x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

Bạn có biết: Marvel và DC từng tranh chấp cái tên Captain Marvel

SEIZEDIX 19:30 - 02/03/2022

Được chuyển thể sang phiên bản điện ảnh vào năm 2019, thế nhưng Shazam đã là một trong những siêu anh hùng nổi tình vào những năm 40. Thế nhưng, ít ai biết rằng nhân vật này ban đầu được gọi là Captain Marvel - tên của siêu anh hùng đình đám nhà Marvel. Hãy cùng mình tìm hiểu về mối quan hệ giữa hai nhân vật này nhé.

Shazam có thuộc sở hữu của Marvel?

Shazam chưa bao giờ thuộc về Marvel Comics. Tuy nhiên, nhân vật này cũng không thuộc DC vào những năm đầu ra mắt. Anh ban đầu được gọi là Captain Marvel khi mới ra mắt vào năm 1939, được xuất bản bởi Fawcett Comics. Tuy nhiên, hãng truyện tranh này đã phải đối mặt với một số rắc rối vì DC cho rằng đây chỉ là một bản sao của Superman. Mọi thứ càng căng thẳng hơn khi Captain Marvel bán được nhiều bản hơn Superman trong suốt những năm 40.

Năm 1953, Fawcett Comics ngừng xuất bản Captain Marvel. Nhân vật này cũng vắng bóng trong suốt những năm 60 - thời đại mà truyện tranh lên ngôi vì hãng truyện tranh không được phép xuất bản bất cứ ấn phẩm nào liên quan đến nhân vật này. Đến năm 1972, hãng đã ký một thỏa thuận cấp phép cho phép DC sử dụng Captain Marvel và DC đã mua tất cả bản quyền của Captain Marvel để biến nhân vật này thành tài sản của riêng mình.

Tại sao DC đổi tên Captain Marvel thành Shazam?

Như đã nói ở trên, Shazam từng được gọi là Captain Marvel trong những năm đầu ra mắt. Ngay từ khi DC mua lại bản quyền nhân vật này, anh vẫn được gọi là Captain Marvel. Vậy tại sao hãng phim cuối cùng lại đổi tên siêu anh hùng này thành Shazam? Đó là vào những năm 1950, Fawcett Comics đã ngừng tất cả các ấn phẩm liên quan đến Captain Marvel do một vụ ồn ào. Theo đó, công ty không được phép phát hành hay sử dụng tên Captain Marvel.

Năm 1967, Marvel Comics đã tạo ra Captain Marvel của riêng mình vì Captain Marvel ban đầu không còn tồn tại. Ngoài ra, hãng cũng đã đăng ký cái tên Captain Marvel cho các bộ truyện tranh và đó là lý do tại sao Marvel có phiên bản Captain Marvel của riêng họ. Hãy lưu ý rằng phiên bản Captain Marvel này hoàn toàn khác với phiên bản gốc (điều này sẽ được mình giải thích kỹ hơn ở phần sau).

Năm 1972, DC đã giành được quyền xuất bản Captain Marvel gốc nhưng vì cái tên này đã được Marvel sở hữu, hãng buộc phải đổi tên anh thành Shazam - đó là từ mà Billy Batson hét lên mỗi khi cậu biến thành một anh hùng. Nhưng tên của siêu anh hùng vẫn là Captain Marvel. Vì đã sở hữu cái tên này, Marvel buộc phải xuất bản truyện tranh Captain Marvel nếu không họ sẽ mất bản quyền. Và đây cũng là lý do tại sao DC không bao giờ có thể sử dụng tên Captain Marvel cho truyện tranh.

Vì phiên bản DC của Captain Marvel được gọi nhiều là Shazam, hãng đã đổi tên nhân vật thành Shazam vào năm 2011. Như vậy, kể từ đó trở đi, cả tên truyện tranh và tên nhân vật đã chính thức thay tên đổi họ. Theo mình biết, tên Captain Marvel không còn được sử dụng trong bất kỳ truyện tranh nào của hãng siêu anh hùng này sau năm 2011.

Sự khác biệt giữa Captain Marvel của DC và Marvel

Về cơ bản, hai nhân vật này hoàn toàn không giống nhau và không có mối quan hệ nào ngoài tên gọi. Captain Marvel ban đầu là một người đàn ông đến từ hành tinh Kree, được cử đến Trái đất để do thám hành tinh này. Sau đó, biệt danh này được giao cho những nhân vật chẳng hạn như Monica Rambeau và Carol Danvers. Captain Marvel có khả năng siêu phàm do nguồn gốc, có sức chịu đựng, tốc độ, sự nhanh nhẹn và phản xạ vô cùng kinh ngạc. Siêu anh hùng này cũng có thể bay và điều khiển năng lượng.

Mặt khác, Shazam của DC (Captain Marvel gốc) là một cậu bé có thể biến hình thành siêu anh hùng. Anh hùng này sở hữu sức mạnh đến từ thầy phù thủy, người đã ban cho anh trí tuệ của Solomon, sức mạnh của Hercules, sức mạnh của Atlas, sức mạnh của thần Zeus, lòng dũng cảm của Achilles và tốc độ của Mercury. Tất cả sức mạnh kết hợp để tạo thành cái tên SHAZAM. Nói chung, cả hai siêu anh hùng này đều có sức công phá khá khủng.

DC có thể gọi Shazam là Captain Marvel không?

Trên thực tế, hãng siêu anh hùng đình đám này có thể gọi Shazam là Captain Marvel. Thế nhưng, DC không được phép sử dụng tên Captain Marvel khi đề cập đến tên truyện tranh và trên bìa truyện tranh. Vào một lần sử dụng cái tên này trong ấn phẩm ra mắt, Marvel đã gửi một yêu cầu ngừng xuất bản tới DC. Tuy nhiên, nếu không sử dụng trên bìa truyện tranh, hãng siêu anh hùng vẫn có thể sử dụng tên Captain Marvel để gọi siêu anh hùng này.

Thế nhưng, vì trong truyện tranh vốn đã được đặt là Shazam nên việc gọi siêu anh hùng này là Captain Marvel sẽ tạo ra sự khó hiểu cho cả bạn đọc lẫn khán giả đại chúng. Và mãi đến sau này, khi rõ ràng Shazam là cái tên được sử dụng phổ biến hơn, DC đã đổi tên nhân vật từ Captain Marvel thành Shazam để tránh nhầm lẫn. Mình nghĩ đây là một quyết định vô cùng đúng đắn của hãng. Còn bạn thì sao? Hãy cho mình biết ý kiến của bạn nhé.

* Bài viết của Seizedix gửi về DienAnh.Net. 

Nếu bạn yêu thích Phim Âu Mỹ, hãy vào DienAnh.net để xem thêm nhiều bài viết hay nha.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.