Trí tuệ và kinh nghiệm có thể được đúc kết qua thời gian và tháng năm. Điều tuyệt vời là ta có thể học được những bài học xương máu của người đi trước mà không cần trải qua những tổn thương, vấp ngã mà họ đã từng. Tất nhiên mỗi người đều mang cho mình những trải nghiệm riêng thực sự quý giá nhưng nếu không vấp phải những thử thách mà người khác đã đi qua, ta sẽ sống một cuộc đời tươi mới hơn, cùng những khoảnh khắc khác biệt nhất.
1. Tiền không bao giờ giải quyết được những vấn đề thực sự
Tiền là một loại công cụ, một dạng phương tiện có thể dùng để đổi lấy sự thoải mái và tự do mà chúng ta muốn. Nhưng nó không phải là “thuốc trị bách bệnh” cho những rắc rối xuất phát từ “bên trong”. Sự thật là có rất nhiều người giàu sống dưới tiêu chuẩn mà xã hội đặt ra. Họ vẫn vui vẻ, hạnh phúc với những vật chất tầm thường mà bản thân sở hữu bởi điều đặc biệt đối với họ là “biết đủ”. Và bên cạnh đó, vẫn có không ít “trưởng giả học làm sang”, sống xa xỉ trên mức cần thiết và có thể chịu đựng được với mức thu nhập trung bình.
Tiền nhiều cũng không thể mua được hạnh phúc đích thực.
Tiền có thể mua được một căn nhà tốt, một chiếc xe hơi sang xịn, những đôi giày lộng lẫy hay thậm chí là sự bảo hiểm và thoải mái, tiện nghi. Nhưng nó không thể hòa giải một mối quan hệ đang trên bờ vực đổ vỡ, một linh hồn cô đơn và sự hạnh phúc đến từ những người bạn chân thành nhất. Hạnh phúc không thể mua bán. Nếu ta còn kỳ vọng vào những thứ có thể “mua” để khiến bản thân thấy hạnh phúc hơn, ta sẽ không bao giờ chạm tay đến niềm hạnh phúc đích thực.
2. Ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người
“Tôi không biết làm cách nào để thành công, nhưng bí mật của thất bại chính là làm hài lòng người khác” – Bill Gates.
Bạn không cần mọi người phải đồng ý với suy nghĩ của mình hay thậm chí là không cần họ phải thích mình đang cảm thấy như thế nào. Quy luật của tạo hóa khiến chúng ta muốn được yêu thương, muốn được người khác thích, được tôn trọng và cảm thấy có giá trị. Nhưng nó không phải là điều cốt lõi tạo nên giá trị đạo đức và niềm hạnh phúc đích thực của chính bản thân mình. Bạn không lấy được bất kỳ sự công nhận nào từ người khác. Nó phải đến từ chính bên trong mỗi người.
Thất bại lớn nhất trong đời chính là cố gắng làm hài lòng người khác.
Hãy thành thật với tâm hồn. Trung thực với con người mình. Quyết đoán khi cần thiết, yêu cầu quyền được tôn trọng và tuyệt đối đừng đánh mất giá trị đạo đức. Tất cả những gì bạn có thể thực hiện chỉ là “đừng bao giờ làm hài lòng tất cả mọi người”.
3. Sức khỏe của bạn là tài sản đáng quý nhất
Sức khỏe là kho báu giá trị mà chúng ta không thể đong đếm. Hãy luôn học cách biết ơn, bảo vệ và nuôi dưỡng nó. Một sức khỏe tốt luôn bị lãng phí bởi tuổi trẻ trước khi chúng ta có cơ hội để biết ơn giá trị mà nó đem đến cho cuộc đời mỗi người.
Ta có xu hướng xem sức khỏe của mình sẽ mãi ở tình trạng tuyệt vời nhất, bởi vì nó…vẫn luôn ở đó. Ta không có bất kỳ một sự lo lắng cần thiết nào hay thậm chí là không hề có một suy nghĩ gì về việc bảo vệ nó…cho đến khi ta “buộc phải” làm bởi những loại bệnh tật khác nhau bắt đầu xuất hiện liên tục với tần suất dày đặc hơn. Vì thế, hãy quan tâm hơn đến thứ tài sản này từ bây giờ, nếu không muốn ôm một nỗi ân hận nào về sau.
Một sức khỏe tốt luôn bị lãng phí bởi tuổi trẻ .
4. Không phải lúc nào cũng sẽ nhận được những gì mình muốn
“Cuộc đời là những điều xảy ra ngoài dự kiến, trong khi bạn đang bận rộn thực hiện các kế hoạch khác của mình.” – John Lennon khẳng định. Bởi vì bất kể bạn có chuẩn bị kỹ càng như thế nào, làm việc cật lực ra sao, một vài điều chỉ là không thể hoạt động như cái cách mà bạn muốn. Và điều đó cũng…ổn thôi.
Chúng ta đều đặt ra kỳ vọng, đều tự xác định trước viễn cảnh tuyệt vời nhất mà cuộc đời mình sẽ diễn ra trong tương lai. Nhưng tuyệt nhiên, kết quả lại chẳng bao giờ như ý, một cách rất thường xuyên. Đôi khi, ước mơ và khát vọng không thể đi đến đích. Chúng ta buộc phải thay đổi nhận thức và chuyển hướng sang làm những việc lặt vặt khác trước khi tìm ra được hướng đi đúng nhất cho cuộc đời mình.
Cuộc sống không phải bao giờ cũng đối xử tốt đẹp với ta như cách mà ta trao đi cho người khác.
5. Không có gì phải xấu hổ khi ta “không biết”
Không một ai biết được tất cả và cũng chẳng có người nào sở hữu hết thảy những câu trả lời. Không có gì phải xấu hổ nếu bạn nói “tôi không biết”. Giả vờ trở nên hoàn hảo không khiến bạn thực sự hoàn hảo. Nó chỉ càng làm tăng thêm “sự hoàn hảo công nghiệp” trong hệ thống thần kinh của bạn thôi.
Chúng ta đều có chung một ý nghĩ về việc xấu hổ và việc bị chê bai khi nói không biết. Nhưng thực tế là ta không thể hiểu rõ tường tận được sự vận hành của thế giới trong những khía cạnh nhất định. Vì thế, đừng ngần ngại nói không, đừng xấu hổ khi mắc lỗi. Ta học được bằng cách dấn thân và bước tiếp. Đó chính là cuộc sống.
Giả vờ trở nên hoàn hảo không khiến bạn thực sự hoàn hảo.
6. Tình yêu cao cả hơn một thứ gọi là “cảm giác” - Đó là sự lựa chọn
Càm xúc và niềm vui sẽ bùng nổ mãnh liệt vào thời điểm ban đầu. Niềm đam mê và tình yêu theo liền ngay sau đó. Nó tăng nhanh và không kéo dài lâu. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể mưu cầu một tình yêu lâu dài.
Tình yêu không chỉ là một loại cảm xúc nhất thời, nó là một chuỗi những lựa chọn và quyết định mà ta thực hiện mỗi ngày. Chúng ta học cách sống tốt, tôn trọng, giúp đỡ, bao dung và tha thứ. Ta biết rằng để duy trì một tình yêu hạnh phúc và bền vững thì cần rất nhiều sự xây dựng, đặc biệt là phải để những gì tiêu cực qua đi.
Tình yêu bao dung còn cao cả hơn một loại cảm giác. Đó là sự lựa chọn.
Một mối quan hệ lâu dài đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, công sức. Đôi khi, nó dễ, và cũng nhiều khi điều này thực sự quá khó khăn. Nhưng sau tất cả, tình yêu phụ thuộc rất nhiều vào cách ta chọn cho mình lẽ sống với người bạn đời bên cạnh, thấu hiểu những suy nghĩ và cảm xúc nhất thời của đối phương.
7. “Viễn tưởng” là một điều tuyệt diệu
Thực tế thì khi chúng ta lo lắng hay buồn giận, đó là bởi ta đang bị mất đi cái nhìn vào tương lai tốt đẹp hơn. Mọi thứ xảy ra xung quanh cuộc đời ta tưởng chừng như thực sự to lớn, thật quan trọng , “tiếp tục hay là chết”… Nhưng không hẳn vậy. Trong một bức tranh toàn cảnh về vũ trụ, điều mà bạn nghĩ rằng như thể không vượt qua nổi, cũng chỉ là một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà thôi.
Sau này nhìn lại, bạn sẽ nhận ra rằng, điều mà mình nghĩ rằng như thể không vượt qua nổi hoá ra chũng chẳng là gì.
Một cuộc tranh đấu mà ta đang phải gánh vác trách nhiệm, một công việc yêu thích nhưng không thể có được, sự thật hay ảo tưởng, những việc xảy ra không như kỳ vọng, vài thứ ta muốn mà không thể có… Hầu hết đều không còn là vấn đề trọng đại trong vài chục năm sau. Thật khó khăn để nhìn vào một tương lai xa trong khi ta chỉ đang sống ở hiện tại, nhưng trừ phi ta không còn hi vọng, hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên, và bước tiếp.
8. Đừng xem tất cả là điều hiển nhiên
Chúng ta thường không rèn cho mình một đức tính là “tập biết ơn” cho đến khi những điều tốt đẹp bắt đầu tan biến. Nó bao gồm sức khỏe, gia đình, bạn bè và những người thân thiết, của cải vật chất và tiền bạc, sự nghiệp hay công danh địa vị… Ta đều nghĩ rằng: ngày mai nó vẫn sẽ ở đó.
Hãy học cách biết ơn từ những điều nhỏ nhất.
Khi chúng ta còn trẻ, bố mẹ như thế vẫn sẽ luôn bên cạnh ta mọi lúc, mọi nơi khi cần, nhưng không hẳn. Ta nghĩ rằng mình còn vô số cơ hội và ngày tháng thì dài rộng biết bao, để có thể gặp lại một người bạn cũ, để dành thời gian cho những người thân yêu, nhưng cũng không hẳn thế. Ta sẽ lại có một chút tiền để tiêu, một chút để dành dụm và cũng một chút để đầu tư cho tương lai vào những tháng, những năm tiếp theo của cuộc đời. Nhưng…
Không có gì trong đời là hiển nhiên hoặc sẽ mãi ở đó vào ngày mai, kể cả những người bạn yêu thương nhất. Đó là vô thường. Và hãy học cách biết ơn. Đây là bài khó nhất nhưng lại quan trọng nhất trong số tất cả và nếu bạn được học nó sớm, cuộc đời sẽ trở nên bình an hơn nhiều.
Facebook - bình luận