x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Ekip Chuyện Ma Gần Nhà chuyển thể Tết Ở Làng Địa Ngục làm phim kinh dị

Châu Hải Bình 11:35 - 03/05/2022

 Nếu là một tín đồ của những câu chuyện kinh dị và hay nghe trên Youtube thì tôi dám chắc rằng các bạn sẽ biết đến Tết Ở Làng Địa Ngục vì nó nổi tiếng lắm luôn. Mỗi tập audio phát hơn 1 tiếng mà tôi nghe cuốn không tài nào dứt ra được, vì những tình tiết truyện gay cấn, rùng rợn và rất rất thật. Mà truyện này là từ tiểu thuyết kinh dị cùng tên nổi tiếng của tác giả Thảo Trang, chỉ mới ra mắt trong năm 2022 nhưng gây sốt trong cộng đồng nhờ cách hành văn lôi cuốn, nội dung gay cấn và kết hợp nhiều chi tiết văn hóa dân gian, trong đó có bùa chú của người Việt cổ. 

Và bạn biết gì không, nó được chuyển thể làm phim rồi đó? Nghe mà bấn loạn linh hồn luôn. Mới chỉ là bản audio mà còn không dám đi vệ sinh thì tôi tự hỏi lúc xem phim này ở rạp, làm sao tôi dám ăn bắp uống nước ngọt mà không hoảng sợ hét toáng lên rồi làm đổ chúng, vung vãi khắp nơi?  

Dự án điện ảnh Tết Ở Làng Địa Ngục chính thức được công bố!

Tết Ở Làng Địa Ngục chỉ là một quyển tiểu thuyết “non trẻ” vừa ra mắt nhưng đã đạt 4.000 bản trong lần xuất bản đầu, gấp 3 lần một cuốn sách thông thường. Ở một cái thời đại mà mọi người thích đọc báo mạng, thích lướt điện thoại hơn là cầm một cuốn sách bằng giấy thơm mùi mực như vầy, thì việc bán được vài nghìn bản là giỏi lắm rồi. 

Chưa kể đây là truyện kinh dị, mà tâm lý khán giả khoái nghe hơn đọc (vì có nhạc dạo, giọng ma mị nghe ép phê hơn), nên tôi đánh giá thành công trong việc phát hành sách là điều đáng để khích lệ. Nhưng phải có sách thì mới có truyện audio, nên tôi khuyên ai mê Tết Ở Làng Địa Ngục giống tôi thì đi mua một quyển gối đầu giường để làm kỷ niệm nhá.   

Thành danh qua các tác phẩm kinh dị đậm chất Việt, tác giả Thảo Trang lần này đưa độc giả tới một ngôi làng trên vùng núi được người dân mặc định là “làng địa ngục”. Để tôi kể sơ một chút về ngôi làng này, dân làng vốn là hậu duệ của một băng  nhóm khét tiếng ở truông nhà Hồ dưới thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Tổ tiên của họ từng gây ra nhiều vụ “động trời” nên con cháu đời sau luôn sống trong nỗi sợ bị báo oán. Họ không dám tự ý băng rừng rời khỏi làng bởi khiếp hãi các thế lực quỷ dị xung quanh.

Vào một đêm cuối năm, ông Thập - trưởng làng và cũng là người duy nhất có thể xuống núi an toàn - được ba con rắn báo mộng rằng Làng Địa Ngục sắp gặp họa lớn. Những điều khủng khiếp liên tiếp xảy ra, khiến người dân trải qua một mùa Tết ám ảnh và kinh hãi đến tột cùng. Từ chỗ bi phẫn, họ bắt đầu xoay sang nghi ngờ và trở mặt với nhau. Kẻ nào đứng sau tất cả chuyện kỳ lạ này? Liệu cơn ác mộng ở Làng Địa Ngục có thể kết thúc, hay nơi đây sẽ bị nhấn chìm trong số mệnh đúng như tên gọi của nó? Nghe qua thì hấp dẫn chưa nào?

Tết Ở Làng Địa Ngục chuyển thể thành phim thì thực sự đây sẽ là một tác phẩm kinh dị đột phá của điện ảnh Việt luôn đó. Nhà văn Thảo Trang tuy còn trẻ vì ở đầu 9x nhưng cô rất trau chuốt trong từng con chữ, nghiên cứu rất kỹ thời đại bối cảnh của truyện nên khi xem, khi đọc, khi nghe truyện, các bạn hoàn toàn tưởng tượng ra được dù nó cách mình nhiều niên đại. Một điều khiến tôi lo lắng cũng vì thế, chính là việc bối cảnh sẽ cần được đoàn phim đầu tư rất nhiều, phục dựng khá lớn chớ bây giờ làm gì còn những tàn tích cổ xưa ấy mà trưng dụng như phim hiện đại?

Bìa tác phẩm ăn khách Tết Ở Làng Địa Ngục

Ekip đứng ra chuyển thể Tết Ở Làng Địa Ngục chính là ProductionQ, từng giàu kinh nghiệm làm mấy phim điện ảnh kinh dị mà tôi đánh giá là có tiếng vang với khán giả như Bắc Kim Thang, Rừng Thế Mạng hay gần nhất là Chuyện Ma Gần Nhà và cả kế hoạch cho Con Cám được mấp mé nhiều tháng qua. Tác giả Thảo Trang cũng cho biết, lý do lựa chọn bên này chuyển thể tiểu thuyết của mình thành là vì họ luôn luôn theo đuổi mảng phim kinh dị thuần Việt. “Điều này rất phù hợp với con đường văn chương mà tôi đã lựa chọn để gắn bó. Việc một nhà sản xuất có những dự án phim kinh dị trên thực tế không ít, nhưng để có thể mang đậm tính dân gian trong mỗi câu chuyện tâm linh, thể hiện được tín ngưỡng, quan niệm và lòng tin của người Việt lại chẳng mấy người làm được“. 

Ngoài ra, nữ nhà văn cũng cảm thấy trân quý trước cái tâm của ekip làm phim này khi luôn mang đến những thước phim thuần Việt dựa trên những câu chuyện, truyền thuyết của Việt Nam chứ không phải remake hay cố gắng làm cho nó Tây hoá. Tôi đồng ý khoản này, vì ngay cả Rừng Thế Mạng cũng được ekip dựa trên những chuyện đã xảy ra ở Tà Năng Phan Dũng và rất tôn kính với nó, chưa nói tới Bắc Kim Thang giải mã câu hát mà trẻ con nào cũng biết hay Chuyện Ma Gần Nhà kể về bí ẩn Cô Mía nọ kia…

Thảo Trang - Tác giả tiểu thuyết kinh dị ăn khách Tết Ở Làng Địa Ngục

 Đứng ở phía ekip sản xuất phim Tết Ở Làng Địa Ngục, nhà sản xuất Hoàng Quân cũng bày tỏ quan điểm lựa chọn kịch bản chuyển thể này: “Ngay từ khi cầm sách và đọc đến khoảng 20 trang, cá nhân tôi và rất nhiều anh em bạn bè đã không thể đặt cuốn sách xuống cho đến khi kết. Nội dung của Tết Ở Làng Địa Ngục không chỉ lôi cuốn đặc biệt mà còn rất đầy đặn và đậm đà màu sắc tín ngưỡng, văn hóa Việt Nam. Chưa có một tác phẩm nào khiến tôi cảm thấy hứng thú và bị lôi cuốn đến thế”. 

Ở dự án này, anh cùng các cộng sự muốn tiếp tục đào sâu vào mảng văn hóa dân gian Việt Nam và chia sẻ câu chuyện này đến với khán giả trong nước và thế giới. “Đây là niềm tự hào của tôi và Tấn đối với những chất liệu Việt Nam”, anh cho biết.

Đạo diễn Trần Hữu Tấn - người đã chắp nên đôi cánh thành công cho các bộ phim kinh dị, và khẳng định cả đời này mình chỉ làm phim kinh dị, nếu không sẽ đi… bán cà phê, đã nhận định Tết Ở Làng Địa Ngục là cuốn tiểu thuyết kinh dị có nội dung kỳ lạ và thú vị nhất mà anh từng đọc: “Khác với các câu chuyện kinh dị khác chỉ tập trung vào yếu tố hành động, ở bộ tiểu thuyết này tác giả gieo nỗi sợ và sự kinh hoàng cho độc giả bằng những mô tả chi tiết về sự độc ác của quỷ dữ thông qua các chi tiết đậm chất văn hoá dân gian và tâm linh miền cao”. 

Bối cảnh chính của Tết Ở Làng Địa Ngục là một ngôi làng hẻo lánh, nằm trong một vùng đất hoang vu xa rời và tách biệt thế giới bên ngoài. Do đó, đạo diễn Trần Hữu Tấn nghĩ ngay đến Hà Giang: “Nơi đây không chỉ có vẻ đẹp của cao nguyên đá, mà còn các ngôi làng cổ vẫn giữ nét đặc trưng từ xa xưa của người đồng bào, cùng với khung cảnh hùng vĩ, núi non bạt ngàn sương phủ dày đặc vào mùa đông hệt như mô tả trong tiểu thuyết”. 

Vậy nên tôi tin rằng, những thước phim vừa bí ẩn rùng rợn, vừa hoang sơ mộc mạc và vừa ấn tượng sẽ được ghi hình tại Hà Giang, tôi chưa đến đó bao giờ nên trông đợi vào bộ phim này, để xem cảnh quan non núi thế nào và lên plan đi du lịch sau đó. Các bạn có hóng phim với tôi không, nghe đâu phim sẽ bấm máy vào cuối năm 2022, chiếu vào 2023 đấy nhé. 

>>>Xem thêm: Lý Nhã Kỳ bỏ 33 tỷ để cứu ekip làm phim Kẻ Thứ 3 khi chủ nợ tới đòi

Bài viết Châu Hải Bình gửi về DienAnh.Net

Xem thêm nhiều bài viết hay về phim Việt chiếu rạp tại Thư Viện Phim nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.