x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

No Way Home và Shang-Chi lại giữ kỷ lục trắng tay cho MCU tại Oscars

Trăng Khuyết 15:00 - 30/03/2022

Mặc dù là hai bộ phim lọt top doanh thu khủng nhất 2021, Spider-Man: No Way Home Shang-Chi and the Legend of the Ten Rings vẫn không thể tạo nên kì tích cho Vũ trụ Điện ảnh Marvel tại Oscars. Kể từ khi thành lập, MCU được đề cử cho vô số hạng mục tại giải Oscars thường niên. Tuy nhiên, những bộ phim về người hùng của hãng lại không thể đạt được điều đó. Trên thực tế, hãng phim này chỉ thắng được một vài cúp, một con số quá nhỏ bé so với kho tàng phim khổng lồ mà MCU sở hữu. 

Trong số hàng chục bộ phim MCU có doanh thu lớn và được giới phê bình đánh giá cao, mình thấy Black Panther khá nổi bật khi được đề cử đến 7 hạng mục trong Oscars. Siêu phẩm do Chadwick Boseman thủ vai chính cũng trở thành bộ phim MCU đầu tiên thắng giải Oscars, qua đó “gói mang về” 3 cúp cho Nhạc phim xuất sắc nhất (Best Original Score), Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất (Best Production Design) và Thiết kế phục trang xuất sắc nhất (Best Costume Design). 

Trước đó, hãng phim này đa số chỉ nhận được đề cử cho hạng mục Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất (Best Visual Effects), bao gồm bộ ba phim Iron Man, The Avengers, Captain America: The Winter Soldier, hai phần Guardians of the Galaxy, Doctor Strange, Avengers: Infinity War, Avengers: Endgame

Danh sách phim MCU được đề cử tại Oscars vừa qua gọi tên Spider-Man: No Way Home and Shang-Chi and the Legend of the Ten Rings tại hạng mục Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất. Nhưng thật không may, giải thưởng này lại về tay siêu phẩm khoa học viễn tưởng Dune, cũng là bộ phim nhận được nhiều giải thưởng nhất lễ trao giải. 

Vì đó, Spider-Man: No Way Home and Shang-Chi lại tiếp tục “truyền thống” của MCU khi không thắng nổi một chiếc cúp nào tại lễ trao giải hàn lâm. Có lẽ điều này không quá ngạc nhiên với công chúng, cho dù hãng phim đã sử dụng công nghệ cực kì ấn tượng cho những bộ phim của mình.

Vì sao MCU luôn để vuột mất giải Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất tại Oscars?

Giải thưởng Hàn lâm cho Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất được đánh giá dựa trên “tính nghệ thuật, kĩ năng và độ trung thực của hình ảnh”. Hơn nữa, một lượng hiệu ứng thị giác khổng lồ trong một bộ phim là chưa đủ. Cách mà những hiệu ứng này tác động đến tổng thể bộ phim cũng không kém phần quan trọng. Theo những tiêu chí đó, tại sao những sản phẩm của MCU chưa thể chinh phục được hạng mục nói trên?

Không thể chối cãi rằng những bộ phim về người hùng của Marvel Studios đều là những kiệt tác về hình ảnh - từ công nghệ ghi hình chuyển động cho đến những cảnh hành động nảy lửa. Tuy nhiên, mình thấy những thủ thuật công nghệ này không chỉ có MCU sở hữu, khi có rất nhiều phim bom tấn khác cũng tận dụng những công nghệ trên, thậm chí đạt trình độ ngang hàng với hãng. 

Hơn nữa, càng nhiều bộ phim Marvel được ra lò, những kì vọng của công chúng cũng ngày càng cao. Vì lí do đó, khán giả và các nhà phê bình đã khó tính nay lại còn khắc khe hơn. Mặc dù hiệu ứng thị giác của những bộ phim này không kém đi, nhưng nó đã được dùng đi dùng lại trong suốt nhiều năm. Có những cảnh phim đáng lẽ ra không cần sử dụng nhiều công nghệ đến như thế, mà nên được quay trực tiếp hoặc tối đa hiệu suất của diễn viên chính. Xét đến ngân sách và công sức đổ cho các bộ phim, điều này tạo ra một vấn đề nan giải đối với CGI tại MCU. 

Phải nói rằng, dựa vào hiệu ứng thị giác là một cách hiệu quả để tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất, thay vì phải quay lại cả bộ phim. Họ cũng nên xử lí ổn thoả những địa điểm quay và khả năng của siêu nhân giữa bản truyện tranh và bản live-action. 

Nhưng trong thời điểm những hiệu ứng thực đang quay trở lại và cho khán giả một trải nghiệm hấp dẫn và sống động hơn, những bộ phim dựa vào công nghệ CGI không còn đặc biệt nữa. Như Spider-Man: No Way HomeShang-Chi and the Legend of the Ten Rings, MCU vẫn được tán dương vì sự kì công trong hiệu ứng thị giác, nhưng trừ khi họ thay đổi mọi thứ, thật khó có thể nói trước được thành tích tại Oscars của hãng phim này trong tương lai. 

>>>Xem thêm: Đây là lý do tại sao The Batman sẽ hoàn hảo hơn nếu không có Penguin!

Bài viết của Trăng Khuyết gửi về DienAnh.Net. 

Nếu bạn yêu thích Phim Âu Mỹ, hãy vào DienAnh.net để xem thêm nhiều bài viết hay nha.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.