Tôi có thể hiểu được cảm giác: Ngày tháng cứ thế trôi qua nhưng lại cảm thấy mình hầu như không hoàn thành được gì cả. Có quá nhiều thứ đòi hỏi phải chú ý, và luôn có rất nhiều ngọn lửa phải dập tắt. Tôi cảm thấy như bản thân đang chạy trong vòng tròn. Tôi từng treo câu cửa miệng là: "Tôi không có thời gian", và tôi bắt đầu tin vào điều đó.
Thật tồi tệ. Tôi quá bận rộn với việc quay cuồng với số thời gian ít ỏi của mình đến nỗi tôi đã dành cả ngày để chạy đua khắp nơi, cố gắng dồn hết mọi thứ vào một điểm. Tôi cứ ước một ngày có 48 giờ. Và thật bất ngờ, là nó cũng đã xảy đến! Tôi không thể thay đổi lượng thời gian mình có, tôi chỉ có thể thay đổi mối quan hệ của mình với nó. Và tôi nhận ra, để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thời gian, trước tiên tôi phải thay đổi cách tôi nghĩ về thời gian.
Bước 1: Thông báo
Tôi thường để ý xem mình thực sự chạy đua với thời gian đến mức nào bằng cách nói với bản thân (cả ngày) rằng: “Tôi sắp hết thời gian, tôi không có đủ thời gian... Nhanh lên! Sắp hết giờ rồi!”, hoặc “Tôi không thể đào đâu thêm thời gian dành cho điều đó nữa”. Các cụm từ như vậy bắt đầu một phản ứng dây chuyền và khiến tôi rơi vào vòng xoáy điên cuồng khi tôi cố gắng nhét tất cả công việc trong ngày vào một thời điểm nhất định.
Bước 2: Nhận biết
Nhận ra rằng mọi thứ tôi cần hoàn thành, tôi đều có đủ thời gian để làm chúng. Mỗi một bài mà tôi đợi đến phút cuối cùng để viết, tôi đều thực sự đã hoàn thành nó. Tôi đã dành ra một đêm dài không ngủ chỉ để làm một việc duy nhất đó.
Và những công việc khác cũng vậy, mọi bài báo cáo, thuyết trình, hay một video mới đều được tôi hoàn thành trong chính xác khoảng thời gian mà tôi có. Đây gọi là “hiệu ứng deadline”. Khi tôi nhận biết chính xác mình còn lại bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc, càng ngắn càng tốt, thì kiểu gì tôi cũng sẽ có cách để dứt điểm nó. Chúng ta thực sự có thời gian khi đã quá gấp rút.
Bước 3: Chấp nhận
Chấp nhận rằng vấn đề không phải là thời gian. Vấn đề nằm ở các ưu tiên và thói quen biến mọi thứ thành trường hợp khẩn cấp của ta. Khi ta tự nói với bản thân rằng “không đủ thời gian”, thì biện pháp giải quyết không phải là ước bản thân có nhiều giờ hơn trong một ngày, mà chìa khóa nằm ở cách sử dụng danh sách việc cần làm theo thứ tự ưu tiên, tập trung vào những gì thực sự quan trọng trước. Phần lớn những việc vặt vãnh ta đang làm hàng ngày có thể “gia hạn” đến tháng sau, thậm chí năm sau cũng được.
Điều quan trọng không thể đợi thêm một phút nào nữa là sự điều chỉnh những gì ta nói với bản thân về thời gian và cách ta ưu tiên công việc quan trọng. Có một cách mà tôi hay dùng là nghĩ về một điều trong danh sách mà tôi cảm thấy áp lực phải hoàn thành và bắt đầu nó ngay lập tức. Đồng thời khi tôi thực hiện nó, tôi lặp lại trong đầu câu thần chú: “Tôi có đủ thời gian”.
Thử đi và bạn sẽ ngạc nhiên khi không cần phải vội vàng vượt qua mọi thứ. Bạn không cần phải làm tất cả cùng một lúc. Bạn có thể chọn điều quan trọng nhất và làm chậm lại. Bởi vì bây giờ bạn có thứ mà không một doanh nhân bận rộn nào có: Thời gian.
Kết: Mối quan hệ quan trọng nhất của chúng ta (với tư cách là một doanh nhân hay bất kỳ người đang đi làm nào) không phải là với các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng hay vợ/ chồng, mà là: Thời gian. Tôi cảm thấy bản thân mình rất bận, nhưng mối quan hệ tốt nhất của tôi hiện tại chính là với thời gian. Qua bài viết này, hi vọng bạn đã có được cái nhìn tổng quan về cách tôi xây dựng mối quan hệ tốt đẹp của mình với thời gian. Chúc bạn thành công.
* Bài viết của Tian Yi chia sẻ tại box Cafe Danner
Thời gian là nguồn tài nguyên quý giá bậc nhất của con người, nếu bạn có những chia sẻ về cách quản lý thời gian hiệu quả , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Facebook - bình luận