người bình thường, vẫn mặc trang phục áo bà ba nhưng chỉ bị biến dị khuôn mặt. Lúc thì zombie chỉ như bộ xương di động trong một số game online mà mình thường thấy. 

Thế nhưng điều đáng nói ở đây là nó hoàn toàn xuất hiện một cách ngẫu nhiên chứ không hề có một cách giải thích nào. Khởi nguồn của đại dịch cũng chỉ được giới thiệu qua loa là ở trên thượng nguồn sông Mekong đổ xuống. Mặc dù mỗi lần xuất hiện là cả bầy nhưng zombie lại khá nhạt nhòa với mình. Họ cũng chỉ tràn vào cấu xé và thủ tiêu con mồi chứ không có điểm gì đặc biệt. 

Điều làm mình cảm thấy thất vọng là trong xuyên suốt 100 phút của bộ phim, những người dân chỉ biết tháo chạy chứ không ai để ý tìm hiểu nguyên lý hoạt động của zombie để đối phó với nó một cách “thông minh” hơn. Thứ mình nhìn thấy trong Cù Lao Xác Sống chỉ toàn là những con người bất lực trước thời cuộc. Những gì họ có thể làm: một là đánh trả, hai là hy sinh để giải vây cho người khác. 

Thật ra không phải là không biết được nguyên lý hoạt động của zombie, mà mình thấy là do phim cài cắm một cách rất phí và vô lý. Có hai đặc điểm của zombie mà mình thấy được.

Một là khi hai nhân vật do Xuân Nghị và La Thành thủ vai ở trong ngôi nhà hoang, khi đó có một con zombie xuất hiện, La Thành lập tức quay ngoắt qua hôn Xuân Nghị cho anh bớt la. Lúc đó zombie bỗng nhiên khựng lại vì không nghe thấy tiếng nữa. Vậy nên mình nghĩ có thể là zombie không nhìn thấy đường nên không thể định hướng được, chúng chỉ nghe thấy âm thanh và đi theo. Điều này cũng được khẳng định lại qua một phân cảnh khác, khi Dũng và Thư thấy zombie đã la lên và dụ chúng đi hướng khác.

Điều thứ hai, vẫn là cặp đôi La Thành, Xuân Nghị trong ngôi nhà hoang đó. La Thành đã cắt tay Xuân Nghị để lấy siro đỏ và nói rằng: “Anh không nhớ là zombie rất thích má.u tươi sao”. Thích siro tươi cũng đồng nghĩa với việc chúng thích ăn thịt động vật sống. Cảnh mở đầu của Cù Lao Xác Sống, ông nội bé Na cũng dụ chúng bằng một con vịt tươi để chúng giành giật ăn mà không để ý xung quanh rồi bỏ trốn. 

Vậy thì câu hỏi mình đặt ra ở đây là tại sao có những người nắm được nguyên lý hoạt động của zombie nhưng lại không làm như vậy để dụ chúng mà chỉ biết “trốn chạy hay chờ ch.ết” như câu tagline của phim?

Đường dây câu chuyện “đụng đâu làm đó”

Dù biết là câu chuyện sinh tồn và chắc chắn sẽ có nhiều điều bất ngờ xảy ra nhưng những gì mình nhìn thấy trong Cù Lao Xác Sống lại chẳng tuân theo một logic nào cả. Mọi thứ đều rất ngẫu hứng, không có một sự gieo trồng nào nhưng hễ muốn gặt là có sẵn để gặt.

Giống như việc đang gặp nguy hiểm, đột nhiên xuất hiện người tốt đến cứu hay bị zombie bao vây đến vậy mà vẫn an toàn. Cù Lao Xác Sống chỉ cho mình thấy được điểm đầu và điểm cuối, còn những điều mình thắc mắc nhất là “tại sao lại như vậy” thì phim giấu nhẹm đi. 

 >>> Xem thêm: Giải mã tất tần tật chi tiết còn bỏ ngỏ trong Beast - Quái Thú

Chính vì thế mọi tình tiết trong Cù Lao Xác Sống đều rất vô lý và dày đặc tính sắp đặt với mình. Mình cũng chẳng thấy những nhân vật trong phim suy tính một điều gì cả, họ cũng chỉ “đụng đâu làm đó”. Từ nhân vật chính đến nhân vật phụ, chẳng ai cho mình niềm tin rằng họ có khả năng chiến thắng cơn đại dịch này cả. 100 phút của bộ phim chỉ đưa mình đi từ nỗi tuyệt vọng này đến tuyệt vọng khác. Cứ mỗi lần zombie xuất hiện lại có một người phải hy sinh, cứ như vậy mà triệt tiêu dần. 

Kịch bản dìm dàn diễn viên thực lực

Cù Lao Xác Sống có sự xuất hiện của hàng loạt từ những diễn viên tên tuổi, thực lực đến những diễn viên trẻ cũng từng góp mặt trong nhiều dự án điện ảnh như nghệ sĩ Thanh Hằng, nghệ sĩ Tấn Thi, Huỳnh Đông, Ốc Thanh Vân, Hoàng Mèo, Xuân Nghị, La Thành,...Thế nhưng rất tiếc một điều, kịch bản Cù Lao Xác Sống đang dìm diễn viên đến nỗi tạo ra những phân cảnh kỳ cục. 

Huỳnh Đông là diễn viên chính nhưng lại không cho thấy được khả năng của nhân vật, chìm nghỉm trong hầu hết mọi cảnh quay. Trong khi mình đang cảm thấy rất ấn tượng với vai diễn của Huỳnh Đông trong bộ phim truyền hình Duyên Kiếp thì Cù Lao Xác Sống lại khiến mình cảm thấy vô cùng hụt hẫng trước một nhân vật được xây dựng quá qua loa và không thể hiện được gì.

Ốc Thanh Vân thì bị lời thoại bán đứng tạo nên những đoạn hội thoại nghe khó tin. Xuân Nghị và La Thành tấu hài trong phim bất chấp hoàn cảnh nên thành ra lại vô duyên. 

Hai nghệ sĩ Thanh Hằng và Tấn Thi diễn ra được nét chân chất, thật thà, rộng lượng của người dân Cù Lao nhưng lại bị “ép” chen vào những đoạn cải lương rất không hợp hoàn cảnh nên không thấy được giá trị của nó. Nhiều cảnh lại lạm dụng những đoạn hát quá đà khiến cho mọi thứ trở nên khiên cưỡng. 

Sự trốn tránh trong việc gỡ nút thắt do chính mình tạo ra

Với một kịch bản quá nhiều điểm yếu, điểm vô lý, lộn xộn như Cù Lao Xác Sống, thứ mình cần chính là một sự lý giải rõ ràng mọi thứ và đi đến một kết thúc. Thế nhưng Cù Lao Xác Sống lại trốn tránh việc gỡ nút thắt do chính mình tạo ra bằng cách kết phim vội vàng và hứa hẹn trở lại ở phần 2. 

Trong khi bé Na đang gặp nguy hiểm vì bị Bảy Hoa bắt để chơi với bé My - một đứa bé đã bị zombie cắn và trở thành thây ma; Dũng và Thư bị kẹt lại không biết sẽ ra sao; mẹ Nghĩa Hiếu thì hy sinh để những người còn lại chạy trốn thì Cù Lao Xác Sống lại cắt cái rụp. 

Nếu ra phần 2, mình không biết liệu rằng Cù Lao Xác Sống có thể giải thích hết được những khúc mắt của mình không. Và thực sự là không biết ekip phim đang thực hiện chiến lược gì khi chọn một bước đi mạo hiểm như vậy. 

Những sự khiên cưỡng trong việc lồng ghép yếu tố bản địa

Lấy bối cảnh miền Tây sông nước ở vùng Cù Lao và chọn đối tượng chính trong câu chuyện là những người nông dân, Cù Lao Xác Sống đã rất cố để lồng ghép yếu tố bản địa vào đó. Thế nhưng, thực sự mình thấy những nỗ lực này đã phản tác dụng hoàn toàn vì quá khiên cưỡng.

Ví dụ như phân cảnh ba của Công quát mắng anh vì thấy người gặp nạn nhưng không cứu rồi nói rằng người Cù Lao rộng lượng, thật thà, không bỏ rơi ai bao giờ hay Dũng nói với Thư anh là đứa trẻ mồ côi, nhờ ơn bà con mà lớn lên nên khi xóm làng gặp nạn phải cứu giúp. Tất cả chỉ được nói ra bằng lời và quá thẳng nên mình lại cảm thấy thiếu tự nhiên. 

Gia đình Nghĩa Hiếu - diễn viên Trần Phong và Lê Lộc thủ vai cũng cố gắng chỉnh sửa phát âm và điều chỉnh giọng điều cho nghe ra giọng miền Tây nhưng thật sự thì nhìn vào đã cảm thấy hơi “giả”. 

 >>> Xem thêm: Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Cốt truyện của Cù Lao Xác Sống cũng không có gì phức tạp, chỉ đơn thuần là cuộc tháo chạy của những con người xa lạ vô tình gặp được nhau trên đường đi. Ngoài những cảnh nghỉ giải lao chêm vào đó câu chuyện bên lề của nhân vật thì còn lại cũng toàn là cảnh thây ma xuất hiện và uy hiếp con người. Với một kịch bản đầy lỗ hổng và cách tạo hình giả trân như trong Cù Lao Xác Sống, thực sự mình khó để tìm ra được một điểm sáng nào. 

* Bài viết của Lọ Lem chia sẻ tại box Phim Việt

Nếu bạn quan tâm đến tin tức mới nhất về những bộ phim sắp chiếu , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Cù Lao Xác Sống? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.