x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

DC

Lịch sử tranh chấp cái tên “Captain Marvel” của DC và Marvel

Yasha 07:00 - 19/11/2022

Thông thường, đa số khán giả nếu chỉ xem phim thì sẽ coi Captain Marvel là nhân vật của Marvel, còn Shazam thì là của DC. Nhưng đôi lúc, các bạn có thể sẽ thấy nhiều nơi gọi Shazam là “Captain Marvel”, thậm chí còn nhấn mạnh là “Captain Marvel bản gốc”. Sở dĩ có chuyện này xảy ra là vì đó là tên gọi đầu tiên của Shazam đấy, và nếu bạn muốn tìm hiểu thì hãy đọc bài dưới đây để hiểu thêm nhé!

Billy Batson - Captain Marvel/Shazam được ra đời tại hãng Fawcett Comics vào năm 1940, dưới bàn tay nhào nặn của nhà văn Bill Parker và họa sĩ C.C Beck. Để tạo ra nhân vật này, C.C Beck đã lấy cảm hứng từ ngôi sao Hollywood nổi tiếng thời đó là Fred MacMurray, rồi vẽ khuôn mặt cho anh dựa theo cấu trúc khuôn mặt, mái tóc đen gợn sóng và chiếc cằm chẻ của Fred.

Billy xuất hiện lần đầu ở đầu truyện Whiz Comics #2, sau đó thì dần dần tạo nên một hiện tượng mới, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với siêu anh hùng nổi tiếng nhất khi đó là Superman. Trong Thế Chiến II, doanh số bán hàng của nhân vật này thậm chí từng có lúc vượt qua cả Superman, ví dụ như Captain Marvel Adventures số thứ nhất đã bán được tới 14 triệu bản vào năm 1944 - một con số rất đáng kinh ngạc.

Nhờ sự yêu thích của khán giả ngày càng tăng, các nhân vật mới bao gồm Captain Marvel Jr (cuối năm 1941), Mary Marvel cùng Hoppy/Captain Marvel Bunny (cuối năm 1942) và Uncle Marvel (cuối năm 1943) đã được ra mắt trong các đầu truyện sau này. Định nghĩa "Marvel Family" (Gia đình Marvel) ra đời từ đó. Không những vậy, họ còn tạo ra Black Adam vào cuối năm 1945, và cho đến nay thì anh vẫn là một phản diện/phản anh hùng nổi tiếng hàng đầu.

Với sức ảnh hưởng lớn như vậy, sự tồn tại của Billy Batson đã khiến nhiều hãng truyện tranh vô cùng nóng mắt và thật sự muốn “diệt trừ” nhân vật này, bao gồm cả National Comics, tiền thân của DC Comics.

Trong tình hình đó, một vụ kiện về bản quyền giữa National Comics và Fawcett đã nổ ra, do nhiều người cho rằng Captain Marvel chỉ là bản copy của Superman. Công ty này đã cố yêu cầu Fawcett ngừng xuất bản truyện tranh về Captain Marvel và Republic Pictures ngừng sản xuất series phim Captain Marvel, nhưng bị khước từ. Phiên điều trần bắt đầu từ năm 1941, và đến năm 1948 thì cả 2 bên đưa nhau ra tòa.

Mặc dù có nhiều lập luận có lợi, nhưng National đã thua kiện do họ chưa hề chứng minh bản quyền về Superman, đồng nghĩa với việc cho dù Fawcett có vi phạm thì National cũng không hề có quyền kiện họ. Không chấp nhận, vào năm 1951, National đã kiện đến tòa án liên bang để được công nhận bản quyền. Họ cuối cùng đã có lợi thế nhất định và Fawcett bắt đầu yếu thế.

Đến năm 1952, vì khủng hoảng kinh tế cùng lợi nhuận truyện siêu anh hùng giảm sút đáng kể sau Thế Chiến II, cũng như phải theo đuổi vụ kiện nhiều năm trời, Fawcett trả cho National 400.000 đô và đồng ý ngưng xuất bản về Captain Marvel. Gần 10 năm sau, Marvel Comics nổi lên như một ông kẹ của ngành công nghiệp truyện tranh, trong khi “Captain Marvel bản gốc” thì mất đi vị thế vì không thể xuất hiện trong từng ấy năm.

Để khẳng định chủ quyền với "Marvel", họ đã nhanh chóng đăng ký luôn bản quyền tên gọi này và tạo ra nhân vật Captain Marvel vào năm 1967. Cụ thể thì Captain Marvel đó là Mar-Vell, hay Captain Mar-Vell - người hùng thuộc chủng tộc Kree vốn được đa số fan Marvel ưa thích. Mar-Vell có ý nghĩa quan trọng đến mức mà kể cả khi nhân vật này mất đi, anh vẫn là biểu tượng dẫn lối cho tất cả Captain Marvel thế hệ kế tiếp sau này.

Quay trở lại câu chuyện, vào năm 1972 thì DC đã lấy “Captain Marvel bản gốc” theo dạng thuê trả phí, khi Fawcett đang gặp khó khăn vì những tác phẩm mới không thể thu hút thị phần độc giả lớn. Năm 1980 thì Fawcett phá sản, và thế là toàn bộ bản quyền để sản xuất nội dung về Captain Marvel và cả Marvel Family nghiễm nhiên đều về tay DC. Họ đổi tên truyện thành “Shazam!”, với dòng chú thích nhỏ bên dưới là "The Original Captain Marvel”.

Tất nhiên là hành động này khiến ban lãnh đạo Marvel Comics nóng mắt, nên họ đã viết thư yêu cầu DC Comics ngưng việc đặt cái tên “Captain Marvel” ở bìa truyện. Tuy nhiên, DC vẫn có quyền sử dụng cái tên này bên trong tác phẩm của họ, và thế là họ chỉ cần đổi cái vỏ ngoài thôi là xong. Nói cách khác là ngoài việc dùng cái tên này để đặt tên tác phẩm, thì DC có dùng thế nào cũng không hề phạm luật.

Do đó mà kể cả trong các series hoạt hình, Billy Batson vẫn được gọi là Captain Marvel. Đến tận năm 2010 đến 2012, cái tên Captain Marvel vẫn được sử dụng trong series Young Justice. Thậm chí, trong bộ truyện crossovers DC vs. Marvel (1996), Marvel Comics vẫn phải để cho Shazam! được gọi là "Captain Marvel", còn Captain Marvel của riêng họ thì lại không được xuất hiện. Đời éo le thật nhỉ?

Nhưng dù vậy, việc không thể đặt tên nhân vật cho bìa truyện vẫn khiến DC khó khăn trong chuyện quảng bá ấn phẩm, đặc biệt là khi Billy Batson ngày càng được xuất hiện trong nhiều ấn phẩm hơn. Do đó mà trong giai đoạn New 52 (năm 2011), DC đã chính thức đổi tên Captain Marvel thành Shazam để tạo nên sự thống nhất, đồng thời tránh đụng chạm với nhà hàng xóm Marvel Comics.

Tuy nhiên, cái tên Captain Marvel ở DC vẫn chưa biến mất hoàn toàn. Ngoại trừ vũ trụ chính hiện tại, đây vẫn là tên hiệu siêu anh hùng của Billy Batson ở vô số vũ trụ khác, hoặc của những chiến thần khác. Gần đây thì trong bộ truyện Shazam (2019), Superboy Prime vẫn giữ nguyên cách gọi Billy Batson là Captain Marvel, Freddy Freeman là Captain Marvel Jr., còn Mary Bromfield là Mary Marvel.

Như vậy, các bạn đã hiểu rõ về lịch sử tranh chấp xoay quanh cái tên Captain Marvel giữa DC và Marvel chưa? Nhìn chung, dù thế nào chăng nữa, “Captain Marvel” bản gốc vẫn sẽ luôn là Billy Batson, chứ không phải DC “đạo nhái” đâu nhé!

* Bài viết của Yasha chia sẻ tại box Vũ Trụ Phim DC

Nếu các bạn cũng là fan cứng của Marvel hay DC , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Shazam? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.

Lan Phương bụng bầu 6 tháng, rạng rỡ trong ngày ra mắt phim Kẻ Ăn Hồn

Vượt qua nhiều vòng kiểm định chặt chẽ, Kẻ Ăn Hồn cũng đã chính thức được công chiếu tại các rạp trong toàn quốc, phục vụ những fan của dòng phim kinh dị.