x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

Spider-Man của Andrew Garfield mới là “chiến” nhất No Way Home!

Trăng Khuyết 10:35 - 01/08/2022

Spider-Man: No Way Home đã cho khán giả trải nghiệm những thước phim mãn nhãn, nhưng một trong những điều làm mình ngạc nhiên nhất chính là việc Andrew Garfield đã “giật spotlight” của hai anh Nhện còn lại. Người hâm mộ đã từng chỉ trích anh thậm tệ, chỉ đơn giản vì anh… quá ngầu để vào vai Peter Parker. 

Sự ra đi của Gwen Stacy trong The Amazing Spider-Man 2 đã khiến Peter Parker quẫn trí vì nghĩ mình chính là lí do khiến người yêu và chú Ben qua đời. Anh đã tạm thời không làm Spider-Man nữa, để trở lại và tàn nhẫn hơn xưa. Mất đi Gwen và chú Ben, Peter mất đi cả nhân tính cùng sự hồn nhiên lúc trước, mất đi cả bản thân mà trở thành một kẻ chỉ biết cho mình là đồ thất bại. Quả thực là một bi kịch đau lòng! 

Cho đến khi Peter Parker của Andrew bất ngờ được triệu hồi vào trong vũ trụ của Peter do Tom Holland thủ vai trong Spider-Man: No Way Home, mình mới thấy được độ “chúa hề” của anh khi liên tục “thả miếng” và đùa cợt về bản thân, ngay cả trong tình huống nguy cấp nhất. Cuối cùng, Peter “anh cả”, tức Tobey Maguire đã động viên Peter (Andrew ) rằng anh không tệ như bản thân nghĩ ngay trước trận chiến cuối cùng, và kết thúc bằng một câu “Cậu tuyệt lắm đó!” cực kì sến súa. Chắc đó cũng là lời tiên tri ha, vì sau đó, Peter (Andrew) đã nhẹ nhàng giành được danh xưng “Anh Nhện đỉnh chóp” khi giải cứu MJ (Zendaya). 

Phân cảnh giữa MJ và anh Nhện Andrew rất ý nghĩa vì nó đã phản ánh nỗ lực nhưng thất bại của Peter trong việc giải cứu Gwen Stacy. Khoảnh khắc "Peter" Andrew đáp đất với MJ nằm gọn trong cánh tay, gương mặt của anh đã nói lên tất cả. Phân cảnh đắt giá nhất bộ phim khiến mình vô cùng đau lòng nhưng lại rất đỗi ấm áp: Cuộc chiến đã đến lúc hạ màn, và có người đã tự lấy lại được lòng tự tin của bản thân đã mất từ lâu. 

Mở mắt dậy là thấy bi kịch, có lẽ điều này đã khiến Spider-Man trở thành một nhân vật thú vị, Peter do Maguire thủ vai đã làm được điều này trong ba phần phim riêng của anh, và Holland cũng vậy trong những cảnh cuối của Spider-Man: No Way Home. Trong khi đó, Peter của Andrew lại bị bỏ lửng đến tận 8 năm vì The Amazing Spider-Man 3 đã bị khai tử sau hiệu ứng mờ nhạt của phần 2. 

Màn chốt hạ có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của một tuyến nhân vật nếu được thực hiện bài bản. Hành động nghĩa hiệp của Tony Stark trong Avengers: Endgame được nâng tầm ý nghĩa khi đây là cú chốt cho sự ra đi nhân vật này. Iron Man hi sinh để sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ, và cuối cùng nó đã trở thành một màn đi vào lịch sử của MCU. Tuy nhiên, Peter của Andrew lại có một nước đi hơi khác so với Tony Stark, nhưng lại mang một ý nghĩa tương tự. Ngay cả khi chàng Nhện liên tục nghi ngờ năng lực của bản thân, anh vẫn không do dự chạy đến cứu MJ. Anh không ngừng nỗ lực làm điều đúng đắn, và nhờ cứu sống MJ, anh đã bù đắp được cho những gì mình đã gây ra trong quá khứ rồi.

Màn giải cứu MJ của Peter (Andrew) là một điểm sáng trong một bộ phim vốn dĩ đã ghi ấn tượng mạnh mẽ với khán giả. Cảnh quay đó, và quá trình đấu tranh tâm lí của "Peter" Andrew xuất sắc đến nỗi khiến mình và nhiều người hâm mộ đã phải kêu gào sản xuất The Amazing Spider-Man 3 sau khi xem xong Spider-Man: No Way Home. Andrew Garfield đã hoàn thành trọn vẹn cả hai vai, Peter Parker và Spider-Man - một bên là cậu thiếu niên nhút nhát nhưng thú vị, bên còn lại là một người hùng với quyền năng vô song luôn đứng về phía chính nghĩa.  

>>>Xem thêm: 7 điều có thể được Marvel sửa đổi sau khi xác nhận dị nhân có tồn tại

* Bài viết của Trăng Khuyết chia sẻ tại box Vũ Trụ Phim Marvel

Nếu bạn là fan cứng của Marvel, DC hay những bộ phim trên Netflix , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Spider-Man? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.