Trong vòng 5 năm qua Chekov đã thấy được sự đa dạng, không chỉ trên màn ảnh mà còn ở hậu trường, đặc biệt là trên ghế đạo diễn. Trong nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp này đã được thống trị bởi nam giới đặc biệt là những người lớn tuổi, da trắng.
Rất may, thời gian gần đây đã chứng kiến sự gia tăng không chỉ các đạo diễn nữ mà cả các đại diện đến từ châu Á. Khá nhiều trong số những bộ phim này đã trở thành một phần của văn hóa chính thống mang lại cơ hội chưa từng có để kể những câu chuyện đa dạng. Trong tháng Di sản của Người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương (AAPI), Chekov muốn giới thiệu đến mọi người 10 phim này nêu bật các nữ đạo diễn châu Á, tài năng và tác động của họ trong ngành.
10. Destroyer (Kẻ Phá Hủy) của Karyn Kusama
Đứng đầu danh sách là bộ phim tội phạm Destroyer năm 2018 do Karyn Kusama làm đạo diễn. Câu chuyện tập trung vào một cảnh sát có tên là Erin Bell (Nicole Kidman) phải đương đầu với băng đảng cũ cô từng tham gia trong một nhiệm vụ. Erin Bell phải truy tìm các thành viên còn lại của nhóm để kết thúc vụ án.
Trước Destroyer, Karyn Kusama cũng được biết đến với một số bộ phim đáng nhớ từ những năm 2000 bao gồm chuyển thể live-action năm 2005 của Æon Flux với Charlize Theron và bộ phim kinh điển đình đám năm 2009 Jennifer's Body với sự tham gia của Megan Fox. Chekov nhận thấy Karyn Kusama rất có sở trường với những câu chuyện do phụ nữ dẫn dắt gay gắt. Nhờ tài năng diễn xuất của Nicole Kidman, Destroyer thực sự gây tiếng vang sau khi ra mắt.
9. Blinded by The Light (Ánh Sáng Chói Lóa) của Gurinder Chadha
Chuyển sang tông màu nhẹ nhàng hơn, chúng ta có bộ phim hài - chính kịch Blinded by the Light năm 2019 của đạo diễn người Anh gốc Ấn, Gurinder Chadha. Câu chuyện của phim lấy bối cảnh ở nước Anh những năm 80, nơi thiếu niên người Anh gốc Pakistan, Javed Khan (Viveik Kalra) mong muốn cải thiện cuộc sống nghèo khó.
Những cuộc đấu tranh kinh tế và thất nghiệp cùng với sự phân biệt mà người Pakistan và người Hồi giáo phải trải qua đã ảnh hưởng nặng nề đến gia đình Javed Khan.
Chìm trong vực sâu tăm tối, Javed Khan tìm thấy tia sáng hy vọng bằng cách viết lách và âm nhạc của Bruce Springsteen. Gurinder Chadha vốn mát tay trong việc đưa các nhân vật nữ chính Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ vào các bộ phim của cô.
Nữ đạo diễn cũng làm điều tương tự với Javed, người phải chịu đựng xung đột về bản sắc văn hóa, xuất phát từ trải nghiệm của người nhập cư châu Á về việc hiếu thuận với gia đình nhưng cũng muốn theo đuổi ước mơ cá nhân.
8. Lucky Grandma của Sasie Sealy
Đạo diễn người Mỹ gốc Hoa Sasie Sealy đã ra mắt đạo diễn tại Liên hoan phim Tribeca với bộ phim hài đen tối (black comedy) Lucky Grandma. Nội dung phim kể về bà nội Wong (Tsai Chin), một phụ nữ Trung Quốc góa bụa, hay hoài nghi đến thăm một sòng bạc ở thành phố Atlantic sau khi được thầy bói hàng xóm (Wai Ching Ho) cho biết rằng "ngày may mắn sắp đến".
Thật không may, bà nội bị cuốn vào cuộc chiến mafia dẫn bà vào một số rắc rối. Chekov ấn tượng ở bộ phim này bởi rất hiếm tác phẩm có nhân vật chính là người châu Á lớn tuổi. Sasie Sealy mang đến một câu chuyện hấp dẫn và mới mẻ cho phép Tsai Chin tỏa sáng.
Cũng đáng chú ý là cách một bộ phim lấy bối cảnh của Mỹ có phần lớn các đoạn hội thoại bằng tiếng Quan Thoại. Một tiền đề đơn giản như vậy cuối cùng lại dẫn đến một cuộc phiêu lưu điên rồ khiến khán giả nhớ đến khẩu hiệu chính của bộ phim là “hãy tôn trọng những người lớn tuổi”.
7. Yellow Rose (Bông Hồng Vàng) của Diane Paragas
Đạo diễn người Mỹ gốc Philippines Diane Paragas từng làm Chekov nhớ mãi không thôi với tác phẩm năm 2019 Yellow Rose. Bộ phim xoay quanh Rose Garcia (Eva Noblezada), một thiếu niên người Philippines muốn theo đuổi ước mơ trở thành ca sĩ nhạc đồng quê khi sống ở Texas.
Tương tự như Blinding by the Light, Rose phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là một người nhập cư khi mẹ cô, Priscilla (Punzalan) bị các cảnh sát bắt đi, buộc Rose phải kiếm sống và suy ngẫm về giá trị ước mơ của mình.
Diane Paragas nắm bắt một cách tuyệt vời câu chuyện mới lớn này thông qua việc “dệt” nên ca khúc đồng quê xuyên suốt câu chuyện. Bộ phim cũng thể hiện thực tế của những trải nghiệm nhập cư khi mẹ của Rose đã phải làm việc chăm chỉ trước khi bị bắt đi do bị coi là một người nhập cư bất hợp pháp.
Mặt khác, Rose của Tita Gail (Lea Salonga) sống thoải mái sau khi kết hôn với một người đàn ông da trắng và đã hoàn toàn hòa nhập với lối sống của người Mỹ.
6. Always Be My Maybe (Luôn Luôn Có Thể) của Nahnatchka Khan
Một trong những bộ phim hài hước khác trong danh sách này là bộ phim rom-com của Netflix 2019 Always Be My Maybe do đạo diễn người Mỹ gốc Iran Nahnatchka Khan chỉ đạo. Vốn là fan cứng của thể loại stand-up comedy, Chekov bất ngờ bởi Ali Wong và Randall Park tham gia đóng chính.
Cả hai đều viết kịch bản cho Always Be My Maybe và muốn phát triển “phiên bản châu Á của When Harry Met Sally”. Câu chuyện kể về Sasha (Ali Wong) và Marcus (Randall Park) vốn là những người bạn thời thơ ấu, trải qua giai đoạn lãng mạn trước khi chia tay sau một cuộc tranh cãi.
Sau 15 năm, họ đoàn tụ với tư cách là những người trưởng thành, ở những giai đoạn khác nhau của cuộc đời nhưng quyết định hàn gắn lại tình bạn của họ và xem điều gì sẽ xảy ra. Always Be My Maybe gây cười nhờ phản ứng tuyệt vời giữa Ali Wong và Randall Park và thậm chí là sự xuất hiện của Keanu Reeves trong một vai ngớ ngẩn nhưng rất xứng đáng.
Nahnatchka Khan cũng nêu bật văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc, biến Always Be My Maybe thành đại diện châu Á xuất sắc trong thể loại rom-com mà hiếm khi có vai chính châu Á cho đến bộ phim Crazy Rich Asians năm 2018.
5. The Farewell (Lời Từ Biệt) của Lulu Wang
Quay trở lại mạch phim độc lập, năm 2019 cũng mang đến một bộ phim truyện cá tính và sâu sắc từ đạo diễn người Mỹ gốc Hoa Lulu Wang. The Farewell tập trung vào một gia đình Trung Quốc cố gắng giải quyết khi biết người bà của họ - Nai Nai (Shuzhen Zhao) mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Họ quyết định không thông báo thông tin đau buồn, thay vào đó tổ chức đám cưới trong gia đình như một cuộc đoàn tụ cuối cùng khiến Billi (Awkwafina), cô cháu gái lớn lên ở Mỹ thất vọng. Bộ phim được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Sundance vào năm 2019 và nhận được rất nhiều lời khen ngợi với màn trình diễn ấn tượng của Awkwafina đã mang về cho cô giải Quả cầu vàng với tư cách Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.
Điều khiến bộ phim trở nên đặc biệt là cốt truyện dựa trên câu chuyện có thật về cuộc đời của Lulu Wang, cụ thể là thời điểm bà của cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn 4. Chekov rơi nước mắt bởi phim xoay quanh vấn đề rất thực tế về bản sắc văn hóa của những người Mỹ gốc Á thế hệ đầu tiên khi đối mặt với các giá trị truyền thống.
4. Birds of Prey (Birds of Prey: Cuộc Lột Xác Huy Hoàng Của Harley Quinn) của Cathy Yan
Trong lĩnh vực điện ảnh truyện tranh, rất may phụ nữ đã có cơ hội đạo diễn khá nhiều bộ phim, đặc biệt là những tác phẩm tập trung vào các nhân vật nữ. Điều này cũng tương tự đối với bộ phim ăn khách Birds of Prey năm 2020, do đạo diễn người Mỹ gốc Hoa Cathy Yan đảm nhiệm.
Sau khi chia tay với Joker, Harley Quinn dính líu tới một tên móc túi trẻ tuổi tên là Cass (Ella Jay Basco) đã đánh cắp một viên kim cương mà Roman Sionis (Ewan McGregor) đang tìm kiếm. Trên đường đi, cô hợp tác với Black Canary (Jurnee Smollett), Huntress (Mary Elizabeth-Winstead) và Renee Montoya (Rosie Perez).
Chekov nhận xét Birds of Prey là một sự bổ sung xuất sắc trong việc giới thiệu một đội toàn nữ. Bộ phim cũng đã làm rất tốt trong việc tái tạo và phát triển Harley Quinn thay vì chỉ là người tình của Joker.
3. Reminiscence (Hồi Tưởng) của Lisa Joy
Reminiscence là sự ra mắt đạo diễn của biên kịch kiêm nhà sản xuất người Mỹ gốc Đài Loan Lisa Joy. Câu chuyện của Reminiscence lấy bối cảnh tương lai gần nơi Nick Bannister (Hugh Jackman) là một chuyên gia giúp mọi người hồi tưởng lại ký ức của mình thông qua công nghệ đặc biệt. Anh gặp Mae (Rebecca Ferguson), cả hai rơi vào lưới tình đến khi cô biến mất vài tháng sau đó, khơi dậy một bí ẩn mà Nick vướng vào.
Chekov biết được Lisa Joy không còn xa lạ với những câu chuyện khoa học viễn tưởng hấp dẫn vì cô cũng là một trong những người sáng tạo và sản xuất loạt phim nổi tiếng của HBO Westworld cùng với chồng là Jonathan Nolan (anh trai của Christopher Nolan).
Lisa Joy tạo ra một bí ẩn ly kỳ mở ra từ góc nhìn của nhân vật chính bị ám ảnh khi cố gắng tìm ra câu trả lời. Bộ phim mang phong cách noir cũng gợi nhớ đến những tác phẩm khác như Memento hay Chinatown. Mặc dù Reminiscence nhận được một số điểm tiêu cực từ các nhà phê bình, Lisa Joy vẫn nỗ lực hết mình cho bộ phim với một cốt truyện bí ẩn và độc đáo, cùng với diễn xuất mạnh mẽ của Hugh Jackman và Rebecca Ferguson.
2. Eternals của Chloé Zhao
Sau Cathy Yan, Chloé Zhao là nữ đạo diễn châu Á tiếp theo đảm nhận vai trò dẫn dắt một bộ phim chuyển thể truyện tranh khác - Eternals năm 2021 của Marvel.
Eternals tập trung vào một nhóm sinh vật sở hữu siêu sức mạnh đã có mặt tại Trái đất kể từ buổi bình minh của loài người. Sau khi tách ra và sống trong bí mật hàng thiên niên kỷ, họ được kêu gọi đoàn tụ một lần nữa khi những sinh vật nguy hiểm được gọi là Deviants tái xuất. Dù phim nhận về phản ứng trái chiều từ công chúng nhưng Chekov thấy rằng Eternals là một trong những bộ phim tham vọng và độc đáo nhất trong MCU.
Chloé Zhao đã đóng góp các chủ đề triết học và hình ảnh tuyệt đẹp với dàn diễn viên đặc biệt gồm toàn những ngôi sao tài năng và đa dạng. Eternals đã phá vỡ một số rào cản vì nó bao gồm đại diện khiếm thính trong nhân vật Makkari (Lauren Ridloff) và thậm chí cả đại diện LGBTQ+ với Phastos (Brian Tyree Henry) và chồng.
1. Turning Red (Gấu Đỏ Biến Hình) của Domee Shi
Đứng đầu danh sách là bộ phim hoạt hình thú vị Turning Red, do nhà làm phim hoạt hình người Canada gốc Hoa Domee Shi làm đạo diễn. Chekov ngưỡng mộ Domee Shi bởi cô có một bản lý lịch ấn tượng khi làm việc dưới trướng Disney và Pixar với tư cách là họa sĩ phân cảnh cho các bộ phim như Inside Out và Toy Story 4.
Đáng chú ý nhất, Domee Shi là đạo diễn cho phim hoạt hình ngắn Bao, mang về cho cô một giải Oscar cho Phim ngắn hoạt hình hay nhất và sớm đưa cô đến với Turning Red.
Bộ phim theo chân Meilin Lee (Rosalie Chiang), một cô gái 13 tuổi người Canada gốc Hoa luôn cố gắng cân bằng việc học, cuộc sống xã hội và nhiệm vụ giúp đỡ mẹ cô, Ming (Sandra Oh ). Tuy nhiên, một lời nguyền gia tộc đã biến cô thành một con gấu trúc đỏ khổng lồ.
Cho dù đó là bản chất gắn bó chặt chẽ của các mối quan hệ cha mẹ và con cái ở châu Á hay xung đột giữa bản sắc văn hóa châu Á, Domee Shi mang đến những câu chuyện hay và sâu sắc.
Chekov rất vui khi chứng kiến những tài năng nữ kể trên “đơm hoa kết trái” ở lĩnh vực vốn được xem là lãnh thổ của nam giới, đồng thời truyền tải nhiều câu chuyện đa dạng. Mỗi tác phẩm đều có nét riêng, sự thú vị riêng. Bạn thích phim nào nhất, hãy cho Chekov biết nhé!
>> Xem thêm: Love, Death + Robots mùa 3: Mãn nhãn với kỹ xảo, cốt truyện hack não
*Bài đóng góp từ Chekov gửi về cho DienAnh.Net.
Nếu bạn yêu thích Phim Âu Mỹ, hãy vào DienAnh.net để xem thêm nhiều bài viết hay nha.
Facebook - bình luận