x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

No Way Home đem đến trải nghiệm “ảo diệu” không khác gì Harry Potter

Xoài 09:00 - 13/09/2022

Spider-man: No Way Home đã ra rạp cách đây vài tháng nhưng độ hot của phim thì chưa bao giờ là hết. Trải nghiệm của phim còn thú vị hơn khi Doctor Strange góp mặt và đem đến các màn tung biến phép thuật cứu nguy cho cậu nhện tuổi mới lớn, thậm chí ông còn là một yếu tố tác động và giải quyết vấn đề một cách rất kì diệu. Điều này đem đến cho Xoài một cảm giác giống như xem Harry Potter: Bảo Bối Tử Thần phần 1 vậy.

Marvel từ lúc xây dựng hình ảnh của Doctor Strange trong MCU, họ đã có một khoảng thời gian khó khăn để định hình sức mạnh và tác động của ma thuật sẽ ảnh hưởng đến như thế nào đến với vũ trụ điện ảnh này. Nhưng trong truyện tranh thì ông lại được xây dựng rất dễ dàng, Doctor Strange ở comic giống như một yếu tố tác động giải quyết triệt để vấn đề, nôm na dễ hiểu hơn là khi có một vấn đề nan giải nào đó mà đội siêu anh hùng khó khăn để chống lại thì Strange chỉ cần sử dụng một phép phù hợp và cứu nguy dễ dàng.

Nghe qua thì cũng thấy pháp thuật của Doctor Strange khủng khiếp thế nào trong truyện tranh, nhưng Xoài thấy chúng cứ na ná với Harry Potter đến kỳ lạ. Sau khi tìm hiểu thì mình mới rất ngạc nhiên khi các nhà văn của Marvel ngày xưa đều lớn lên cùng các tiểu thuyết của Harry Potter, vì thế nên họ lấy cảm hứng về phù thủy pháp sư và các học viện phép thuật.

>>>Xem thêm: 8 cảnh phim siêu anh hùng có được sức mạnh ấn tượng nhất MCU

Nhưng không vì thế mà họ “sao y bản chính”, thay vào đó họ sửa đổi để tránh trùng lặp với tác phẩm ăn khách bấy giờ. Phần là để cho nhân vật Doctor Strange sẽ không bị dìm dưới bóng của tượng đài Harry Potter bởi vì tình tiết quá giống, phần là cũng vì Harry Potter thuộc sở hữu của một hãng phim cạnh tranh chung.

Quay trở lại với vấn đề chính, điều giống nhau ở đây mà Xoài muốn nói chính là phép thuật về ký ức trí nhớ của cả hai phần phim. Ở Harry Potter: Bảo bối tử thần phần 1, khi Hermione cố gắng xóa ký ức của cha mẹ cô bằng phép Obliviate nhằm bảo vệ họ khỏi các tử thận thực tử, sự tồn tại của cô đã hoàn toàn bị xóa khỏi cuộc sống của cha mẹ cô. 

Điều này có nghĩa là Obliviate thực sự đã viết lại thực tại, giống như phép xóa ký ức của toàn thế giới với Spider-man là Peter Parker vậy, cậu hoàn toàn không tồn tại trong ký ức mọi người nữa và thậm chí các bức ảnh của cậu cùng bạn bè đều không còn hình ảnh của Peter Parker. Vậy nên cả hai phép xóa ký ức trên đều như nhau, đều xóa bỏ thực tại và viết lại chúng.

Tuy nhiên, phép Obliviate trong Harry Potter: Bảo bối tử thần chỉ trong phạm vi nhất định, như ý định ban đầu của Hermione là muốn bảo vệ cha mẹ của cô. Phim cũng chỉ ra rằng việc xóa bỏ sự tồn tại của Hermione là liên quan đến nhận thức và trí nhớ thông qua bản chất của thực tế, điều này đã tạo nên rất nhiều câu hỏi về sự khó hiểu của nó. 

Nhưng với phép xóa ký ức của Doctor Strange thì dễ hiểu hơn khi mà chúng liên quan với khái niệm đa vũ trụ, rằng chúng được chi phối bởi nhận thức. Vì vậy nên khi bùa phép này bị gián đoạn, những cá thể biết đến Peter Parker tràn sang vũ trụ đó và khi thực hiện thành công thì nhận thức của các cá thể đó về Peter Parker bị xóa bỏ.

Tóm lại, các khái niệm pháp thuật trên đều là do sự sáng tạo của các nhà văn tạo ra, mỗi người có một ý tưởng khác nhau nên thật sự rất khó để mà hiểu rõ định nghĩa của những khái niệm đó. Có lẽ khái niệm về phép xóa bỏ ký ức của cả hai tác phẩm trên đều sai lầm ở một điểm nào đó, nhưng Xoài thấy cả hai phim đều đã thành công trong việc khai thác chúng một cách an toàn.

>>>Xem thêm: Những sự kiện chấn động ở giai đoạn 4 làm thay đổi tương lai của MCU

* Bài viết của Xoài chia sẻ tại box Vũ Trụ Phim Marvel

Nếu bạn là fan cứng của Marvel, DC hay những bộ phim trên Netflix , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Spider-Man: No Way Home? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.