x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Bom tấn

Black Panther và những phim Âu Mỹ mang Việt Nam lên màn ảnh rộng

Hoa Le 07:35 - 22/11/2022

Tự hào Việt Nam của chúng ta không chỉ nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn có nét văn hoá độc đáo, lâu đời, nên tôi không lấy làm bất ngờ khi các nhà làm phim Âu Mỹ thường xuyên mang hình ảnh nước ta lên màn ảnh rộng. Từ những vật dụng quen thuộc cho tới đại cảnh hùng vĩ, các nhà làm phim đều tìm hiểu kỹ càng, chăm chút từng chi tiết nhỏ khiến người xem như tôi cảm thấy ưng ý vô cùng.

Chẳng hạn như trong Black Panther: Wakanda Forever mới đây của Marvel, theo hình ảnh hậu trường được đoàn phim chia sẻ, không khó để tôi cũng như các mọt phim Việt nhận ra món đạo cụ quen thuộc phía sau binh đoàn của Namor. Đó chính là chiếc cân đồng hồ Nhơn Hoà màu xanh lá nổi tiếng, gắn liền với đời sống thường nhật của người Việt. 

Dẫu biết là bối cảnh được quanh tại Atlanta, bang Georgia, Mỹ nhưng mà fan vẫn “cố chấp” cho rằng ê-kíp đã mượn cảnh chợ nổi ở Cần Thơ để ghi hình. Quả thực, chi tiết rất nhỏ này khiến cho người xem ai cũng cảm thấy ấn tượng, thú vị.

Trước đó, trong bộ phim The Sandman, tôi cũng để ý hình ảnh của cầu Vàng, Đà Nẵng được tái hiện. Ngay từ tập 1 của series này, hình ảnh chiếc cầu cong uốn lượn, được nâng đỡ bởi hai bàn tay khổng lồ đã làm khán giả Việt nhớ đến địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. 

Tôi hóng được trên các diễn đàn fan DC thì cây cầu này hoàn toàn không có trong truyện gốc, nên tôi cho rằng nhà làm phim đã lấy cầu Vàng của Việt Nam để làm cảm hứng cho phân cảnh này.

>>> Xem thêm: Lê Âu Ngân Anh vượt qua ồn ào quá khứ, viên mãn bên chồng điển trai

Còn trong phim Pan, hình ảnh Hang Én, Ninh Binh hay Vịnh Hạ Long được miêu tả sắc nét, hùng vĩ qua những đại cảnh. Thế giới Neverland siêu thực, đẹp đến nín thở hoá ra được tạo nên từ chính thiên nhiên hùng vĩ, ngút ngàn của chúng ta. Nhìn những phân cảnh này, fan Việt chắc phải rất tự hào.

Táo bạo hơn một chút, đó chính là bộ phim hài Thi Mai, Rumbo a Vietnam kể về hành trình ba bà Tây đến Việt Nam để làm thủ tục nhận nuôi cháu. Lần đầu tới đất nước châu Á, họ bị choáng ngợp trước sự khác biệt văn hoá quá lớn, nhưng dần phải học tập và hoà nhập. 

Hình ảnh của những người phụ nữ Tây đội nón lá, ăn mặc như ninja Lead kín mít khiến tôi không khỏi bật cười. Tuy nhiên, tôi thấy bộ phim này vui thôi đừng vui quá, bởi có rất nhiều câu thoại hay biểu cảm cho thấy họ cực kỳ định kiến và ác cảm với châu Á trong khi chưa thực sự tìm hiểu rõ về con người nơi đây.

Bom tấn Kong: Skull Island cũng là một trong những tác phẩm lấy bối cảnh chính ở Ninh Bình. Mặc dù nội dung, chất lượng của phim không được như kỳ vọng nhưng tôi phải công nhận là cảnh quay thiên nhiên Việt Nam Hùng Vĩ, tráng lệ, đẹp đến nao lòng.

Trước đây, bộ phim Indochine từng lấy nhiều bối cảnh ở Việt Nam như Đại nội Huế, Hạ Long, Ninh Binh để tái hiện về cả một thời kỳ biến động lịch sử. Không những có bối cảnh đẹp mà bộ phim còn sở hữu nội dung hấp dẫn, ấn tượng. Nhờ vậy mà tác phẩm này chiến thắng Oscar ở hạng mục Phim ngoại ngữ hay nhất.

 >>> Xem thêm: Dàn mỹ nhân Tấm Cám sau 6 năm: Tiếc cho Hạ Vi đánh mất cơ hội tỏa sáng

Mỗi lần Việt Nam xuất hiện trên phim Âu Mỹ đều khiến khán giả không khỏi tò mò, hứng thú và soi xét kỹ càng từng chi tiết. Là một mọt phim Việt, tôi cảm thấy vừa tự hào, vừa trân trọng những thước phim như vậy mà mong rằng các nhà làm phim Phương Tây sẽ dành thời gian tìm hiểu và đưa Việt Nam lên màn ảnh rộng thế giới nhiều hơn nữa.

* Bài viết của Hoa Le chia sẻ tại box Sao Việt

Nếu bạn là mọt phim điện ảnh và muốn cập nhật tin tức giải trí Vbiz hot nhất , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.