x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

Những cảnh after-credit đang phá hoại loạt bom tấn của MCU

SEIZEDIX 09:15 - 27/11/2021

Nếu là một “fan cứng” của điện ảnh, chắc hẳn các bạn đều biết rằng Marvel thường giới thiệu các dự án mới và hé lộ tương lai của vũ trụ ở đoạn post và after-credit của mỗi bộ phim mà hãng chiếu ngoài rạp, trên Disney+. Và không quá bất ngờ khi những đoạn phim ngắn này luôn khiến cho fan của Marvel “đứng ngồi không yên” vì thích thú. Thế nhưng thật không may, “truyền thống” tuyệt vời này của MCU đang gây ra một vấn đề vô cùng nguy hiểm cho giai đoạn 4. Cụ thể là gì? Cùng mình tìm hiểu một chút nhé!

Kể từ khi MCU bắt đầu ra mắt vào năm 2008 với bom tấn Iron Man, các cảnh after-credit đã trở thành một dấu ấn không thể thiếu của vũ trụ này. Marvel không phải là người đầu tiên và sử dụng after-credit, nhưng tần suất xuất hiện của chúng và cách họ đặt nền móng cho tương lai đã biến những phân cảnh này trở thành điểm sáng mỗi bộ phim, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các bom tấn mà họ mang ra rạp, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.

 >>> Xem thêm: Shang-Chi và những điều cần biết về anh hùng Marvel gốc Á đầu tiên

Khởi đầu từ cuộc hội thoại giữa Nick Fury (Samuel L.Jackson) với Tony Stark (Robert Downey Jr.), các cảnh after-credit của MCU dần dần trở nên phức tạp hơn nhiều theo thời gian, từ việc giới thiệu các bộ phim tiếp theo cho đến định hình toàn bộ Infinity Saga. Cho đến thời điểm hiện tại, Avengers: Endgame là bộ phim MCU duy nhất không có cảnh after-credit, ngụ ý cho việc bộ phim đã đánh dấu "sự kết thúc" cho hành trình kéo dài 23 phim của Marvel và họ đã sẵn sàng bắt đầu một kỷ nguyên mới.

Điều gì đã giúp cho các cảnh after-credit trong quá khứ của Marvel tỏa sáng?

Ban đầu, các cảnh credit của Marvel được Kevin Feige và đồng nghiệp xây dựng như một mảnh ghép không thể thiếu của giai đoạn 1 và tiền đề cho The Avengers. Mỗi bộ phim đều mang tới cho người xem một gợi ý cho câu đố nan giải kéo dài suốt Phase 1. 

Tất nhiên, một phần tạo nên sự tuyệt vời của các cảnh after-credit này nằm ở sự độc đáo và mới mẻ của các đoạn phim, giúp người xem vẽ ra hàng loạt suy đoán về nhân vật mới. Nó cũng góp phần giúp khán giả nán lại ở rạp sau khi xem hết phim, đọc những thông tin về ekip làm phim trên màn hình (mặc dù mình nghĩ không nhiều người tập trung đọc đâu, họ sẽ bấm điện thoại cho đến khi có after-credit) nhưng thôi có vẫn còn hơn là bỏ về luôn.

Việc thực hiện các đoạn after-credit rất rất quan trọng trong việc giúp vũ trụ điện ảnh Marvel kết nối chặt chẽ với nhau, ví dụ như cặp song sinh Maximoff ở Captain America: Civil War đã mở ra bộ phim Avengers: Age of Ultron, hoặc giới thiệu về Thanos - nhân vật phản diện đỉnh cao nhất của MCU và là trùm cuối của phase 3.

Các cảnh after-credit đang ngầm “phá hoại” Phase 4?

Avengers: Endgame là bộ phim có tác lớn nhất đến với tương lai của MCU. Lần đầu tiên sau một khoảng thời gian dài, tương lai của MCU trở nên u ám và đáng sợ hơn rất nhiều. Dù công bố một loạt các bộ phim sẽ ra mắt đến năm 2023 và xa hơn nữa, thế nhưng, hãng phim vẫn chưa vẽ ra được hướng đi cho người xem sau Endgame. Kể từ khoảnh khắc Thanos đã bay màu, khán giả vô cùng tò mò ai sẽ là trùm cuối tiếp theo của phim Marvel vẫn là câu hỏi bỏ ngõ, cũng như việc Avengers bây giờ sẽ gồm những ai.

Mình nhận thấy rằng, hiện có rất nhiều chi tiết cho thấy Marvel đang tập trung vào cốt truyện đa vũ trụ của hãng. Thế nhưng bên cạnh đó, hãng cũng đồng thời phải mở rộng vũ trụ bằng các nhân vật mới, tập trung vào việc giới thiệu các anh hùng thay thế và kế thừa Iron Man, Captain America hay Black Widow, trong đó có cả một đội hình Avengers mới, gồm Thunderbolts, the Young Avengers, và hơn thế nữa. Chính việc gánh vác quá nhiều vai trò đã khiến Marvel bắt đầu đi sai hướng.

Những áp lực nặng nề đó đã đổ dồn cùng một lúc lên giai đoạn 4 của MCU sau Endgame - bộ phim gói gọn hầu hết mọi thứ tuyệt vời của Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Áp lực của các after-credit chính là phải tạo ra sự tò mò cho người xem, dẫn dắt tương lai và vẽ ra thêm nhiều suy đoán cho những tựa phim sắp ra mắt. 

Nếu như ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3, dân tình đã rõ mọi con đường đều sẽ dẫn về cuộc chạm trán với Thanos thì giờ đây, Phase 4 đưa ta đi đâu, bản thân chính khán giả còn chưa biết mà.

Các cảnh after-credit đang làm lu mờ nội dung chính của các bom tấn

Có lẽ vấn đề lớn nhất mà các cảnh after-credit của Marvel ở giai đoạn 4 để lại là việc các nhân vật chính bị lu mờ, làm nền trong chính bộ phim của riêng họ. Một số bộ phim MCU trước đây luôn cố gắng cường điệu 1 chi tiết nào đó, nhưng nhìn về tổng thể, nó luôn cố gắng cân bằng để giúp cho các nhân vật chính được tỏa sáng. Thế nhưng, điều này hoàn toàn biến mất trong các bom tấn đầu giai đoạn 4. Black Widow là một bộ phim ổn, nhưng điểm khiến bom tấn này bị chỉ trích là dựa quá nhiều vào công thức MCU, xóa cảnh kết Natasha Romanoff (Scarlett Johansson) trở lại Ohio và thay thế bằng đoạn after-credit không quá cần thiết.

Thay vì trả cho Black Widow những gì mà cô xứng đáng nhận được, Marvel lại tận dụng phần cuối của Black Widow để tiết lộ tương lai của Yelena Belova (Florence Pugh) - một nhân vật phụ của bộ phim. Vậy rốt cuộc, đây là màn tri ân đặc biệt của MCU cho Natasha Romanoff hay là cơ hội để họ nâng tầm cho các ngôi sao mới?

Vấn đề này còn trở nên tồi tệ hơn cả trong Shang-Chi và Huyền Thoại Thập Luân The Eternals. Phần trước là một bộ phim hay đúng nghĩa, có liên kết với quá khứ MCU (cụ thể là Iron ManIron Man 3). Nhưng ở cảnh mid-credit, hãng phim lại bất ngờ đưa Bruce Banner (Mark Ruffalo) và Captain Marvel (Brie Larson) xuất hiện, cho khán giả thấy ít nhất hai dự án phim mới. Đúng như dự đoán, sự hiện diện của hai Avengers làm lu mờ tất cả những cống hiện tuyệt vời của Shang-Chi (Simu Liu) và Wenwu (Tony Leung), Katy (Awkwafina) trong xuyên suốt thời lượng chính của bộ phim.

Điều tương tự cũng xảy ra với Eternals - bom tấn được kỳ vọng với dàn sao khủng của Marvel. Thế nhưng ngay trước khi bộ phim được phát hành, những cuộc thảo luận trên mạng về nó cũng đã bị chi phối bởi Harry Styles - ngôi sao chỉ xuất hiện trong các cảnh post-credit. Điều tương tự cũng xảy ra với cảnh after-credit thứ hai của Eternals - giới thiệu Blade (Mahershala Ali), một nhân vật được công bố lần đầu tiên vào mùa hè năm 2019. Vậy rốt cuộc, Eternals là màn debut của biệt đội siêu anh hùng mới tinh của Marvel hay là cơ hội để hãng “push” hai ngôi sao chủ lực trong một bom tấn khác?

 >>> Xem thêm: Marvel lại dời lịch loạt bom tấn 2022: Đợi phim, đợi hết cả thanh xuân

Đây không phải là một vấn đề mà MCU lần đầu gặp phải. Trước đây, nội dung chính của Ant-Man and the Wasp đã không thể thu hút được nhiều sự chú ý của khán giả không phải vì độ hay hay dở, mà chỉ vì cảnh hậu tiêu đề gây sốc của nó. Và trong những năm trở lại đây, với quyết tâm mở rộng vũ trụ quá nhanh chóng của Marvel, các cảnh hậu tín dụng của MCU đã từ một phần thêm thắt thú vị trở thành sự kiện quan trọng, thậm chí còn là “cần câu khán giả” trong thời điểm đại dịch khó khăn.

Và nếu như khán giả chỉ mua vé đến rạp vì 30 giây nhỏ bé hé lộ tương lai của MCU (hoặc những gì có thể xảy ra trong 2-3 năm nữa) thì đồng nghĩa với việc các bộ phim của Marvel đang thực sự vấp phải vấn đề vô cùng nghiêm trọng và trong tương lai, họ cần thay đổi điều này nếu muốn vươn tới một tầm cao mới. Nếu bạn là fan cứng của Marvel, hẳn sau khi trải nghiệm trọn vẹn một bộ phim, cảnh after-credit chắc chắn sẽ như một món tráng miệng nhỏ mà bạn được tặng kèm. Thế nhưng, bạn có cảm thấy hài lòng khi những món tráng miệng đó lại là điểm sáng của bữa tiệc, khi những món chính không đáp ứng được yêu cầu của bạn?

* Bài viết của Seizedix gửi về DienAnh.Net

Nếu bạn yêu thích Phim Âu Mỹ, hãy vào DienAnh.net để xem thêm nhiều bài viết hay nha.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.