x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

Số phận của cầu Bifrost được hé lộ trong Thor: Love and Thunder

Yasha 06:30 - 25/06/2022

Mới đây, Marvel Studios đã phát hành đoạn trailer cuối cùng của Thor: Love and Thunder, tiết lộ cho khán giả về số phận của cây cầu Bifrost hiện tại. Vậy điều gì đã xảy đến với nó? Số phận của nó bây giờ là gì? Hãy cùng bàn trong bài viết này nhé!

Trong vũ trụ điện ảnh Marvel, cầu Bifrost vốn là một cây cầu được kết tinh từ năng lượng, là hệ thống trung chuyển được sử dụng để đi đến các cõi khác nhau trong Cửu giới và nhiều hành tinh khác. Người Asgard đã dựng nên cây cầu Rainbow (Cầu Vồng) nhằm tích tụ năng lượng không gian, và xây đài quan sát Himinbjorg tích hợp hệ thống sử dụng năng lượng đó. Khi được khởi động bằng thanh kiếm Hofund của Heimdall, cầu Bifrost sẽ được tạo ra.

Khi sử dụng, Bifrost hoạt động như các lỗ sâu, có thể ngay lập tức vận chuyển người và đồ vật giữa các cõi trong khoảng cách hàng triệu năm ánh sáng. Khi phóng tới các cõi khác, Bifrost xuất hiện như một chùm ánh sáng trắng rực rỡ chiếu xuống bề mặt của nơi đó, đốt cháy mặt đất và để lại một hình vẽ giống như chữ rune. Tuy nhiên, năng lượng của Bifrost kinh khủng đến mức mà nếu Heimdall không đóng nó lại ngay khi dịch chuyển xong, nó sẽ hủy diệt cả hành tinh đó.

Vì lý do này, Loki đã định lợi dụng sức mạnh này để hủy diệt Jotunheim. Tuy nhiên, âm mưu của anh đã toang ngay khi Thor đập vỡ cầu Rainbow. Cầu Bifrost nhờ vậy mà không được tạo ra nữa, và đến mãi sau này thì Heimdall cùng Thor mới khôi phục được nó nhờ năng lượng của khối Tesseract. Tuy nhiên, sau cùng thì nó lại bị đốt thành tro bụi khi Surtur hủy diệt Asgard bằng thanh kiếm Chạng Vạng trong Thor: Ragnarok.

Vậy Bifrost còn tồn tại không? Tất nhiên là có. Vấn đề là tạo nó ra bằng cách nào nhỉ?

Lần đầu tiên Bifrost được triệu hồi ra mà không cần Himinbjorg và cầu Rainbow là từ Thor: The Dark World Prelude - phần tiền truyện kể sâu về những sự kiện trong The Avengers (2012). Cụ thể là khi đó, Odin đã sử dụng ma thuật hắc ám để triệu hồi Bifrost nhằm giúp Thor bắt Loki, với cái giá là sinh lực của cả 2 cha con. Lần thứ 2 là trong Avengers: Infinity War, khi Heimdall dùng ma thuật hắc ám để đưa Bruce Banner về Trái Đất.

Nói cách khác, cầu Bifrost đã luôn tồn tại ngay từ đầu, bất kể Asgard có bị hủy diệt hay là không. Nhưng ở hiện tại, ngoài ma thuật ra thì không còn bất cứ phương thức nào để sử dụng cây cầu đó nữa, bởi các công cụ đều bị hủy diệt cả rồi. Tuy nhiên vẫn còn một thứ khác, đó là Stormbreaker. Là vũ khí được chế tạo cho bậc đế vương, Stormbreaker đã được thấm nhuần thứ sức mạnh có thể tùy ý sử dụng Bifrost.

Trong đoạn trailer cuối cùng của Thor: Love and Thunder, chúng ta đã thấy Thor cắm Stormbreaker vào phần khe trên chiếc thuyền du hành, rồi từ đó mà chiếc thuyền tạo ra cầu Bifrost di động để dùng làm đường chạy trong không gian cho 2 chú dê Toothgnasher và Toothgrinder. Theo mình nghĩ, chi tiết này dựa trên một chi tiết khá thú vị trong truyện tranh đấy.

Cụ thể là sau sự kiện War of the Realms, Punisher đã hứa sẽ báo thù, tiêu diệt những kẻ đã khiến vô số đứa trẻ ở New York trở thành mồ côi. Khi sắp bắt đầu hành trình ấy, anh đã gặp chú dê Toothgnasher chờ sẵn bên ngoài Sanctum Sanctorum, rồi đề nghị nó giúp sức trong nhiệm vụ đầy khó nhằn này. Khi đó, Toothgnasher đã trở thành chú dê kéo chiếc xe tải chiến đấu được trang bị sức mạnh dịch chuyển tức thời của Black Bifrost - hệ thống sao chép Bifrost được đám Hắc Tinh xây dựng.

Như vậy, các bạn đã hiểu rõ về số phận của cây cầu thần bí này trong MCU chưa? Các bạn liệu có còn thắc mắc nào khác về đoạn trailer không? Hãy để lại ý kiến cho mình biết nha!

* Bài viết của Yasha chia sẻ tại box Phim chiếu rạp

Nếu các bạn cũng là fan cứng của Marvel hay DC , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Thor: Love and Thunder? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.