x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Ròm, Cô Ba Sài Gòn và loạt phim lấy bối cảnh Sài Gòn

Hoa Le 07:15 - 27/07/2021

Chẳng phải đợi đến tận bây giờ, người ta mới phải lòng Sài Gòn. Trải qua bao nhiêu tháng năm đổi thay, dù đã khoác cho mình chiếc áo mới thì với tôi, Sài Gòn vẫn luôn giữ được một nét đẹp cổ kính, sang trọng nhuốm màu thời gian và gợi cho ta bao cảm giác hoài niệm, nhớ nhung. 

 Và tôi tin rằng không chỉ mình tôi mà có rất nhiều người cũng đem lòng yêu Sài Gòn. Vì vậy mà hình ảnh của thành phố sôi động bậc nhất Việt Nam đã trở thành bối cảnh quen thuộc của điện ảnh nước nhà. Nhiều đạo diễn mang chất Sài Gòn vào tác phẩm như một cách để thể hiện tình yêu, sự gắn bó của họ đối với nơi đây và cũng là để thêm gia vị vào cho tính cách của các nhân vật. Hôm nay, hãy cùng tôi điểm lại những bộ phim  lấy bối cảnh Sài Gòn xưa cũ nhé. 

 

Sài Gòn Trong Cơn Mưa

Ra mắt vào năm 2020, Sài Gòn Trong Cơn Mưa là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Lê Minh Hoàng ấp ủ và thực hiện trong suốt 2 năm ròng. Phim kể về câu chuyện ước mơ và tình yêu của những người trẻ từ tứ xứ gặp nhau ở Sài Gòn. Họ như những chú chim non nớt đi tìm miền đất lành để đậu, nhưng rồi lại bị dòng đời xô đẩy mà lạc mất nhau. 

Kịch bản đơn giản, không có nhiều kịch tính, biến cố nhưng chạm tới trái tim người xem bởi sự mộc mạc, giản dị. Tôi tin rằng bất cứ bạn trẻ nào tìm đến Sài Gòn để lập nghiệp cũng từng có cảm giác chơi vơi và tìm thấy mình đâu đó trong bộ phim này. 

Hình ảnh Sài Gòn một thời xa nhớ hiện lên qua từng chiếc xe máy Honda Cub, qua những con hẻm nhỏ, mái hiên cũ kỹ và những cơn mưa rào vội vã. Chính vì thế, bộ phim tạo cho tôi cảm giác bình yên, nhẹ nhàng nhưng cũng đầy bồi hồi khi nghĩ về Sài Gòn, nghĩ về những ngày lạc lối ở nơi đây. 

Trời Sáng Rồi Ta Ngủ Đi Thôi 

Mang âm hưởng của sự mộc mạc, gần gũi, Trời Sáng Rồi Ta Ngủ Đi Thôi của đạo diễn Chung Chí Công khắc họa cho chúng ta về một Sài Gòn về đêm, dưới những ánh đèn vàng, nơi những người trẻ vẫn ôm ấp ước mơ và hoài bão cuộc đời. Nhưng cũng chính đôi thành xa hoa này đã đẩy họ vào thực tại với sự phũ phàng, khiến họ thấm đòn từ những vết thương lòng, vấp ngã và chơi vơi. 

Nếu bạn chưa từng một lần đặt chân tới Sài Gòn thì đừng lo, vì bộ phim sẽ dẫn bạn đi một tour những địa điểm nổi tiếng tại nơi đây. Bạn sẽ dễ dàng hình dung về thành phố này với sự đẹp đẽ, yên bình nơi chung cư cũ, bảo tàng, chùa cổ, những góc nhà thờ đậm phong cách Pháp, những tiệm cà phê, đường hầm Thủ Thiêm, chợ Bến Thành…

 >>> Xem thêm: Thiên Thần Hộ Mệnh: Yếu tố kinh dị nửa vời, giật gân thì quá non

Ròm

Dù được ra mắt năm 2020, nhưng khác với 2 bộ phim trên, Ròm của đạo diễn Trần Thanh Huy lại khắc họa Sài Gòn chân thực và gai góc hơn rất nhiều. Kịch bản tập trung vào số phận của con người và đặc biệt là những đứa trẻ sống ở những xóm lao động nghèo, khi số phận của họ xoay vần trên đồng tiền và trò đánh đề may rủi. 

Cũng chính từ đây, Sài Gòn hoa lệ hiện lên với một diện mạo hoàn toàn khác. Góc quay đảo nghiêng, chạy theo và nắm bắt từng chuyển động trong bước chạy của những đứa trẻ, đưa tôi và khán giả đến những hang cùng, ngõ hẻm của Sài Gòn. 

Cô Ba Sài Gòn 

Quay trở về Sài Gòn năm 1969, Cô Ba Sài Gòn (2017) là bộ phim giả tưởng kể về nhà may Thanh Nữ nổi tiếng 9 đời may áo dài. Không chỉ lan tỏa thông điệp ý nghĩa về quốc phục Việt Nam mà bộ phim còn đem đến những thước phim về Sài Gòn xưa cũ qua văn hóa thời trang.

Không khó để tôi nhận ra một Sài Gòn của những năm 60, đó là sự lên ngôi của những màu sắc sặc sỡ và ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu. Sau bộ phim này, phong cách retro của Sài Gòn một thời bỗng trở lại và khiến mọi người yêu mến và tìm hiểu nhiều hơn về thành phố hoa lệ này một thời. 

>>> Xem thêm: Sắc Đẹp Dối Trá: Ăn theo tên tuổi Hương Giang nhưng vẫn "flop" sấp mặt

Ngoài những bộ phim trên, vẫn còn rất nhiều tác phẩm khác lấy bối cảnh hoặc cảm hứng về Sài Gòn. Điều đó đủ để cho thấy được sức hút và vẻ đẹp của thành phố hoa lệ này với những nhà làm phim và tình yêu của mỗi người dành cho nơi đây. Dù trải qua bao nhiêu năm, tôi tin rằng Sài Gòn vẫn luôn đẹp, nhiều cảm xúc và khiến chúng ta thương nhớ.

*Bài đóng góp của Hoa Le gửi về DienAnh.Net

Phim Chiếu Rạp là chuyên mục mà chúng mình khai thác đặc thù về tất cả các phim đã đang và sắp chiếu. Nơi bạn có thể tìm kiếm mọi thứ về điện ảnh từ các bài tham khảo, phân tích, đánh giá, nhận định đến bàn tán, cung cấp thông tin… một cách nhanh chóng, chính xác và dễ hiểu nhất. Là một “mọt phim” có tâm, chúng mình sẽ mang đến cho các bạn những bài viết hay và thú vị nhất.

Đừng quên theo dõi fanpage DienAnh.Net để cập nhật tin tức mới nhất về làng giải trí nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.