x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Bom tấn

Nguồn gốc màu da của nàng tiên cá và những tranh cãi xoay quanh nó

Yasha 10:35 - 12/09/2022

Disney đã chính thức tung teaser của bộ phim The Little Mermaid (tựa Việt: Nàng Tiên Cá) và đúng như những dự đoán của đa số khán giả từ trước đó, tranh cãi tiếp tục nổ ra, xoay quanh nguồn gốc và màu da của nhân vật chính - Công chúa Tiên Cá Ariel. Vậy lý do của chuyện này là gì?

Đầu tiên, các bạn phải nhớ rằng The Little Mermaid vốn là một tác phẩm live-action từ The Little Mermaid năm 1989. Cụ thể, mô tả của Disney trong teaser phát hành trên Youtube đã ghi rõ rằng: “The Little Mermaid, visionary filmmaker Rob Marshall’s live-action reimagining of the studio’s Oscar-winning animated musical classic”.

>> Xem thêm: Những sự thay đổi gây tranh cãi về nguồn gốc nhân vật trong MCU (P.3)

Nói tóm lại, phần phim này là chuyển thể từ bộ phim hoạt hình nhạc kịch trong quá khứ của Disney, chứ không phải ý tưởng mới hay chuyển thể từ “truyện cổ” nào hết. Do đó, nhiều khán giả tỏ ra rất khó chịu khi hình tượng của Ariel bị thay đổi so với “nguyên tác”, vốn là nàng tiên cá da trắng, tóc đỏ và mắt xanh. Về cơ bản thì cô nàng là một nhân vật đại chúng, nên phản ứng trái chiều sẽ càng gay gắt hơn.

Giờ thì chúng ta sẽ nói về “tiên cá da màu”. Như đã nói ở trên, sự thật là Ariel vốn đã được định là người da trắng ngay từ chính nguồn gốc của cô, vốn khó có thể nói đây là vai diễn phù hợp với Halle Bailey. Vì thế, việc lập luận rằng "không có bằng chứng nào xác nhận màu da của Ariel" là 1 lập luận đầy tính sai lầm. Đúng là có “tiên cá da màu” trong thần thoại như Mami Wata, nhưng Ariel đâu phải một nhân vật lấy gốc trực tiếp từ thần thoại?

Và nếu lập luận theo thần thoại thì cô còn lâu mới là một tiên cá da màu.

Đầu tiên, chúng ta sẽ điểm qua tên của song thân phụ mẫu nhà Ariel trước. Đó là King Triton và Queen Athena. Xét theo vị trí, King Triton trong vũ trụ nhân vật của Disney sẽ ngang hàng với các thần biển trong thần thoại là Poseidon (Hy Lạp) và Neptune (La Mã). Nhưng xét theo tên, Triton được biết tới như 1 trong những người con hùng mạnh nhất của thần biển Hy Lạp Poseidon và nữ thần biển Amphitrite.

Nói cách khác, King Triton cũng là người có gốc Hy Lạp và tương đồng với Poseidon, cũng như Neptune theo La Mã. Ngoài ra, quê nhà của Ariel trong bản hoạt hình vốn là Atlantica - 1 sự gợi nhắc tới thành phố Atlantis huyền thoại. Nói tóm lại, đây là chỉ là “nếu” trong trường hợp không tính đến màu da của Ariel trong The Little Mermaid năm 1989, còn nếu tính “nguyên tác” của phần phim hoạt hình thì… nàng tiên cá vẫn là da trắng. 

Đầu tiên, nhà văn Hans Christian Andersen viết The Little Mermaid vào năm 1837, khi mà nạn phân biệt màu da vẫn còn gay gắt. Bản tuyên ngôn Giải Phóng được đọc vào năm 1861, cách thời điểm xuất bản của The Little Mermaid tận hơn 20 năm. Thứ 2, ông vốn là 1 nhà văn người châu Âu, chính xác là người Đan Mạch. Chính vì thế, không có lý do gì khiến ông phải cho nàng tiên cá của mình thành một tiên cá “có thể là da màu” cả.

Cụ thể thì Andersen mô tả về nàng tiên cá như sau: “her skin was as clear and delicate as a rose-leaf, and her eyes as blue as the deepest sea” (tạm dịch: làn da của cô ấy sáng và mỏng như cánh hoa hồng, còn đôi mắt cô thì xanh tựa biển sâu). Điều này có nghĩa là truyện cổ tích của Andersen vốn không hề mô tả về nàng tiên cá da màu nào cả, và nguyên tác của bộ phim là hoạt hình The Little Mermaid năm 1989 thì càng không.

Tuy nhiên, việc chỉ trích Halle Bailey lại hoàn toàn sai lầm. Cô ấy có vẻ đã thể hiện tốt giọng ca của Ariel, và suy cho cùng thì khán giả cũng nên chờ xem cô có thể làm những gì. Đạo diễn Rob Marshall từng nhấn mạnh: “Rõ ràng là Halley sở hữu sự kết hợp hiếm có giữa tinh thần, trái tim, tuổi trẻ, sự ngây thơ và chất, cộng với giọng hát tuyệt vời - tất cả những phẩm chất cần thiết để thể hiện vai trò mang tính biểu tượng này”.

>> Xem thêm: The Sandman: Mối quan hệ giữa John và Johanna Constantine là gì?

Vậy, các bạn nghĩ sao về vấn đề nhạy cảm này nhỉ?

* Bài viết của Yasha chia sẻ tại box Phim Âu Mỹ

Nếu các bạn cũng là fan cứng của phim Disney , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim The Little Mermaid? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.