Tôi từng đọc được một câu nói của nhà triết học nổi tiếng William James, rằng: “Một khi đã đưa ra quyết định, bạn nên ngừng lo lắng về nó và bắt đầu hành động”.
Không phải lúc nào những gì chúng ta biết cũng giúp đưa ra quyết định tốt. Điều quan trọng là những gì chúng ta làm để triển khai và thực hiện quyết định đó. Đồng thời, chúng ta cần cả việc ra quyết định và quản lý tốt các quyết định của mình để gặt được thành công và trở nên vĩ đại. Hãy bắt đầu bằng việc sắp xếp thứ tự ưu tiên.
1. Sự kiện chính trong ngày của ta là gì?
Tôi muốn chia sẻ với bạn một cách tiếp cận rất đơn giản để sắp xếp thứ tự ưu tiên mà tôi đã sử dụng trong nhiều năm. Mỗi buổi sáng, tôi dành năm phút, xem lịch của mình và tự hỏi bản thân: Trong số tất cả những người tôi sẽ gặp và tất cả những việc tôi sẽ làm hôm nay, sự kiện chính là gì?
Làm thế nào để biết được sự kiện chính của mình là gì? Dưới đây là một số câu hỏi tôi tự hỏi:
- Tôi cần gì?
- Điều gì là hữu ích cho một ngày của tôi?
- Điều gì mang lại cho tôi lợi nhuận lớn nhất?
Mỗi buổi sáng, hãy dành năm phút cho những câu hỏi này và khi đã đưa ra được sự kiện chính của mình, thì nên dành nhiều thời gian, năng lượng và tập trung vào nó hơn bất kỳ công việc nào khác trong ngày. Chúng ta không cần phải giỏi tất cả những việc mình làm trong suốt cả ngày, nhưng phải luôn sẵn sàng để hoàn thành sự kiện chính một cách tốt nhất.
2. Bẫy ra quyết định
Các nhà lãnh đạo thường rơi vào bẫy khiến họ đưa ra những quyết định sai lầm mà không nhận ra rằng phương pháp luận của họ còn sai sót hoặc suy nghĩ thiếu độ chính xác cần thiết. Dưới đây là một số cạm bẫy cụ thể có thể phá hoại nỗ lực thể hiện bản thân một cách khôn ngoan và dứt khoát:
- Chần chừ: Khiến ta bị cám dỗ phải từ bỏ quyết định.
- Đầu hàng: Những quyết định đặc biệt khó khăn có thể làm cạn kiệt năng lượng đến mức cuối cùng ta cũng phải chấp nhận. Thay vì đầu hàng, hãy chia một quyết định lớn thành các thành phần nhỏ hơn và giải quyết từng phân đoạn đó.
- Bị thông tin làm rối: Càng tích lũy được nhiều dữ kiện và số liệu, ta càng muốn nhiều hơn.
- Nói “Có” với tất cả mọi thứ: Ta sẽ không thể đưa ra quyết định đúng đắn nếu luôn nói có với mọi thứ.
3. Quản lý tốt các quyết định của mình
Thành phần đầu tiên của thành công chính là đưa ra quyết định đúng. Sau đó, chính là thực hành kỷ luật tốt. Hãy đối mặt với thực tế: Nhiều người đang muốn gầy, nhưng không muốn ăn kiêng. Chúng ta đều muốn sống lâu nhưng không nhiều người muốn tập thể dục. Mọi người đều muốn có tiền, nhưng ít người muốn làm việc chăm chỉ. Những người thành công chinh phục cảm xúc của họ và hình thành thói quen làm những việc người không thành công không thích làm.
Các quyết định giúp chúng ta bắt đầu. Sự kỷ luật giúp chúng ta hoàn thành. Hầu hết mọi người đều muốn tránh đau đớn, và kỷ luật thường gây đau đớn. Nhưng chúng ta cần phải nhận ra rằng thực sự có hai loại đau đớn khi nói đến hành vi hàng ngày. Có nỗi đau của sự kỷ luật bản thân và nỗi đau của sự hối hận. Tránh nỗi đau của việc tự kỷ luật vì nó dễ. Những gì chúng ta có thể không nhận ra là nỗi đau của sự kỷ luật là nhất thời nhưng sẽ được đền đáp là lâu dài.
Kết: Trên đây là những đúc kết kinh nghiệm và sự học hỏi của tôi từ những người thành công về việc ra các quyết định tốt cũng như quản lý tốt các quyết định của họ. Hi vọng bạn có thể áp dụng chúng thành công vào cuộc sống cá nhân của mình và thay đổi theo hướng tích cực nhất.
* Bài viết của Trương Di chia sẻ tại box Cafe Danner
Đời người là một quá trình tích lũy kinh nghiệm sống và xây dựng sự thịnh vượng, nếu bạn có những chia sẻ về hoàn thiện bản thân , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Facebook - bình luận