x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

DC

Tại sao Superman của Henry Cavill lại không mặc quần đỏ ở ngoài?

Pa Bích 23:40 - 19/08/2022

Pa Bích thắc mắc là tại sao các Superman trên màn ảnh đều mặc chiếc quần đỏ biểu tượng từ nguyên tác truyện tranh còn phiên bản của Henry Cavill trong Man of Steel lại không? Đó là đột phá hay đơn giản là sau bao nhiêu năm Siêu Nhân đã biết mặc quần vào trong?

DCEU bắt đầu với Man of Steel năm 2013, một bộ phim solo của Superman do Zack Snyder làm đạo diễn. Phiên bản Superman của Henry Cavill gây bất ngờ với mình khi khoác bộ trang phục khác biệt với các Siêu Nhân trên màn ảnh trước đó.

Superman trong Man of Steel mặc bộ giáp xanh sậm màu hơn thường thấy cùng áo choàng đỏ, đặc biệt nhất là chiếc quần đỏ mang tính biểu tượng hoàn toàn bị lược bỏ.

Ban đầu, đạo diễn Zack Snyder muốn đưa chiếc quần đỏ đặc trưng của Superman vào bộ đồ của Henry Cavill, nhưng sau đó ông đã đổi ý vì được truyền cảm hứng từ trang phục của Superman trong truyện tranh New 52. Xem xét kĩ lưỡng, Zack thấy lược đi chiếc quần đỏ trông sẽ ổn và phù hợp với DCEU hơn. Thế là Superman trong Man of Steel trở thành phiên bản tiên phong trong việc xóa bỏ hình ảnh Siêu Nhân quen thuộc trên màn ảnh. 

Bên cạnh đó, mình nghĩ có thể Zack Snyder cũng tham khảo tư tưởng này từ bộ 3 phim The Dark Knight của đạo diễn Christopher Nolan và rõ ràng Batman trong loạt phim này cũng không mặc quần đen bên ngoài như nguyên bản. Điều này cũng dễ hiểu khi chính Christopher Nolan là nhà sản xuất của Man of Steel.

Về phía cá nhân mình thì mình thích phiên bản Superman không mặc quần đỏ của Henry Cavill trong Man of Steel hơn. Thứ 1 là trông hợp thời hơn, thứ 2 là nó cực kì phù hợp với vóc dáng của Henry Cavill. Mình đã xem một số hình ảnh fan ghép Superman của Henry mặc bộ trang phục truyền thống và quả thật là không hợp, nhìn cứ buồn cười kiểu gì ấy. Rõ ràng là từ năm 2013, Warner Bros. đã quyết định xây dựng vũ trụ điện ảnh DC mới toanh và những thay đổi mang tính đột phá là điều cần thiết. Dù chỉ là cải cách nhỏ nhưng rõ ràng sự thay đổi trang phục của Superman trong Man of Steel đã mang đến hiệu ứng thú vị lúc bấy giờ.

>> Xem thêm: Buồn nhưng thật: 4 lý do khiến Superman của DCEU thật tệ

Theo Pa Bích tìm hiểu, chiếc quần đỏ thương hiệu mặc bên ngoài đã là một phần trong trang phục của Superman từ lần đầu ra mắt trong truyện tranh vào năm 1938. Trang phục truyền thống của Superman với màu sắc tươi sáng, áo choàng và quần đùi mặc bên ngoài được lấy ý tưởng từ các diễn viên xiếc. Vào những năm 1930, những người biểu diễn xiếc thường là biểu tượng cho sức mạnh thể chất, vì vậy trang phục của Superman mới được khắc họa như thế để tôn vinh năng lực mạnh mẽ của anh.

Biên tập viên nổi tiếng của hãng DC - Ông Julius Schwartz cũng từng chia sẻ về vấn đề này: “Đính chính một chút là Superman không phải mặc quần trong đâu, đó là một cái quần đùi ngắn ôm chặt vào bắp đùi, nó giúp các cử động được linh hoạt và thoải mái hơn. Trong lúc vẽ các cảnh hành động của nhiều siêu anh hùng, các họa sĩ của hãng DC đã phải lấy cảm hứng từ rất nhiều những pha nhào lộn của các diễn viên xiếc trên không hoặc vô số màn khoe cơ bắp của vận động viên đô vật. Những bộ trang phục mà họ mặc đi biểu diễn chính là nguồn gốc của trào lưu mặc quần đỏ trong truyện tranh sau này. Nó được hiểu như một biểu tượng để tôn vinh những con người đã gián tiếp góp phần xây dựng ra hàng loạt siêu anh hùng ngày nay”.

>> Xem thêm: Giải thích bí ẩn: Tại sao Superman lại bay được?

Mình thì thích Superman bỏ đi chi tiết quần đỏ trên trang phục rồi đó, còn bạn, bạn thích bộ đồ của Superman nguyên mẫu hay cải tiến, hãy chia sẻ ý kiến cho mình biết ở phần bình luận nha.

* Bài viết của Pa Bích chia sẻ tại box Vũ Trụ Phim DC

phim DC, đặc biệt là Man of Steel , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Man Of Steel? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.