x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Giải mã chi tiết tâm linh trong Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái

Lọ Lem 15:00 - 25/12/2022

Đường đua điện ảnh Việt với sự nở rộ của thể loại tâm linh - kinh dị đã dần đi đến hồi kết. Với mình, Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái là một trong những bộ phim mang màu sắc u tối nhất trong năm. Điều này đến từ yếu tố tâm linh được nghiên cứu kỹ càng và tái hiện rõ nét trong phim. 

Mất một khoảng thời gian khá lâu để nghiên cứu về các yếu tố tâm linh và luồn lách qua ải kiểm duyệt, Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái đã mang đến cho mình một cảm giác rùng rợn đúng nghĩa. Vậy các chi tiết tâm linh được cài cắm vào phim là gì? Dưới đây là một số lý giải của mình. 

Truyền thuyết về nhân ngư

Truyền thuyết về nhân ngư có thể được xem như câu chuyện nền và cũng là thứ khiến mình tò mò nhất về Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái. Ngay phần đầu phim, Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái đã cung cấp cho mình thông tin cơ bản về truyền thuyết này. 

Đó là vào năm 1992, ngư dân kéo được một thứ gì đó rất nặng. Khi mở ra mới biết rằng đó chính là một người cá đang mang thai. Thế nhưng người cá đã bị làm nhục đến kiệt quệ và ra đi trong đau đớn. Kể từ đó, người dân trong làng đã bị nguyền rủa và từng người một biến mất. Những người dân còn lại thấy thế liền lập một miếu thờ và chôn thi thể của người cá ở đó. Tất cả đều xảy ra trên đảo miếu ngoài khơi xa. Đảo miếu đó cũng nằm ở gần chỗ mà đám người của Linh (Sam thủ vai) vui chơi. 

Tử mẫu thiên linh cái

Khi nhắc đến bộ phim, Đảo Độc Đắc đã nói rằng mình là phiên bản đen tối hơn của Thất Sơn Tâm Linh vì đề cập đến thứ bùa ngải đen tối bậc nhất - Tử mẫu thiên linh cái. Tử mẫu thiên linh cái chính là loại bùa chú được luyện thành bằng cách hiến tế một người mẹ đang mang thai. Mình nghĩ cũng chính vì thế mà Linh là người được chọn để kế tục. 

Theo như mình tìm hiểu thì có rất nhiều dạng hiến tế. Từ xưa đến nay, nhất là ở thời cổ đại, người dân vẫn thường hiến tế để cầu xin ơn trên ban phước lành. Ở mức độ bình thường thì vật hiến tế là bò, dê, lợn nhưng cũng có khi họ dùng luôn cả con người. Việc hiến dâng người sống được xem như là một biểu tượng thiêng liêng thể hiện sự tôn kính và nỗi sợ hãi đối với thần linh và các hiện tượng siêu nhiên. Người được chọn để hiến tế thường là các cô trinh nữ vì họ chính là biểu tượng của sự thanh khiết. Luyện Thiên linh cái cũng dùng những cô gái còn trinh như thế này. 

Nghe đến việc hiến sinh người thôi mình đã sởn da gà rồi. Vậy mà trong Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái càng khiến mình sợ hãi hơn khi đối tượng bị hiến tế là người phụ nữ đang mang thai - một thi thể, hai mạng sống. Trong phim cũng có giải thích về vấn đề này. Đó là vì những cái đầu bình thường họ hiến dâng cho thần linh chỉ đủ để hai anh em duy trì mạng sống được một năm, và rồi quỷ dữ cũng sẽ trở lại để lấy mạng họ. Vậy nên để kết thúc sự việc đó, họ đành phải luyện một thứ bùa ngải đen tối hơn bằng mạng sống của những người phụ nữ mang thai. 

Những vật dụng trên bàn hiến tế 

Bàn hiến tế trong Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái được bày trí một cách vô cùng cầu kỳ. Mình để ý thấy bàn hiến tế này được giữ nguyên từ Thất Sơn Tâm Linh đến Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái. Nó thể hiện sự tiếp nối của nghi lễ đen tối này qua thế hệ tiếp theo là con của Sỏi và thầy Huỳnh.

Bàn hiến tế có đủ mọi thứ từ hoa, nến, đặc biệt là rắn và có lũ quạ bay xung quanh. Những vật dụng này được sắp xếp một cách ngay ngắn và có tính thẩm mỹ cao. Mình thấy được sự nghiên cứu nghiêm túc và chỉn chu trong việc thực hiện nghi lễ này của Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái. 

Theo mình hiểu, hoa có thể được xem như thứ làm dịu đi sự mất mát để tiễn đưa linh hồn người đã khuất về phía bên kia. Cũng giống như việc trong đám tang, vào những ngày đầu lễ, người thân của người đã khuất thường mang hoa đến viếng để chia buồn với gia đình và hy vọng về những điều tốt đẹp đến với họ. 

Nến hay còn gọi là đèn cầy cũng là một vật dụng không thể thiếu trong các nghi lễ. Thông thường trong đám tang, việc thắp đèn cầy sẽ đi theo cặp vì chúng đại diện cho hai vị sứ giả dẫn hồn là Hắc Vô Thường và Bạch Vô Thường. Họ sẽ dẫn lối cho linh hồn đến âm phủ và uống canh Mạnh Bà. Tuy nhiên, mình thấy trong đám tang thường sẽ sử dụng cặp nến màu đỏ, còn trong Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái thì dùng nến trắng. 

Nến trắng thường sẽ biểu hiện cho sự thanh khiết và ngoài ra còn có một ý nghĩa sâu xa hơn chính là dùng để gọi linh hồn người đã khuất về. Trong Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái có những cảnh quay mình thấy có rất nhiều nến trắng. Khi liên kết câu chuyện lại với nhau thì mình nghĩ rằng do số lượng người đã bị tước đoạt mạng sống làm vật hiến tế quá nhiều nên họ phải dùng lượng lớn nến để tăng thêm sức mạnh. 

>>> Xem thêm: Đảo Độc Đắc: Điểm sáng nhất là câu chuyện kinh dị tâm linh về bùa ngải

Mình thấy rắn là linh vật xuất hiện rất nhiều trong Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái. Nó còn được đặt ở vị trí trung tâm của bàn hiến tế, chứng tỏ đây là vật rất quan trọng. Hình tượng con rắn trong văn hóa có rất nhiều ý nghĩa và nó cũng đại diện cho rất nhiều điều. Tuy nhiên, đặt vào Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái, mình nghĩ con rắn chính là biểu tượng cho sự hiện diện của các vị thần hoặc cũng có thể là quỷ dữ. 

Hình ảnh con rắn cuộn mình quanh vật hiến tế làm mình liên tưởng đến Ouroboros. Đó là một biểu tượng cổ xưa với hình ảnh con rắn tự ăn đuôi của mình. Cũng có rất nhiều cách để giải thích nhưng theo mình hiểu thì nó đại diện cho sự sinh và diệt của vũ trụ. Nói một cách cụ thể hơn là sự tuần hoàn của sự sống thông qua sự ra đi - một kiểu tái sinh của cái c.hết để đạt được sự bất tử. Cũng chính vì điều này mà nhiều người cho rằng biểu tượng của sự vô cực lấy cảm hứng từ Ouroboros. 

Ngoài ra trên bàn hiến tế lâu lâu cũng có sự xuất hiện của đàn quạ. Đàn quạ theo như mình tìm hiểu, thường là biểu tượng cho sự tang tóc, đau thương, cái ác, tai ương, điềm gở,..nói chung toàn là những thứ đen tối. Sự xuất hiện của nó đã khiến cho bàn hiến tế trong Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái trở nên rùng rợn và đáng sợ hơn. 

Vết bớt sau cổ của Kim

Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái bắt đầu từ khi Sỏi sinh ra hai đứa trẻ và cha cô nhìn thấy vết bớt sau cổ chúng. Vết bớt đó chứng minh rằng họ là truyền nhân của Huỳnh và trong tương lai sẽ lại tiếp nối tội ác. Mặc dù biết rằng những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ trở thành mối họa nhưng Sỏi vẫn van xin cha mình hãy giữ lại mạng sống cho chúng. Cô hứa rằng khi lớn lên sẽ nuôi dạy chúng thành người tử tế. Thế nhưng mọi chuyện không dễ dàng như cô nghĩ. 

Khi Sỏi bắt đầu luyện tà thuật một khoảng thời gian thì cô đã bị quỷ dữ chiếm đoạt thân thể và thực hiện những hành vi điên rồ. Trong vụ việc tang thương năm đó, hai anh em Kim đã may mắn trốn thoát và bảo toàn mạng sống. Họ cũng tách nhau ra nhưng là để thực hiện nghi lễ tà thuật với mong muốn duy nhất là được gặp lại mẹ. Cũng từ đó, hai anh em Kim đã nhúng chàm vào tội ác và trở thành người kế tục của quỷ dữ. Quỷ dữ có thể lấy mạng họ bất kỳ lúc nào. 

Trì chú Asatoma Sadgamaya

Câu nói “Quỷ dữ đã chọn con làm người kế tục” và câu thần chú gieo rắc bi kịch “Asatoma Sadgamaya” trong Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái là những gì được tiếp nối từ Thất Sơn Tâm Linh. Xuyên suốt bộ phim mình cứ nghe văng vẳng bên tai câu thần chú đó. Nó được đọc khi diễn ra nghi lễ hiến tế. 

Theo như mình tìm hiểu thì Asatoma Sadgamaya là những lời cầu nguyện trong tiếng Hindu. Khi dịch ra tiếng Việt nó cũng không rõ ràng lắm, mình chỉ hiểu đại loại đó là cầu xin sự giúp đỡ từ ơn trên. Trong phần phim trước đó - Thất Sơn Tâm Linh, OST của phim cũng được viết dựa trên câu trì chú Asatoma Sadgamaya. Nó có tên là Kinh Cầu: Để Thầy Tính. 

>>> Xem thêm: Avatar: The Way of Water – Bữa tiệc của thị giác và triết lý nhân sinh

Việc làm phim về thể loại tâm linh - kinh dị vốn không hề dễ dàng. Nhất là khi lấy cảm hứng và phát triển câu chuyện dựa trên sự kiện có thật về các vụ án kinh hoàng. Thất Sơn Tâm Linh đã gặp không ít khó khăn từ việc vượt qua ải kiểm duyệt đến sự đón nhận của khán giả. Thế nhưng đạo diễn Lê Bình Giang vẫn muốn kể tiếp câu chuyện đó với một phiên bản đen tối và khó nhằn hơn gấp nhiều lần. Đó là một lần “chơi lớn” mà mình thật sự rất nể phục. Đặc biệt là khi Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái có sự đầu tư chỉn chu để tạo dựng không khí phim và nghiên cứu kỹ lưỡng để tạo nên một câu chuyện tâm linh kinh dị đen tối bậc nhất về bùa ngải. 

* Bài viết của Lọ Lem chia sẻ tại box Phim Việt

Nếu bạn quan tâm đến tin tức mới nhất về những bộ phim sắp chiếu , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Đảo Độc Đắc: Tử Mẫu Thiên Linh Cái? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.