x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

Thor: Love And Thunder bị chỉ trích vì có 5 vấn đề lớn

10:00 - 19/07/2022

Bốn năm sau thành công rực rỡ của Thor: Ragnarok, phần phim riêng thứ 4 của Thần Sấm cuối cùng cũng đã cập bến tại các rạp chiếu phim trên toàn cầu. Thor: Love And Thunder tiếp tục đưa Chris Hemsworth trở lại với vai chính, tham gia vào hành trình ngăn cản Gorr the God Butcher (Christian Bale) thực hiện điều ước tiêu diệt tất cả các vị thần đang tồn tại trong vũ trụ. Rất may, Thần Sấm không đơn độc vì anh có sự trợ giúp của Mighty Thor (Natalie Portman) và Valkyrie (Tessa Thompson). 

Đáng buồn là dù quy tụ nhiều gương mặt đình đám, bộ phim vẫn nhận đánh giá tiêu cực từ giới phê bình. Mặc dù lọt top những bộ phim MCU có doanh thu sau suất chiếu sớm cao nhất và đạt B+ trên CinemaScore - một số điểm tương đối cao, Thor 4 vẫn gây tranh cãi vì nội dung. Hãy cùng mình tìm hiểu xem rốt cuộc, bộ phim bị chỉ trích vì những vấn đề gì nhé.

Thời lượng quá ngắn, nhịp phim nhanh

Bộ phim mới nhất của Taika Waititi bị nhiều người hâm mộ cho rằng có nhịp phim không ổn định và đôi lúc còn thất thường. Đây không phải là điều quá ngạc nhiên vì Thor: Love And Thunder là một trong những bộ phim của vũ trụ điện ảnh có thời lượng ngắn nhất từ ​​trước đến nay: Chưa đầy hai tiếng. Vấn đề đáng chú ý hết là các tình tiết trong phim khá dồn dập khiến nhiều người khó bắt kịp. 

Việc chuyển đổi giữa các cảnh quá nhanh dẫn đến bộ phim trở nên rời rạc, không liên kết. Với một dự án đang cố gắng cân bằng cả chính kịch lẫn hài kịch, nhịp phim cần ổn định và được chau chuốt hơn. Với tốc độ chóng mặt, có lẽ thời lương lâu hơn sẽ giúp Thor: Love And Thunder giải quyết được vấn đề trên. Hoặc, ít nhất, đạo diễn cũng có thể làm các đoạn chuyển cạnh trở nên mượt mà hơn.

Nhiều cảnh có kĩ xảo quá tệ

Không thể phủ nhận rằng ở thời điểm hiện tại, Marvel Studios đang gặp rất nhiều khó khăn với đội ngũ làm kỹ xảo của họ. Doctor Strange 2 có những phân cảnh có kĩ xảo không ổn, loạt phim Ms. MarvelShe-Hulk thì bị chỉ trích vì thiếu đầu tư. Đáng buồn thay, vấn đề này cũng gặp phải trong Thor: Love And Thunder. Hiện tại, công nghệ quay phim với bối cảnh là màn hình LCD đã được cả The Mandalorian Obi-Wan Kenobi ứng dụng, chính vì vậy các phim đến từ Marvel Studios cũng nên sớm bắt kịp công nghệ làm phim này.

Người xem bình thường cũng có thể nhận rõ một số cảnh trong Thor 4 có phần hình ảnh được xử lý khá vội vàng, hay nói thẳng là rất tệ. CGI của phim giống như được làm từ vài thập kỷ trước và đa số đều cho rằng cuộc chiến đen trắng trên mặt trăng, hai con dê, mũ của Chris Hemsworth và chính Korg đều được làm rất xuề xòa, thiếu đầu tư. Trong tương lai, hy vọng các bộ phim của MCU không gặp phải vấn đề về mặt kỹ xảo.

Nhiều miếng hài cũ kỹ được lồng ghép vào từng phân cảnh

Cùng có nhiều yếu tố hài hước, thế nhưng Thor: Love And Thunder lại gặp nhiều vấn đề hơn Ragnarok. Ngoài những phân cảnh về quá khứ của Gorr, mọi khoảnh khắc trong phim đều được thêm thắt yếu tố hài hước và điều này cho thấy rõ phong cách làm phim của Taika Waititi đang có vấn đề. Toàn bộ các thành viên của Guardians of the Galaxy được thêm vào phim như thể họ chỉ ở đó để tạo ra tiếng cười cho bộ phim.

Nhân vật phản diện thiếu đất diễn

Không thể phủ nhận rằng Christian Bale đã tận dụng tối đa khả năng diễn xuất của mình trong vai Gorr nhưng những gì mà nhân vật này cần là được xuất hiện nhiều hơn trên màn ảnh. Không rõ lý do tại sao mà quá khứ và lý do anh trở thành phản diện bị giảm đi khá nhiều trong phiên bản của MCU. Trong truyện tranh, anh mất mẹ, sau đó là vợ và sau đó là các con vì nạn đói. Hoàn cảnh khắt nghiệt này mới giải thích được lý do tại sao anh lại căm ghét các vị thần đến vậy.

Có lẽ lý do chạm vào Necrosword đã phá hỏng tâm trí của Gorr, nhưng việc giải thích rõ hơn hoàn cảnh mà anh từng gặp sẽ làm khán giả hiểu hơn về nỗi căm hận mà anh dành cho các vị thần. Việc có ít cảnh quay với con gái cũng khiến cho phần cuối của bộ phim trở nên gượng gạo và không có nhiều cảm xúc. Tên anh ta là Gorr the God Butcher (kẻ diệt thần) và trong suốt cả bộ phim, khán giả thực sự chỉ thấy anh giết đúng một vị thần. Nếu có nhiều đất diễn, Gorr sẽ là phản diện được yêu thích hơn rất nhiều.

Khai thác cốt truyện hời hợt

Sự xuất hiện của Gorr tạo ra rất nhiều câu hỏi, trong đó có một vấn đề mà mình đã suy nghĩ từ lâu: Sẽ ra sao nếu những người có quyền lực tối cao phớt lờ đi sự tín ngưỡng, tin tưởng mà bạn dành cho họ? Sau cảnh mở đầu của bộ phim, chủ đề này gần như biến mất hoàn toàn. Đây đáng lẽ nên là vấn đề mà Thor phải vắt óc suy nghĩ, anh đã làm được gì cho những người luôn tin tưởng anh? Các vị thần có xứng đáng được yêu thương và ca ngợi khi họ không làm gì không?

Trong truyện tranh, Thor nhận ra rằng câu trả lời là không và điều này khiến anh trở nên không xứng đáng với chiếc búa Mjolnir. Sau đó, Jane trở thành chủ nhân tiếp theo của nó. Thật lãng phí khi Love and Thunder không khai thác những gì mà bộ phim vạch ra ở đầu phim. Hơn nữa, thế giới của các vị thần trong vũ trụ điện ảnh Marvel vẫn còn mơ hồ. Đáng lẽ, đây là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu khám phá tất cả những điều đó, nhưng điều duy nhất mà mình có được chỉ là một chút thông tin về Zeus và thành phố thác loạn của ông. Bạn có hài lòng với chất lượng của Thor 4? Hãy chia sẻ với mình nhé.

>>>Xem thêm: Thor 4: Một bộ phim thuần giải trí, hài hước và vô cùng thú vị

* Bài viết của SEIZEDIX chia sẻ tại box Vũ Trụ Phim Marvel

Nếu bạn là mọt phim Marvel, mê phim DC , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Thor: Love and Thunder? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.