x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

Sự khác biệt giữa gia đình Odin trong truyện và trong phim (P.1)

Yasha 07:35 - 01/03/2023

Dù là một trong những gia đình mạnh nhất vũ trụ điện ảnh Marvel, nhưng kết cục của nhà Odin có phần…khá thảm, khi ly tán rồi thậm chí còn ra tay đánh nhau nữa. Xét ra thì kết cục của gia đình này trong truyện cũng không vinh quang gì cho lắm, nhưng ít ra cũng không đến nỗi toang tới mức chỉ còn một mình Thor còn sống. Vậy, đâu là những điểm khác biệt giữa gia đình Odin trong truyện với trong phim nhỉ?

Chị gái của Thor không phải Hela

Trong truyện, Hela vốn không phải chị gái của Thor, mà chỉ có dính dáng tới Loki thôi. Về phả hệ thì giống như thần thoại, Hela là con gái của Loki, nhưng điều này là mập mờ vì Asgard đã trải qua quá nhiều vòng lặp Ragnarok, thậm chí Loki còn chẳng thể nhớ Hela được sinh ra như thế nào. Theo những chi tiết cũ thì Hela được cho là con gái của Odin với một vị nữ thần cổ xưa bị lãng quên, nhưng giờ thì điều đó không còn đúng nữa.

Theo những chi tiết sau này, bàn tay bị chặt đứt của Hela từng biến thành một cô bé tên là Leah, trở thành bạn tốt của Kid Loki. Trong sự kiện Fear Itself, cậu đã dùng cái bóng của kiếm Twilight nhằm viết một chi tiết trong quá khứ của Cul Borson (anh trai Odin), và thế là bản sao của Leah được tạo ra. Trong quá khứ, Leah bản sao đã làm nhiệm vụ chăm sóc cho Cul khi hắn bị thương, rồi tạo ra một điểm yếu để Thor có thể hạ hắn trong tương lai.

Leah sau này đã bị Hela hấp thụ để lấy lại bàn tay, rồi Loki lại viết một câu chuyện khác về Leah bản sao nhằm để cô có thể sống cuộc đời của Leah cũ. Tuy nhiên, khi nhân cách Ikol (ký ức của Loki gốc) nhập vào cơ thể Kid Loki, anh đã quyết định bảo vệ Leah bản sao bằng cách nhờ Hela trục xuất cô về lại quá khứ, để cô trở nên thù ghét anh và sẽ không thể trở thành quân cờ của Loki già.

Khi này, Hela mới hé lộ cho Loki một sự thật: Cô ta chính là Leah. Nói cách khác, việc Loki nhờ Hela đẩy Leah bản sao về quá khứ đã tạo ra một vòng lặp thời gian, khiến cô bé trở nên mạnh mẽ, rồi trở thành nữ hoàng thống trị Hel sau này. Chính vì Leah bản sao là một tạo vật do Loki tạo ra bằng cách sử dụng Twilight Shadow, nên Hela mới gọi hắn là cha, chứ không phải vì hắn “đẩy xe” với cô nữ thần nào đâu nhé!

Nhắc lại về “thần thoại”, người ta thường nói Hela là con gái của Loki với Angerboda, nhưng xét về đặc điểm thì họ chỉ cùng nhau sinh ra rắn Jormungand và sói Fenris thôi. Lý do là vì Angerboda có gen “sói” từ cha là Vârcolac (Thần quỷ sói, tạo vật của Cổ thần Chthon) và gen “rắn” từ mẹ là Echidna (hậu duệ của Phorcys, tạo vật của Cổ thần Set). Nói tóm lại, nguồn gốc của Hela khá mập mờ và chỉ có câu chuyện về Leah thì mới là “tín” thôi.

Những tình nhân của Odin và sự ra đời của Thor

Trên phim, việc Odin có mối tình khác ngoài Frigga vốn không hề được nhắc tới, nhưng trong truyện thì khác. Odin vốn cũng có thể coi là “đào hoa” đấy. Ban đầu, Odin vốn yêu Firehair/Lady Phoenix - vật chủ của Phoenix Force trên Trái Đất vào thời điểm 1 triệu năm Trước Công Nguyên. Cùng nhau, họ đã đã sáng lập đội Avengers đầu tiên, ngăn chặn vô số hiểm họa đến với Trái Đất.

Trong một trận chiến, Black Panther đầu tiên là Mosi đã ra đi do thương thế quá nặng. Tuy nhiên, trong tâm thế là một vị thần, Odin lại tỏ ra không hề đau lòng trước sự ra đi của bạn mình, mà muốn xúc tiến việc kết hôn với Firehair. Vì lý do này mà Firehair nổi giận, tấn công Odin rồi bỏ đi, từ chối vụ hôn nhân ngớ ngẩn này. Tuy nhiên, cô vẫn còn yêu ông ta và cũng lo rằng Odin sẽ vì thất tình mà bỏ bê nghĩa vụ bảo vệ Trái Đất, nên đã đi thuyết phục Cổ thần Gaea…kết đôi với ông ta.

Kết quả của mối tình mới này là Thor đã được sinh ra, nhưng việc này khiến Gaea trở nên kiệt sức, yếu đuối. Trong khi đó, Odin lại đi nhậu nhẹt và chẳng quan tâm gì đến con cái cả. Nhân cơ hội này, Laufey kéo bè kéo cánh tới tấn công, khiến Thor bị một tên Khổng Lồ Băng đánh trúng.

May thay, Firehair đã kịp thời can thiệp, đánh bại bè lũ Laufey rồi dùng ngọn lửa phượng hoàng để khôi phục sự sống cho bé Thor. Nhìn chung, Firehair yêu thương Thor dù là con trai của tình cũ, Phoenix Force do ảnh hưởng của vật chủ cũ nên nhận bản thân là mẹ Thor, còn Gaea thì cũng coi Firehair như người mẹ thứ 2 của con mình. Nhưng vì muốn giữ bí mật, Gaea đã không cho Odin nói sự thật cho Thor biết và giao anh cho Frigga nuôi dưỡng.

Trên đây là một số chi tiết khá khác biệt về gia đình của Odin trong truyện và trên phim. Do bài đã dài, nên mình xin phép tạm ngừng tại đây. Hãy đón đọc những chi tiết khác trong kỳ tới của bài viết nhé!

* Bài viết của Yasha chia sẻ tại box Vũ Trụ Phim Marvel

Nếu các bạn cũng là fan cứng của Marvel hay DC , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Thor: Ragnarok? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.