x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Ròm: Những số phận xoay vần trên những con số may rủi

Hoa Le 07:00 - 29/06/2021

Trước khi Ròm thắng hạng mục New Currents tại LHP Busan năm 2019, tôi đã rất ấn tượng với phim ngắn 16h30 của đạo diễn trẻ Trần Thanh Huy. Phim ngắn này từng đoạt giải Cánh Diều Vàng 2012 và thậm chí được góp mặt trong hạng mục Góc phim ngắn của LHP Cannes 2013. 

 Tuy nhiên, để phát triển một ý tưởng phim ngắn độc đáo thành một phim điện ảnh, Trần Thanh Huy đã dành 8 năm ròng rã để theo đuổi. Điều này càng khiến tôi trân trọng và đặt nhiều kỳ vọng hơn khi ra rạp để xem Ròm. Có thể, đây không phải là một bộ phim hoàn hảo, nhưng nó lại là chuyến xe mở đường cho điện ảnh Việt sau thời gian dài ảm đạm thiếu vắng đi những tác phẩm chỉn chu và tâm huyết thực sự. 

 Thế giới hiện thực khắc nghiệt ít ai biết

Chọn chủ đề về những người lao động nghèo, đặc biệt là cuộc sống của những thiếu niên đường phố, Ròm kể cho chúng ta về câu chuyện tại 1 khu chung cư cũ sắp giải tỏa tại Sài Gòn. Cuộc sống của những người dân ở đây xoay quanh những con số may rủi bởi họ luôn khao khát có được số tiền lớn đổi đời. 

Nhân vật trung tâm của phim là Ròm (Trần Anh Khoa) - cậu bé mồ côi sống tại 1 khu chung cư cũ với công việc hàng ngày là từ vấn số đề cho mọi người. Cậu sẽ được thưởng tiền nếu ra trúng số và ngược lại, nếu ra sai, cậu sẽ bị đánh. 

Nhưng công việc này đâu phải của mình Ròm độc chiếm. Đối thủ của cậu là Phúc (Anh Tú Wilson) - cậu nhóc hay chơi bẩn, đánh lén để tranh giành mối làm ăn với Ròm. Phúc từng đổ tội cho Ròm đoán số sai khiến một người bị vỡ nợ, điều này làm cậu bị đuổi đánh đến mức phải nương nhờ bà Ghi (Cát Phượng). Tại đây, Ròm tìm cách giúp ông Khắc (Mai Trần) trúng đề. Tin này nhanh chóng lan xa, khiến cậu bị cả chung cư tìm kiếm. 

Câu chuyện của Ròm không quá phức tạp hay lắt léo đến nỗi khiến tôi phải nghiền ngẫm. Trần Thanh Huy cũng chẳng cố để tạo drama hay dựng lên đủ chiêu trò để câu kéo khán giả. Chỉ đơn giản là câu chuyện chơi đề tại khu chung cư cũ nát, xập xệ nhưng vấn luôn khiến tôi tò mò bởi bản thân muốn được chứng kiến từng lát cắt về hiện thực đời sống tại đô thị sôi động nhất Việt Nam. 

Sau khi xem phim, đã có rất nhiều người bạn tại Hà Nội của tôi nói rằng họ không hiểu bộ phim này. Liệu những cảnh trong phim có bị làm quá lên không. Và việc phim được giải cao ở nước ngoài cũng chỉ vì nói đụng chạm đến những yếu tố bất công sâu bên trong xã hội, một điều mới mẻ mà điện ảnh thế giới luôn thèm khát, chứ thực chất phim không xuất sắc đến vậy. 

Bản thân tôi cũng là một người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nhưng thời gian chuyển tới Sài Gòn để sống, tôi nghĩ là phần nào đủ để tôi tự tin nói rằng hiện thực của phim không hề bị làm quá hay biến tướng. 

Những cảnh quay mà ê-kíp đẩy nhân vật lao vào rượt đuổi giữa dòng xe tấp nập, cảnh những đứa trẻ bị chủ nợ hay con nghiện đề đánh túi bụi, cảnh những chiếc bè trên dòng sông ô nhiễm trong khi người dân vẫn phải bám víu vào nơi này để sống,... tất cả đều có thực. Thậm chí, tôi đã đi hỏi nhiều người bạn khác tại Sài Gòn, họ đều có thể cảm nhận được sự chân thật trong bối cảnh và những câu chuyện mà Trần Thanh Huy kể. 

 Những góc quay ngả nghiêng, xiên vẹo trở thành đặc sản

Nói về mặt hình ảnh, thì với Ròm in đậm trong tâm trí của tôi với những góc quay nghiêng ngả đầy tính nghệ thuật. Những màn chao lượn của máy quay trong cảnh Ròm ngồi bình yên trên nóc nhà, giúp khán giả thu vào tầm mắt cảnh sinh hoạt thường nhật của xóm lao động nghèo. 

Khi Ròm và Phúc hỗn chiến, vật lộn trong vũng lầy, máy quay xoay 90 độ liên tục giúp tăng sự kịch tính và gay cấn cho bộ phim nhưng cũng khiến tôi quay cuồng đến chóng mặt. Hay khi Ròm đi trên vỉa hè, một cảnh hết sức bình thường nhưng lại được đạo diễn tạo ra những dao động như để thể hiện sự đắn đo của cậu trước những quyết định to lớn sắp diễn ra. 

Phần âm thanh của phim cũng được làm chỉn chu. Đạo diễn không bị quá lạm dụng hay phụ thuộc vào âm thanh để đẩy cảm xúc cho người xem. Sự xuất hiện của âm thanh trong những cảnh cháy nổi, rượt đuổi giúp cho nhịp phim dồn dập và hỗ trợ cho trải nghiệm xem của khán giả. Những âm thanh xung quanh cuộc sống của người dân lao động như tiếng còi xe, cuộc họp chợ ồn ào, xe lửa xình xịch, tiếng “gọi khách” của dân cò đề cũng được tái hiện sống động và chân thực. 

Tựu chung lại, Ròm không đem đến cho tôi một vẻ đạo hào nhoáng, đẹp đẽ của một đô thị hoa lệ mà ngược lại đó là sự bình phàm, không khí thậm chí có phần tồi tệ và cực đoan. Đó là một bức tranh nhơ nhuốc, thô ráp, sần sùi khác hoàn toàn với cái vỏ bọc hào nhoáng của Sài Gòn. 

 >>> Xem thêm: Thiên Thần Hộ Mệnh: Nữ chính Trúc Anh hóa ra là người oan nhất

Màn trình diễn ấn tượng của dàn sao trẻ

Trong phim, mình rất ấn tượng với diễn xuất của Trần Anh Khoa - cậu bé Ròm và cũng là em trai của đạo diễn Trần Thanh Huy. Mặc dù còn rất trẻ, chưa được học qua trường lớp bài bản, nhưng Trần Anh Khoa thể hiện khá tròn vai của nhân vật chính - cậu bé mồ côi vì thiếu đi tình thương và phải vật lộn mưu sinh mà luôn lầm lì, cục tính. 

Trong từng câu thoại cụt ngủn, cộc lốc của Ròm, chẳng khó để tôi nhận ra tính cách cũng như cái chất đường phố của cậu bé này. Theo chia sẻ của đoàn phim, tôi được biết, nam diễn viên đã phải tập đi lưng còng suốt 4 năm để có thể tái hiện được dáng đi của Ròm sao cho chuẩn nhất. Đặc biệt, ánh mắt sắc lạnh, có phần đau đớn, giận dữ của Ròm trong cảnh vật lộn đánh nhau với Phúc giữa vũng lầy nhơ nhớp cũng để lại ấn tượng mạnh với tôi. 

Còn với Anh Tú Wilson, nam diễn viên áp dụng thành thạo kỹ năng parkour để thực hiện những cảnh mạo hiểm trong phim. Đây là một nhân vật tinh ranh và đôi khi là khó đoán khiến tôi cảm thấy thú vị. Chính tính cách ngỗ ngược và gian xảo của Phúc càng khiến cho hành trình của Ròm trở nên gian nan và có điểm tựa để vùng lên. 

Dàn diễn viên phụ của nghệ sĩ Thiên Kim, Cát Phượng, Mai Trần, Mai Thế Hiệp dừng lại ở mức tròn vai, tạo động lực để đẩy nhân vật chính tỏa sáng. Tuy nhiên, tôi chỉ thấy tiếc cho nhân vật của Wowy vì vai phản diện của anh được xây dựng có phần hời hợt và chưa thuyết phục. Việc đưa nhân vật này vào nửa sau câu chuyện hơi muộn màng và chưa được thuyết phục khiến tôi cảm thấy hụt hẫng. 

>>> Xem thêm: Trạng Tí cần gần 20 tỷ nữa để đuổi kịp doanh thu Thiên Thần Hộ Mệnh

Chiến thắng của Ròm là động lực để phim Việt thừa thắng xông lên 

Ròm sở hữu một ý tưởng kịch bản hay và thú vị. Ngay từ khi xem phim ngắn 16h30, tôi đã cảm thấy phấn khích và yêu thích vô cùng. Tuy nhiên, để phát triển từ một kịch bản phim ngắn thành phim điện ảnh hay chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Đây cũng là một điều khiến tôi cảm thấy hơi tiếc nuối cho Ròm vì vẫn còn nhiều phân cảnh chưa được logic và hợp lý, khiến nhiều khán giả sẽ khó có thể hiểu và thấu cảm được. 

Tuy nhiên, sau rất nhiều chật vật, sự xuất hiện của Ròm tại phòng vé Việt Nam đối với tôi là một kỳ tích. Bởi cuối cùng, sau những kiểm duyệt thì đứa con tinh thần của Trần Thanh Huy vẫn có thể được sống và nhận được sự đón chào nồng nhiệt của khán giả. Doanh thu gần 55 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt chắc chắn là con số vô cùng ấn tượng đối với nhà làm phim trẻ và một bộ phim hơi khó xem với khán giả đại chúng như Ròm

Đây cũng là động lực để khán giả Việt tin tưởng hơn vào chất lượng phim nội địa. Và niềm tin ấy được thể hiện rất rõ thông qua doanh thu khổng lồ của hàng loạt phim “trăm tỷ” sau đó như Tiệc Trăng Máu, Bố Già. 

Nói tóm lại, Ròm là một bộ phim điện ảnh tốt và nhiều tiềm năng. Dù không hoàn hảo nhưng tôi nghĩ bộ phim xứng đáng với sự đón nhận và yêu mến của khán giả. Điều này tạo động lực để các nhà làm phim trẻ tiếp tục phát triển và tạo ra những tác phẩm hoàn thiện hơn trong tương lai. 

*Bài đóng góp của Hoa Lê gửi về DienAnh.Net.

Phim Chiếu Rạp là chuyên mục mà chúng mình khai thác đặc thù về tất cả các phim đã đang và sắp chiếu. Nơi bạn có thể tìm kiếm mọi thứ về điện ảnh từ các bài tham khảo, phân tích, đánh giá, nhận định đến bàn tán, cung cấp thông tin… một cách nhanh chóng, chính xác và dễ hiểu nhất. Là một “mọt phim” có tâm, chúng mình sẽ mang đến cho các bạn những bài viết hay và thú vị nhất.

Đừng quên theo dõi fanpage DienAnh.Net để cập nhật tin tức mới nhất về làng giải trí nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.