x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Những truyền thuyết đô thị Việt rùng rợn không kém nước ngoài

Hoa Le 19:00 - 05/02/2022

Trên thế giới, truyền thuyết đô thị vốn không còn xa lạ đối với những người đam mê thể loại phim, truyện kinh dị. Những tình tiết mang màu sắc u ám với chất liệu từ cuộc sống đời thường càng khiến cho các câu chuyện ấy trở nên rùng rợn, ám ảnh. 

Sau một hồi tìm hiểu, tôi phát hiện ra ở Việt Nam cũng chẳng thiếu những truyền thuyết đô thị, được đồn thổi trong dân gian bấy lâu mà chưa có lời giải đáp. 

Huyền thoại cô Mía tái hiện trên màn ảnh rộng

Cô Mía vốn chẳng còn xa lạ gì với những người dân từ Việt Nam qua đến Campuchia và Lào. Hình ảnh người phụ nữ với mái tóc bồng bềnh, nhưng đôi mắt vô hồn khiến tôi ám ảnh ngay từ lần đầu nhìn thấy. Kể từ đây, biết bao nhiêu lời đồn thổi bí ẩn, huyền bí về nhân vật này. Ai cũng thắc mắc cô gái này là ai, sao lại trở thành hình ảnh quảng cáo quen thuộc trên tất cả các xe nước mía và giải khát từ miền Trung cho đến miền Tây Việt Nam?

Tôi nghe dân tình kể lại, cô Mía là con gái của ông Tư - chủ vườn mía lớn nhất vùng. Đến tuổi đôi mươi, cô xinh đẹp rạng ngời như đóa hoa mùa xuân. Nên bố cô quyết định thuê hoạ sĩ vẽ con gái làm mẫu để quảng cáo cho xưởng mía. Bi kịch cũng từ đó bắt đầu.

Những bí ẩn, góc khuất từ câu chuyện truyền thuyết này đã được đạo diễn Trần Hữu Tấn khai thác và đưa vào tác phẩm Chuyện Ma Gần Nhà sắp công chiếu ngày 11/02 tới đây. Bên cạnh câu chuyện về cô Mía, bộ phim còn lồng ghép cả truyền thuyết về chú hủ tiếu và nhà ngoại cảm tìm mộ. Toàn những truyền thuyết nghe đã lâu nhưng tôi chưa bao giờ biết rõ tường tận về cái kết, nên phải ra rạp xem ngay mới được. 

Nghĩa trang Bình Hưng Hoà

Trước khi có nghĩa trang Đa Phước và Gà Dưa, Bình Hưng Hoà là nơi duy nhất chôn cất người mất và được coi là nghĩa trang lớn nhất thành phố. Cũng từ đây, hằng hà sa số những câu chuyện kinh dị oan khiên được sinh ra. 

Trong số đó, phải kể đến câu chuyện người con gái hát cải lương. Chuyện kể về cô gái 16 tuổi sống ở huyện Bình Chánh, lúc sinh thời say mê cải lương và đem lòng yêu một tài tử trong vùng. Thế nhưng cha cô lại không chấp nhận mối quan hệ này vì gia đình ông là quan chức cấp cao, trong khi chàng trai xuất thân thấp hèn.

Vài tháng sau, cô gái rơi vào tuyệt vọng khi hay tin người yêu mất nên đã buông xuôi trong hồ nước trong nghĩa trang. Kể từ đó, mỗi dịp trăng tròn, người ta lại truyền tay nhau câu chuyện cô gái đứng bên ven hồ ngâm nga khúc cải lương yêu thích.

>>> Xem thêm: Rừng Thế Mạng: Cẩm nang không phải trekker nào cũng biết

Bảo tàng mỹ thuật thành phố

Với những người chơi hệ sống ảo thì Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh là cái tên quen thuộc. Căn dinh thự nguy nga, trang nhã toạ lạc ở trung tâm quận 1 sở hữu lối kiến trúc cổ thời Pháp thuộc, là nơi ở của gia đình ông Hứa Bổn Hoà - hào phú nức tiếng đất Sài Gòn những năm 1920. 

Tương truyền lúc sinh thời, gia đình có nhiều con nhưng hầu hết là con trai. Người con gái duy nhất của họ vốn ít lộ diện nhưng thương thay cô qua đời vì bạo bệnh từ tuổi niên thiếu. Vì quá đau lòng nên ông đem con gái đặt vào quan tài bằng đá và biến căn phòng cô từng ở thành lăng mộ. Sau đó, câu chuyện về hồn ma nữ quẩn quanh trong phủ nhà họ Hứa bắt đầu râm ran. Theo lời hàng xóm, cô gái trẻ bạc mệnh đã ở trong căn phòng này suốt những ngày tháng cuối đời. 

Chung cư 13 tầng ở đường Trần Hưng Đạo 

Chung cư ở số 727 Trần Hưng Đạo, quận 5 từng là nơi sầm uất nhất nhì ở Sài Gòn những năm 1960. Trước đây, toà nhà này là khách sạn President Hotel do ông Nguyễn Tấn Đời - đại gia bất động sản nức tiếng bấy giờ xây.

Theo thiết kế, khách sạn có 13 tầng và 530 căn phòng. Nhiều kỹ sư xây dựng người Pháp từng quan ngại về con số 13 bởi đây là số không may mắn theo quan niệm phương Tây. 

Trong quá trình xây dựng, hàng loạt tai nạn nghiêm trọng xảy ra một cách bí ẩn khiến ông Đời phải nhờ pháp sư Trung Quốc đến để làm lễ. Đến năm 1960 khách sạn hoàn thành, nhưng người dân sống ở khu Chợ Lớn không ngừng thêu dệt những truyền thuyết kinh dị khác nhau  mà nổi tiếng nhất là tin đồn bốn trinh nu dưới toà nhà. 

>>> Xem thêm: Tranh cãi chuyện Lan Ngọc được trao danh hiệu “Đại mỹ nhân”

Các truyền thuyết đô thị vốn luôn khiến người ta vừa ghê rợn, vừa tò mò. Những câu chuyện tưởng chừng như nghe mỗi ngày, được đồn thổi đã lâu nhưng thực hư ra sao thì vẫn chưa có câu trả lời hay ai kiểm chứng. Chính vì vậy, khi các bộ phim chọn đây là đề tài khai thác, tôi cảm thấy vô cùng hào hứng và chắc chắn phải ra rạp để biết được sự thật thực sự là gì. Hãy cùng tôi đi xem phim Chuyện Ma Gần Nhà để biết thêm về các câu chuyện truyền thuyết đô thị của Việt Nam nghen. DienAnh.net hân hạnh là đơn vị bảo trợ truyền thông cho phim điện ảnh Chuyện Ma Gần Nhà. 

Bài viết của Hoa Lê trên DienAnh.net

Nếu bạn yêu thích các bộ phim Việt và muốn hóng hớt showbiz thì hãy theo dõi DienAnh.net để cập nhật những bài viết mới nhất và cùng ngồi tám với tui nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.