x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Bom tấn

Phim "ăn theo" thành công: Minions thắng cả tỷ đô, Annabelle lãi lớn

Bánh Đúc 09:50 - 16/07/2022

Bánh Đúc thấy thành công Hollywood không chỉ nhờ kỹ thuật làm phim đi đầu xu hướng, mà còn biết giữ chân mình bằng những dòng phim “ăn theo” (spin-off), đôi khi chính những tác phẩm ấy lại hot hơn cả những bộ phim gốc và sản xuất hàng loạt các phần hậu truyện.

Ở bài viết này, Bánh Đúc sẽ điểm qua 7 bộ phim “ăn theo” thành công của Hollywood trong nhiều năm trở lại đây. Trước tiên mình sẽ sơ lược khái niệm về thuật ngữ Spin-off nhé!

Spin-off là gì?

Spin-off hay còn gọi là “phim ăn theo” là thuật ngữ dùng để ám chỉ những tác phẩm có cốt truyện hoặc nội dung tập trung hoàn toàn vào một nhân vật được yêu thích từ một bộ phim nổi tiếng trước đó, mục đích là để “ăn theo” thành công của phần phim gốc. 

Bánh Đúc thấy bất kể là điện ảnh hay truyền hình, tất tần tật các phim nổi tiếng nào mà có nhân vật được nhiều người yêu thích hay vô tình tạo nên xu hướng trên mạng xã hội, các nhà làm phim thường sẽ cân nhắc, tạo kịch bản với ý đồ phát hành một phần spin-off dành riêng về nhân vật đó.

Bên cạnh đó, mình thấy lợi ích của hình thức này là các nhà làm phim có thể giữ chân người xem, tạo sự duy trì nhất định cho thương hiệu phim ảnh của họ. Hơn nữa, còn được xem là một sự “ăn theo” thành công từ tác phẩm gốc. Bởi đó là hình thức kinh doanh dễ sinh lời trong phim ảnh.

Đặc biệt khi xu hướng các nhân vật phụ ngày một được yêu thích hơn nhân vật chính, nhiều nhà làm phim sẽ lấy đó làm mục tiêu để họ tạo ra nhiều tác phẩm quanh “đứa con tinh thần” ấy. 

Nếu thành công và các nhà làm phim vẫn ấp ủ tham vọng phát triển, mình nghĩ nhiều khả năng nó sẽ trở thành một vũ trụ điện ảnh riêng của thương hiệu đó. Tuy nhiên không phải bất kỳ phim “ăn theo” nào cũng làm được, có nhiều tác phẩm lại không được đón nhận đông đảo và bản thân mình thấy hoàn toàn “lép vế” so với phần phim gốc.

Vì vậy mình nghĩ một trong những yếu tố làm nên thành công của một bộ phim “ăn theo” là đòi hỏi các nhà làm phim phải có tầm nhìn và khả năng dự đoán. Thậm chí họ phải đầu tư cốt truyện và đan xen một số yếu tố bất ngờ thì may ra sản phẩm ấy mới có lợi nhuận cao.

>>> Xem thêm: Giải mã lý do Minions 2 thành công rực rỡ tại phòng vé

Minions

Tuy không phải là bộ phim spin-off đầu tiên, nhưng mỗi khi nhắc đến dòng phim “ăn theo” thì Bánh Đúc không thể không nghĩ ngay đến loạt phim Minions, đây là tác phẩm có nội dung và cốt truyện xoay quanh dàn Minions vàng được lấy từ thương hiệu Despicable Me do hãng Illumination sản xuất.

Chính sự ngộ nghĩnh, đáng yêu cùng khả năng “đa ngôn ngữ” một cách thao thao bất tuyệt, những bé Minions vàng nhanh chóng được nhiều người yêu thích, sự góp mặt của các nhân vật trong đời sống chúng ta kể từ khi Despicable Me phát hành lần đầu vào năm 2010, đã vô tình tạo nên một xu hướng mới. 

Bánh Đúc còn nhớ khoảng thời gian đó, đi đâu cũng gặp Minions, từ những món đồ sinh hoạt thường dùng, đến các ấn phẩm, biểu tượng xung quanh. Đó là lý do để Illumination bắt tay với Universal Pictures cho ra đời phần phim “ăn theo” Minions vào năm 2015.

Chỉ với kinh phí sản xuất khoảng 74 triệu USD nhưng chỉ sau tuần đầu chiếu rạp, Minions đã thu về hơn 400 triệu USD trên toàn cầu. Tính đến hết 26/8/2015, Minions đã thu 321,9 triệu USD tại Bắc Mỹ và 682 triệu USD từ các thị trường ngoại địa, chính thức cán mốc 1 tỷ USD, trở thành bộ phim thứ 23 trong lịch sử phim hoạt hình ăn khách nhất thế giới.

Với sự ra đời của Minions: The Rise Of Gru mới đây, bộ phim cũng nhanh chóng thu được 100 tỷ đồng sau 2 tuần công chiếu tại các rạp ở Việt Nam. Tại các phòng vé ở các nước,  Minions: The Rise Of Gru đã gặt hái gần 400 triệu USD, đạt lợi nhuận cao so với kinh phí đầu tư 80 triệu USD.

Vì vậy, nếu nói đến các phim “ăn theo” thành công, Minions xứng đáng là một trong những đối thủ “nặng ký” mà các tác phẩm khác nên dè chừng.

Annabelle

Nếu để nói phản diện gây ám ảnh và khiến mình sợ nhất chắc có lẽ là Annabelle, được lấy cảm hứng từ một sự kiện có thật ở ngoài đời trong tập hồ sơ phá án từ gia đình Warren, búp bê Annabelle là một trong những đồ vật khiến nhiều người phải dè chừng. Đặc biệt, qua bàn tay nhào nặn của James Wan, búp bê có tạo hình quỷ dị gấp mấy lần so với phiên bản thật.

Là một những nhận vật phản diện thuộc  thế lực siêu nhiên của The Conjuring, Annabelle được hãng sản xuất ưu ái làm hẳn 3 phần phim “ăn theo”, kể về tất tần tật hành trình thao túng từng gia đình một, Bánh Đúc thấy đây là nhân vật gây chia rẽ nội bộ gia đình của rất nhiều nhân vật, kể cả gia đình Warren.

Chính sự thành công của phần 1 khi Annabelle thu về 257 triệu USD doanh thu toàn cầu với mức kinh phí vỏn vẹn 6.5 triệu USD, phần 2 và phần 3 được ra mắt ngay sau đó vài năm cũng đã có một thành công không kém. Cụ thể là Annabelle 2: Tạo Vật Quỷ Dữ thu về 306,5 triệu USD với mức kinh phí là 15 triệu USD, Annabelle 3: Ác Quỷ Trở Về lại nhận được 231,3 triệu USD với mức kinh phí thực hiện dao động từ 27-32 triệu USD.

Tuy phần 1 và phần 3 không được đánh giá cao như phần 2, nhưng Bánh Đúc phải khẳng định đây là nhân vật có sự thu hút với mình, mặc dù xem cả 3 phần phim không lúc nào mình không sợ, nhưng tựu trung thì đó cũng là thành công của thương hiệu này.

The Nun

Sau khi nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới phê bình, The Conjuring 2 nhanh chóng nhận về 2 tỷ USD cho phần hậu truyện của Ám Ảnh Kinh Hoàng trước đó. Với sự trở lại của cặp vợ chồng Ed - Lorraine Warren, bộ phim tiếp tục khai thác những câu chuyện kỳ bí, siêu nhiên xoay quanh các sự kiện có thật từ những tập hồ sơ phá án của hai gia đình này. 

Bánh Đúc thấy thành công của phần 2 không chỉ nhờ cốt truyện với màn “quay xe” thú vị, mà còn là sự xuất hiện mới toanh của phản diện Valak, một ác quỷ ma sơ thao túng mọi hành vi và nhận thức của kẻ yếu. 

Chính vì cái tên Valak quá nổi trội, vô tình đã trở thành một trào lưu trong giai đoạn đó bởi tạo hình kỳ dị của một nữ tu, Warners Bros. đã bắt tay với New Line Cinema cùng sản xuất The Nun, phần spin-off của The Conjuring 2 với mục đích phát triển câu chuyện quanh nữ tu Valak.

>>> Xem thêm: Minions xàm vậy mà lại lập kỷ lục phòng vé quốc tế và Việt Nam

The Nun phát hành vào năm 2018, nhận được nhiều ý kiến trái chiều, có người khen diễn xuất của dàn diễn viên và việc thiết lập bối cảnh u ám, có người thì lại chê bai mạch phim và lối kể thiếu logic. Tuy nhiên, The Nun vẫn ngang nhiên thu về 365,6 triệu USD doanh thu toàn cầu, trở thành phim điện ảnh có doanh thu cao nhất thương hiệu, trong khi kinh phí thực hiện bộ phim chỉ có 22 triệu USD.

Theo thông tin Bánh Đúc được biết, Warner Bros. đang trong quá trình thực hiện phần 2 của bộ phim sau một thời gian “im hơi lặng tiếng”. Dự tính The Nun 2 sẽ chính thức phát hành vào năm 2023.

Puss In Boots

Góp mặt lần đầu trong Shrek 2, chú mèo đi hia láu cá lại vô tình chiếm được thiện cảm với mình nhờ sự tinh ranh, lém lĩnh cùng khả năng chiến đấu không phải dạng thường. Chính vì vậy, đây là nhân vật được DreamWorks thực hiện dự án phim riêng, tên là Puss In Boots.

Phát hành vào năm 2011, Puss In Boots kể về cuộc đời của mèo đi hia tên Puss trước khi xuất hiện trong Shrek 2. Chàng hiệp sĩ đã có một chuyến phiêu lưu với người bạn hình quả trứng tên Humpty Dumpty và cô mèo thông thạo đường phố Kitty. Cả ba phối hợp nhau để cuỗm lấy con ngỗng đẻ trứng vàng nổi tiếng.

Là tác phẩm thành công về mặt thương mại của DreamWorks, Puss In Boots sở hữu 555 triệu USD doanh thu toàn cầu với kinh phí thực hiện là 130 triệu USD. 

Tất nhiên thành công của những bộ phim hoạt hình không chỉ kể đến mức độ nổi tiếng của dàn nhân vật khiến biết bao trẻ em “ngã gục” trước sự dễ thương của họ, mà còn là những bài học sâu sắc về mọi thứ quanh cuộc sống. Chính vì thế, không khó để nhận ra thành công của Puss In Boots đến từ đâu khi chú mèo đi hia đã từng tạo nên dấu ấn với mình trong Shrek 2.

Sắp tới chú mèo đi hia tiếp tục góp mặt trên màn ảnh rộng với Puss In Boots 2: Điều Ước Cuối Cùng. Hãy cùng Bánh Đúc chờ xem thành công có đến với chiến binh mèo không nhé!

Penguins Of Madagascar

Sau thành công của 3 mùa phim Madagascar, các nhà làm phim quyết định làm hẳn dự án riêng về biệt đội chim cánh cụt, bao gồm: Skipper, Kowalski, Rico và Private và phát hành vào năm 2014 với tên gọi Penguins Of Madagascar.

So với Madagascar, cả 4 nhân vật đều có đất diễn để thể hiện trọn vẹn tính cách, sự nghịch ngợm của cả đội khi tham gia vào chuyến phiêu lưu có một không hai. 

Chính xác mà nói, Bánh Đúc thấy Penguins Of Madagascar có chi phí sản xuất không kém gì các bom tấn hành động: 132 triệu USD. Bộ phim đạt doanh thu 83.4 triệu USD ở Bắc Mỹ và 290.2 triệu USD ở các quốc gia bên ngoài, nâng tổng doanh thu bộ phim là 373.6 triệu USD trên toàn cầu.

Penguins Of Madagascar cũng được nhiều đề cử ở các hạng mục phim tại giải thưởng Annie lần thứ 42, Cinema Audio Society lần thứ 51 và Kids’ Choice lần thứ 28.

Planes

Một trong những tác phẩm thuộc dòng phim spin-off khác là Planes, phim hoạt hình “ăn theo” loạt phim Cars do Disney Toon Studio sản xuất. Ban đầu các nhà làm phim chỉ dự kiến phát hành dưới dạng băng đĩa, tuy nhiên, sau đó các lãnh đạo của Disney quyết định biến dự án thành phim chiếu rạp với kinh phí 50 triệu USD bởi tiềm năng “hốt bạc” từ nó.

Planes là tác phẩm spin-off từ loạt phim Cars của Pixar, phát hành vào năm 2013. Mặc dù không được sản xuất bởi Pixar, nhưng bộ phim đã được điều hành sản xuất bởi giám đốc sáng tạo của hãng - John Lasseter, đạo diễn loạt phim Cars

Planes thu về 219 triệu USD doanh thu toàn cầu nhờ các định dạng như Disney Digital 3D và RealD 3D. Bánh Đúc đánh giá đây là một nước đi đúng đắn của nhà sản xuất khi cho phép Planes phát hạnh tại rạp phim thay vì chỉ sản xuất đĩa đơn.

Sau thành công của phần 1, Disney tiếp tục cho ra mắt phần hai ngay sau đó 1 năm, với tựa đề Planes: Fire & Rescue cũng với mức kinh phí tương tự. Dù không thành công vang dội như phần đầu tiên, nhưng mùa 2 vẫn thu về 151,4 triệu USD. Chứng tỏ được sức hút của bộ phim và thiết lập nhiều khả năng cho mùa 3 của thương hiệu Planes.

Finding Dory

Cuối cùng là Finding Dory, câu chuyện về cô cá xanh nhưng “não cá vàng”, bạn thân của hai cha con Nemo, từng góp mặt trong hành trình giải cứu chú cá đỏ ở Finding Nemo. Để dùng từ hay cho bộ phim thì vẫn chưa đủ, vì sau nhiều năm, Pixar và Disney lại cùng kiến thiết nên một huyền thoại mới, mọi thứ tập trung vào Dory và khám phá ý tưởng đoạn tụ gia đình của cô.

>>> Xem thêm: The Rise Of Gru: Cách gây cười "tạp kỹ", thương hiệu đi vào lối mòn

Ngay khi ra mắt tại các rạp phim, Bánh Đúc biết Finding Dory sẽ bội thu vào khoảng thời gian đó, vì những gì mà Finding Nemo đã để lại thật sự không nhỏ, nó là cả tuổi thơ của nhiều người, chứng kiến câu chuyện đoàn tụ của Nemo và cha sau nhiều ngày đi lạc, luôn khiến mình phải sụt sùi. Chính vì vậy, Finding Dory “ăn nên làm ra” nhờ vào dư âm từ Finding Nemo ngày xưa, với 1,028 tỷ USD (kinh phí thực hiện chỉ 200 triệu USD).

Theo Bánh Đúc được biết, Disney đã từng thống kê có đến 26% số người mua vé xem Finding Dory trong thời gian đầu khi bộ phim phát hành là người lớn, và 9% là thanh thiếu niên. Chứng tỏ một điều thương hiệu Finding Nemo vẫn luôn có sức ảnh hưởng tới nhiều người và Finding Dory là một minh chứng kế thừa thành công vang dội ấy.

Tổng kết

Nhìn chung, loạt phim spin-off đều có những thành công riêng của từng tác phẩm. Tuy có thể không phải một kịch bản tốt hay cốt truyện mới mẻ, nhưng chính nhờ sức hút từ phần phim gốc và việc hợp lý hóa nhân vật phụ để ra đời các tác phẩm “ăn theo”, đã làm nên thành công nhất định cho bộ phim.

Vì vậy Bánh Đúc nghĩ, đó là yếu tố làm nên thành công về mặt doanh thu của bộ phim khi không ít người tự hỏi rằng: “Liệu phim về nhân vật đó sẽ như thế nào?” và buộc lòng họ phải đến rạp nhằm tìm lời giải đáp, khơi gợi sự tò mò của nhiều người.

* Bài viết của Bánh Đúc chia sẻ tại box Phim bom tấn

Nếu bạn mê phim hoạt hình hay những nhân vật bước ra từ truyện tranh , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Minions: The Rise Of Gru? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.