Nếu bạn đã xem Ma Trận: Hồi Sinh (The Matrix Resurrections) thì Pa Bích tin rằng bạn sẽ có cùng thắc mắc với mình rằng tại sao phần 4 của thương hiệu kinh điển này lại có các pha hành động chán và hời hợt thế này? Xét về tổng thể thì rõ ràng yếu tố hành động trong Ma Trận 4 lép vế hoàn toàn so với bộ 3 cũ.
Ma Trận: Hồi Sinh của đạo diễn Lana Wachowski là phần tiếp nối của bộ 3 Ma Trận năm 1999 và 2003. Phim vẫn tiếp tục xoay quanh mối quan hệ của bộ đôi Neo và Trinity. Vốn là thương hiệu hành động kinh điển một thời, nhưng phần thứ 4 của Ma Trận lại
Phần đầu tiên Ma Trận (The Matrix) đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong làng điện ảnh nói chung và thể loại hành động nói riêng. Sự kết hợp giữa võ thuật và các màn đấu súng đã mang đến làn gió mới mẻ cho Hollywood năm 1999.
Mặc dù 2 phần tiếp theo là The Matrix Reloaded và The Matrix Revolutions không tạo được ấn tượng mãnh mẽ như The Matrix, nhưng các phân cảnh hành động gần như vẫn được khai thác tốt và trở thành yếu tố then chốt tạo nên sự thành công cho thương hiệu Ma Trận.
Do đó, Pa Bích thấy thật kì lạ khi yếu tố hành động kịch tính, vốn là cốt lõi của bộ 3 Ma Trận trước lại mất hút trong Ma Trận: Hồi Sinh.
Các cảnh hành động trong bộ 3 Ma Trận 1999 và 2003 được lấy cảm hứng chủ yếu từ đa thể loại võ thuật, đặc biệt là châu Á. Tại Hollywood lúc bấy giờ, Ma Trận là sự đổi mới mạnh mẽ: Pha trộn võ thuật thế giới và tất cả đều được quay thực tế.
Tinh thần cốt lõi này được bộ đôi đạo diễn Wachowskis thực hiện cho Ma Trận 1999 và biến câu chuyện của Neo cùng những người bạn trở nên khác biệt so với các phim hành động cùng thời tại Hollywood. Mặc dù cảm hứng này vẫn xuất hiện trong Ma Trận: Hồi Sinh, nhưng chỉ là dư vị nhất thời, mang yếu tố gợi nhớ hơn là được tập trung khai thác.
Trận chiến trong Ma Trận 4 thực sự nhạt nhẽo và hời hợt khi so với các bộ phim tiền nhiệm. Có thể phim nặng về truyền đạt khái niệm và triết lý mới của Ma Trận nên yếu tố hành động dường như không được khai thác mạnh. Tuy nhiên, sự cải cách này theo Pa Bích là sai lầm và làm mất đi chất đặc trưng của thương hiệu Ma Trận.
So sánh trận đấu giữa Neo và Morpheus trong Ma Trận và Ma Trận: Hồi Sinh là thấy rõ nhất. Cuộc chiến giữa Keanu Reeves và Laurence Fishburne trong Ma Trận: Hồi Sinh thực sự thiếu lực hơn so với phần phim năm 1999. Dù rằng phần 4 vẫn cố gắng thể hiện tinh thần võ thuật châu Á trong cảnh này nhưng thực sự không tạo được sức hấp dẫn như phần đầu tiên.
Theo Pa Bích, xu hướng làm phim hiện đại có thể là một trong những nguyên nhân làm cho yếu tố hành động trong Ma Trận: Hồi Sinh trở nên kém cỏi. Trái ngược với cuối những năm 1990, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào hiệu ứng kỹ thuật số và đóng thế đã dẫn đến phong cách hành động của Hollywood mất đi tính chân thực, và hầu hết các bộ phim hành động hiện đại (ngoại trừ bộ 3 John Wick của Keanu Reeves) đều đi theo guồng quay này.
Bên cạnh đó, yếu tố hành động giảm sút trong Ma Trận: Hồi Sinh có thể liên quan đến đạo diễn kiêm diễn viên võ thuật huyền thoại của điện ảnh Hồng Kông là Viên Hòa Bình. Ông là đạo diễn hành động kiêm điều phối viên chiến đấu, đã cố vấn và dàn dựng các pha đánh đấm cho cả 3 bộ phim Ma trận gốc (cũng như Kill Bill của Quentin Tarantino). Sự vắng mặt của Viên Hòa Bình trong Ma Trận: Hồi Sinh đã làm cảnh chiến đấu trong phim giảm hiệu quả đáng kể.
>> Xem thêm: Ma Trận 4: Keanu Reeves giữ vững phong độ diễn xuất
Nhìn chung, Ma Trận: Hồi Sinh đã làm tốt vai trò gợi nhớ lại thương hiệu Ma Trận ra đời từ 2 thập kỉ trước với câu chuyện đậm tính hoài niệm, nhưng tiếc là phim lại kém cỏi trong việc xử lý các pha hành động, vốn là thế mạnh và cốt lõi thành công của 3 phần Ma Trận đầu tiên. Đó cũng có thể là lý do vì sao Ma Trận 4 lại thất thế trước Spider-Man: No Way Home, trong khi bản thân bắt nguồn từ thương hiệu phim hành động đình đám một thời.
Bạn nghĩ sao về cảnh hành động trong Ma Trận 4, hãy chia sẻ ý kiến ở phần bình luận nha.
Bài viết được Pa Bích gửi về cho DienAnh.net
Theo dõi DienAnh.net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất.
Facebook - bình luận