Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có đôi lần chúng ta gặp phải những sự việc, hiện tượng hoặc một ai đó khiến mình cảm thấy có phần rung động. Những thái độ tâm lý được thay đổi liên tục, giận, hờn, cảm động, xuýt xoa, vui sướng…có khi mọi thứ diễn ra vô cùng bất ngờ và không theo chủ đích nào cả nhưng chính những điều này sẽ khiến cuộc sống chúng ta phong phú hơn, đa dạng hơn. Vậy làm thế nào để có thể quản lý tâm trạng của mình để có cuộc sống an yên nhất?
Cảm xúc dù buồn hay vui cũng đều mang lại những ý nghĩa riêng cho cuộc sống
1. Năng lượng xúc cảm là gì
Tình cảm mang những ý nghĩa dài lâu và da diết. Có tính ổn định hơn so với xúc cảm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào chính xác nhất dành cho xúc cảm. Bởi tâm lý con người thì luôn thay đổi, xúc cảm cũng vì thế mà khó có thể được hình dung một cách đúng đắn.
Những lúc thăng, trầm, những khoảng lặng trong cuộc sống, buồn, vui, thất vọng hay buồn bã, tất cả đều có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần của mỗi người. Chúng ta không thể sống mà không có bất kỳ cảm xúc nào với thế giới này. Và những điều này, gọi chung là xúc cảm. Nó thường mang tính nhất thời, không ổn định, có thể xảy ra ngay khi bạn bị tác động bởi một hiện tượng, sự vật hoặc ai đó và rồi cũng sẽ nhanh chóng trôi qua.
Thăng trầm cuộc sống tạo ra những năng lượng xúc cảm khác nhau
2. Điều gì luôn khiến chúng ta rơi vào tình trạng tiêu cực cảm xúc
Một vài lần chúng ta sẽ cảm thấy bất an, lo sợ một điều gì đó. Có những cảm xúc tiêu cực không phải là điều xấu, ngược lại còn là chuyện rất bình thường. Nhưng nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn và xảy ra liên tục thì chúng ta cần có cho mình những phương pháp để khắc phục. Vậy đâu là những điều khiến chúng ta dễ bị rơi vào “cái bẫy” của sự tiêu cực?
Có những suy nghĩ lo âu, bất an dai dẳng trong thời gian dài và khiến chúng ta bị khó chịu, không thể kiểm soát có thể xuất phát từ bệnh lý như: rối loạn lo âu, stress, trầm cảm, rối loạn nhân cách…đây đều là những căn bệnh có hại đến sức khỏe tinh thần và cả thể chất nếu như không được chăm sóc kịp thời. Khi mắc các căn bệnh này, người bệnh sẽ luôn bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực, kéo theo nhiều cảm xúc không vui khác.
Tâm lý bất an kéo theo nhiều cảm xúc tiêu cực khác
Đôi khi áp lực từ công việc, chuyện học hành và thái độ của những người xung quanh cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái, cảm xúc của chúng ta. Đây cũng là một trong số nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị lo lắng và bắt đầu hình thành những suy nghĩ tiêu cực.
Chúng ta sẽ khó có thể vui vẻ, lạc quan mãi khi xung quanh mình toàn những người ủ rũ và buồn bã. Năng lượng tiêu cực từ những cá nhân ấy sẽ rất nhanh chóng được truyền sang chúng ta và khiến chúng ta bị rơi vào những cảm xúc tiêu cực lúc nào không hay.
Có những vấn đề xảy ra không như ta mong muốn
3. Làm cách nào để gia tăng năng lượng tích cực trong ngày
Suy nghĩ tiêu cực có thể được xem là một điều vô cùng bình thường, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho chúng ta cả về thể chất lẫn đời sống tinh thần. Do đó, chúng ta cần học cách khắc phục và chế ngự những cảm xúc tiêu cực bên trong mình.
Việc này không hề đơn giản đối với những ai đã chìm đắm vào tiêu cực quá lâu. Nhưng đừng vội bỏ cuộc, mỗi khi nghĩ về những điều xấu có thể xảy ra, hãy lấy đó làm động lực để hiện tại cố gắng nhiều hơn nữa.Bên cạnh đó, việc giao tiếp, gặp gỡ và kết bạn với những người khác cũng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng chúng ta. Vậy nên, hạn chế ở bên cạnh những người chỉ mang đến cho chúng ta toàn năng lượng tiêu cực.
Biến suy nghĩ tiêu cực thành động lực mạnh mẽ
4. Chia sẻ với người tin tưởng
Bạn có thể nói chuyện, tâm sự với người thân, bạn bè để tìm kiếm một chỗ dựa về mặt tinh thần. Hoặc ít nhất chỉ là một người để có thể lắng nghe chúng ta nói. Tuy nhiên hãy cho đối phương thấy chúng ta cũng đang cố gắng để cải thiện sự tiêu cực này.
Ngoài ra, đừng để cuộc sống lướt qua một cách quá vội vã. Hãy nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng khác đi. Đừng mãi chỉ nhìn vào những mặt tối của một ai đó hay một sự việc nào đó. Biết đâu bạn sẽ tìm ra một hướng đi mới, vui vẻ hơn, tận hưởng. Đừng ngại thử thách.
Sống chậm lại, chia sẻ nhiều hơn
Kết: Hãy cứ thừa nhận những giá trị mà lo lắng, bất an mang lại cho chúng ta. Hãy xem trạng thái căng thẳng như một phần của cuộc sống mà nếu thiếu nó, chúng ta chẳng còn sống với ý nghĩa hay giá trị gì nữa. Thử tưởng tượng ra viễn cảnh của một cuộc sống màu hồng, nơi mà mọi thứ đều diễn ra theo cách thuận lợi và suôn sẻ nhất có thể, bạn sẽ thấy cuộc đời trôi qua thật vô nghĩa.
Facebook - bình luận