x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo 14:30 - 22/12/2023

Tiếp sau sự thành công của mini-series Tết Ở Làng Địa Ngục, Kẻ Ăn Hồn đang trở thành tác phẩm điện ảnh được mong chờ nhất vào dịp cuối năm 2023. Với những kỳ vọng lớn, rất nhiều khán giả mong bộ phim này sẽ tạo ra bước đột phá cho điện ảnh Việt, đi ra khỏi lối mòn của các tác phẩm kinh dị trước đó, đa phần chỉ toàn lạm dụng những phân đoạn hù dọa bất ngờ để làm khán giả thót tim, thiếu đi chiều sâu.

>>>Xem thêm: Kẻ Ăn Hồn: Mang sứ mệnh lấy lại niềm tin của khán giả Việt

Và sau khi đã xem xong Kẻ Ăn Hồn, tôi ngẫm nghĩ lại mới thấy bộ phim có quá nhiều điểm thú vị và đặc biệt nhất có lẽ là việc đưa trò chơi ma sói lên màn ảnh rộng. Chắc mọi người đã không còn xa lạ gì với ma sói – một board game vô cùng phổ biến, ở làng địa ngục thì trò chơi này cũng đang được diễn ra, nhưng cái giá phải trả có vẻ là quá đắt.

Con ma sói của làng địa ngục chính là Thập Nương (Lan Phương). Sau biến cố năm xưa, cô nàng đã nuôi lòng thù hận và hòng luyện được rượu sọ người để sai khiến âm binh, trả thù những người dân ở làng địa ngục. 

Những sự ra đi đầy bí ẩn trong làng được Thập Nương “mượn tay” ai đó để thực hiện âm mưu, nhưng làm sao có thể dễ dàng phát hiện ra được, thế là cứ từng người, từng người phải nằm xuống mà chẳng ai rõ nguyên nhân. Dường như mục đích luyện rượu sọ người bỗng trở thành “nhân vật phụ” khi mục đích chính của kẻ giật dây dần được phơi bày ra ánh sáng là gây xáo trộn, tạo ra những mâu thuẫn giữa những người dân của làng địa ngục.

Mỗi khi có người phải bỏ mạng thì bên cạnh họ lại xuất hiện một “chữ ký” đặc biệt là con rối bị mất đi bộ phận nào đó, điều này như để khẳng định chỉ có một “con sói” duy nhất đang thực hiện tất cả, nhiệm vụ của dân làng là phải tìm ra nó và thật không may chính điều này đã làm họ phải ngờ vực lẫn nhau.

Mặc dù là một bộ phim kinh dị nhưng các yếu tố khác như: trinh thám, cổ trang,… của Kẻ Ăn Hồn được cân bằng một cách hoàn hảo. Với mở đầu là một đám cưới nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng nhịp phim được tăng lên dần đều cùng những sự kiện ma mị đang xảy ra xung quanh làng rồi chốt hạ bằng màn đối đầu đầy kịch tính.

Một màn kịch lớn được sắp đặt, người dân làng địa ngục bỗng hóa thành những con rối bị giật dây để họ nghi ngờ rồi đặt điều cho nhau. Tiết tấu chậm ở đầu phim có vẻ đã vô tình để lại một điểm trừ là sự dàn trải ở phần giữa của câu chuyện, nhưng càng đến cuối, khi mọi thứ đã vào guồng và nhịp độ nhanh dần thì khán giả sẽ càng xem càng cuốn, tự biến mình thành “dân làng” để tham gia vào trò chơi ma sói ở làng địa ngục.

Rõ ràng sự thành công của Tết Ở Làng Địa Ngục đã gián tiếp “nâng bước” cho Kẻ Ăn Hồn và còn mang được cả trò chơi ma sói lên màn ảnh rộng một cách mượt mà đến vậy. Tác phẩm đã thay đổi toàn bộ cái nhìn của khán giả về phim kinh dị Việt, Kẻ Ăn Hồn không lạm dụng những màn hù dọa bất ngờ mà tập trung vào đi tìm chân tướng kẻ luyện rựợu sọ người với cú lật bất ngờ.

Bộ phim khơi dậy nỗi sợ hãi cho từng khán giả bằng chính câu chuyện của phim với không gian quen thuộc là làng Việt, cùng những văn hóa truyền thống được lồng ghép một cách khéo léo. Từ bộ cổ phục được đầu tư chỉn chu đến bài vè dân gian được biến tấu cho mạ mị và trở thành “xương sống” cho cốt truyện của phim.

Mạch cảm xúc của khán giả cũng được đẩy lên cao trào một cách từ từ, chậm rãi nhưng xuyên suốt diễn biến phim chứ không hề bất thình lình cứ chạm đỉnh rồi lại rớt đáy tạo ra hụt hẫng. Mọi phân đoạn kinh dị đều ở mức vừa phải, làm khán giả sợ bằng biểu cảm, diễn xuất của người diễn viên và tôi rất ấn tượng với diễn xuất của chị Lan Phương khi vào vai Thập Nương phải nói là sởn gai ốc luôn.

Cũng vì những yếu tố đó mà tôi “lụy làng”, bắt đầu mê những văn hóa truyền thống được đưa vào phim, có lẽ điều nuối tiệc nhất là chưa được xem một màn múa rồi vì người nghệ nhân đã “bay màu” mất rồi. Tôi thích cái cách đạo diễn Trần Hữu Tấn và NSX Hoàng Quân tận dụng tài nguyên văn hoá rất Việt Nam rồi kể câu chuyện kinh dị có màu trinh thám rất mới lạ.

>>>Xem thêm: Kẻ Ăn Hồn: Bước tiến trong thể loại kinh dị - tâm linh Việt

Với những thứ đã được liệt kê ra ở trên, Kẻ Ăn Hồn xứng đáng trở thành một “ứng cử viên”, một trải nghiệm thú vị cho những bạn yêu thích kinh dị, trinh thám, cổ trang và là một tín đồ của trò chơi ma sói vào dịp lễ Giáng sinh này.

* Bài viết của Lindo chia sẻ tại box Mọt phim Review

Nếu bạn cũng mê phim Việt , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Kẻ Ăn Hồn? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.

Lan Phương bụng bầu 6 tháng, rạng rỡ trong ngày ra mắt phim Kẻ Ăn Hồn

Vượt qua nhiều vòng kiểm định chặt chẽ, Kẻ Ăn Hồn cũng đã chính thức được công chiếu tại các rạp trong toàn quốc, phục vụ những fan của dòng phim kinh dị.