x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Hàn

Tang Lễ Đầu Xuân, Hope và loạt phim gia đình Hàn ai xem cũng xúc động

Xì Bàng 21:00 - 15/06/2022

Xì Bàng để ý thấy một phim khá ấn tượng với cái tên Tang Lễ Đầu Xuân (Sping Day). Phim khai thác những mâu thuẫn tình thân và có màu giống với Đêm Tối Rực Rỡ.

Thật ra mình thấy điện ảnh Hàn làm khai thác rất tốt các đề tài nhân văn về gia đình và xã hội. Trước Tang Lễ Đầu Xuân, đã có không ít tác phẩm Hàn lấy đi nước mắt của khán giả.

1. Miracle In Cell No.7 (Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7)

Nhắc đến phim Hàn khiến người xem khóc hết nước mắt mà bỏ qua Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 là một thiếu sót quá lớn. Tình cảm cha con sâu nặng lúc này được đặt vào hoàn cảnh hết sức éo le đó là chia ly bởi chốn ngục tù. 

Người cha Lee Yoo Gong thiểu năng trong phim đã phải chịu án tù oan ức bởi sự hãm hại của những kẻ xấu xa. Trong một lần đi mua chiếc cặp hình thủy thủ mặt trăng yêu thích cho con gái mình, anh đã nhờ một cô bé dẫn đến nơi. Tuy nhiên, trời mưa trơn trượt, cô bé bị té ngã và không may qua đời. 

Phía cơ quan điều tra thì cho rằng Yoo Gong chính là kẻ đã ra tay nên bắt anh phải nhận tội. Cộng thêm việc Yoo Gong ngờ nghệch về nhận thức nên không thể nhớ được những sự việc diễn ra vào ngày hôm đó. Sau đó, anh được chuyển đến phòng giam số 7 và tại đây bao điều ấm áp tình người đã xảy ra. 

>>> Xem thêm: Người Môi Giới và những phim Hàn Quốc dựa trên câu chuyện có thật

Tình cha con của Yoo Gong và Ye Seung đã cảm động được cả những kẻ ác tàn độc nhất của phòng giam. Họ trở thành gia đình của hai cha con và tạo mọi điều kiện để cô bé có thể đến thăm cha mình. Tuy nhiên, phân cảnh khiến người xem “rớm lệ" nhiều nhất đó là cảnh Yoo Gong lựa chọn nhận bản án để bảo vệ con gái mình. Ye Seung cũng vì đó mà quyết tâm lớn lên trở thành luật sư minh oan cho cha mình. 

2. Ode To My Father (Lời Hứa Với Cha)

Lời Hứa Với Cha cũng là phim gia đình lấy đi rất nhiều nước mắt người xem khi tạo nên cơn sốt ở phòng vé xứ kim chi. Câu chuyện như một cuốn phim quay chậm về hành trình cậu bé Duk Soo thực hiện lời hứa với cha mình. Duk Soo từ khi còn là cậu nhóc đến khi tóc bạc đều luôn cố thực hiện điều đã cam kết với cha. 

Lời Hứa Với Cha bắt đầu bằng cuộc sơ tán của gia đình cậu bé Duk Soo trong chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950. Khi lên tàu tị nạn, em gái của cậu đi lạc và người cha đã hi sinh ở lại để đi tìm em gái. Duk Soo luôn khắc ghi lời dặn của cha trước lúc chia li: “Giờ con là trụ cột gia đình, hãy làm chỗ dựa cho mẹ và các em con”. 

Lời hứa đó đã là nguồn động lực giúp cậu bé vượt qua mấy mươi năm loạn lạc. Cậu trở thành chỗ dựa chèo chống nuôi sống cả gia đình. Khi đã trưởng thành anh không ngừng tìm kiếm em gái và cha đã thất lạc năm xưa. Duk Soo đã đoàn tụ với em gái năm xưa qua một chương trình truyền hình của Mĩ. 

Tuy nhiên, điều khiến mình thấm thía nhất khi xem phim đó là quyết định đến cửa hàng năm xưa vào cuối phim khi Duk Soo đã là một ông lão. Làm mọi cách cũng không thể gặp lại cha, ông đã nhớ lại lời hẹn gặp lại ở cửa hàng tạp hóa cũ kĩ. Nơi đó chứa đựng biết bao hoài niệm và đau thương về cuộc chia li năm xưa. 

3. The Big Shot (Điều Ước Cuối Cùng Của Mẹ)

Điều Ước Cuối Cùng Của Mẹ cũng là một phim khiến mình khá xúc động bởi tình mẫu tử thiêng liêng mà người mẹ nghèo Soon Ok dành cho con mình. Tình yêu thương con là sức mạnh vô bờ bến để người mẹ này làm mọi cách cứu con trai mình. 

Người mẹ Soon Ok hiện lên với vóc dáng lam lũ, cần cù tại miền quê nghèo Jeolla, bà có một cậu con trai sáng sủa tên là Ki Kang. Tuy nhiên, do bản tính đắc thắng, coi trời bằng vung nên khi đến Seoul cậu đã sa ngã và bị kết án phải lìa xa cõi đời vĩnh viễn. Người mẹ Soon Ok khi nghe tin đã quyết tâm học chữ nhằm viết bản kiến nghị cứu con trai mình. 

Điều Ước Cuối Cùng Của Mẹ đặt tình mẫu tử vào tình huống hết sức éo le, giữa lằn ranh thiện ác, đúng sai. Sự bao dung của mẹ là vô hạn nhưng pháp luật lại công bằng, nghiêm minh. Dẫu biết những điều mình làm có thể trở thành vô nghĩa nhưng bà Soon Ok vẫn thực hiện chúng bằng hết sức lực của mình. 

Điều gì đến cũng phải đến, cảnh chia ly mẫu tử là điều tất yếu nhưng thứ lấy đi nhiều nước mắt người xem chính là hành trình Soon Ok chắt chiu từng hi vọng cứu lấy con mình. Giá như Ki Kang nhận ra được bản tính xấu xa của mình sớm hơn thì có lẽ mẹ cậu đã hạnh phúc hơn rất nhiều. 

4. Romang (Điều Ba Mẹ Không Kể)

Điều Ba Mẹ Không Kể lại là một câu chuyện cảm động đặt ra câu hỏi liệu cha mẹ có phải là gánh nặng cho con cái khi về già. Câu chuyện xoay quanh hai ông bà Nam Bong và Mae Ja đang sống cùng với cậu con trai là Jin Soo. 

Tuy sống cùng nhau nhưng mỗi ngày Nam Bong phải tự lái taxi để nuôi cậu con trai thất nghiệp của mình. Những tréo ngoe ập đến khi một ngày nọ bà Mae Ja mắc bệnh mất trí nhớ. Cả gia đình quyết định đưa bà đến viện dưỡng lão để chăm sóc. Tuy nhiên, sợ vợ côi cút một mình nên Nam Bong không đành lòng mà đón vợ về nhà tự tay chăm sóc. 

>>> Xem thêm: Ngày Mới Tốt Lành: Câu thần chú giúp ta yêu đời hơn mỗi ngày

Không may thay nữa là ông cụ Nam Bong cũng dần có chứng mất trí nhớ giống vợ mình. Cậu quý tử Ki Kang cũng phũ phàng dọn ra ngoài sống vì thấy mẹ cha trở thành gánh nặng. Nam Bong và Mae Ja cũng không một lời trách cứ con trai mình. 

Tình yêu của đôi vợ chồng già ngày càng bền chặt hơn sau những khó khăn dẫu cho trí nhớ không ngừng sa sút. Câu chuyện phim là câu chuyện cảm động về tình vợ chồng ở tuổi xế chiều cùng nhau vượt qua gian khó. Phim cũng phản ánh sâu sắc sự vô tâm, hời hợt của những người con trong xã hội hiện đại. 

5. Spring Day (Tang Lễ Đầu Xuân)

Tang Lễ Đầu Xuân là bộ phim gây cho mình ấn tượng khó phai từ khi mới nghe qua cái tên. Như ai cũng biết thì đám tang là một nét văn hóa nhưng cũng là một dịp rất đau buồn. Nơi đó chất chứa những nỗi niềm, nhung nhớ và thậm chí là nuối tiếc của người sống dành cho người đã ra đi. 

Xem qua trailer thì mình thấy Spring Day có một tình huống rất đặc biệt. Người anh cả của gia đình là Ho Sung sau hơn 8 năm vướng vòng lao lí đã trở về với gia đình để dự tang lễ cha mình. Vì ấm ức lúc sinh thời cha không quan tâm đến mình nên anh đã kì kèo với người nhà hòng chia chác số tiền phúng điếu của cha. 

Tang lễ sau đó cũng trở nên hỗn loạn khi kế hoạch của Ho Sung (Son Hyun Joo thủ vai) bất thành. Các thành viên trong gia đình một mực phản đối phần vì xem thường người anh cả này, phần vì gia đình cũng không còn tài sản. Trong lúc đó thì hai tên giang hồ lạ mặt cũng kéo đến để quấy rối đám tang. 

Mình thấy bối cảnh phim này cũng gần giống với một phim Việt Nam gần đây là Đêm Tối Rực Rỡ. Đằng sau bức di ảnh là biết bao câu chuyện nhân sinh khổ đau. Mình nghĩ sau sự kiện đau buồn này, các thành viên sẽ nhận ra được giá trị đích thực của tình thân.

Mới điểm sơ qua vài phim thôi mà phim nào cũng khiến Xì Bàng xúc động hết nè. Đây chắc chắn sẽ là những gợi ý hay ho nếu bạn đang muốn tìm phim chữa lành tâm hồn đó. Mình là trông đợi nhất Tang Lễ Đầu Xuân để xem chủ đề ma chay của xứ kim chi sẽ được khai thác như thế nào đó. 

Bạn thích nhất phim nào trong list trên, hãy comment bên dưới cho mình biết nha. 

* Bài viết của Xì Bàng chia sẻ tại box Phim chiếu rạp

Nếu bạn quan tâm đến phim Hàn Quốc và muốn đọc review về các phim điện ảnh xứ sở kim chi , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Spring Day (Tang Lễ Đầu Xuân)? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.

Lan Phương bụng bầu 6 tháng, rạng rỡ trong ngày ra mắt phim Kẻ Ăn Hồn

Đức Nguyên

Đức Nguyên

Vượt qua nhiều vòng kiểm định chặt chẽ, Kẻ Ăn Hồn cũng đã chính thức được công chiếu tại các rạp trong toàn quốc, phục vụ những fan của dòng phim kinh dị.