x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Văn hóa ma chay trong Đêm Tối Rực Rỡ: Chân thật và đau buồn

Lọ Lem 07:00 - 05/04/2022

Sau khi tìm hiểu về bộ phim thì mình thấy khá bất ngờ khi đây lại là sản phẩm của một tác giả người nước ngoài - Aaron Toronto. Theo như Aaron Toronto chia sẻ thì đây là những đúc kết và chiêm nghiệm của anh suốt 16 năm sinh sống tại Việt Nam.

Mình thấy thông thường người nước ngoài hay tìm hiểu về tập tục văn hóa của Việt Nam nhưng mình không nghĩ Aaron Toronto lại chọn một bước đi táo bạo khi khai thác một đề tài “nhạy cảm” trước đây chưa từng có như vậy.

Hãy cùng mình tìm hiểu về văn hóa ma chay trong Đêm Tối Rực Rỡ và xem xem Aaron Toronto đã biết đám tang của gia đình Xuân Thanh trở thành một đám tang như thế nào nhé!

Đám tang độc nhất thế giới

Đám tang, ma chay với bất cứ đâu trên thế giới đều là một thông tục và cũng là sự kiện bắt buộc phải xuất hiện để đánh dấu sự kết thúc của một đời người. 

>>> Xem thêm: Đêm Tối Rực Rỡ tung ảnh nhân vật ấn tượng, ai cũng có bộ mặt thứ hai

Mình thấy có một sự thật là ai rồi cũng phải chết, nhưng mình sẽ không dễ dàng chấp nhận trước sự ra đi của một ai đó mà mình thương yêu. 

Một tang lễ diễn ra chính là một sự kiện để tiễn đưa người mất từ lâu đã trở thành một điều gì đó vừa buồn bã, vừa thiêng liêng. Mình thấy thường thì ai trong trường hợp mất đi người thân cũng sẽ có cảm giác mất mát to lớn, sự kiện đó cũng có thể thay đổi một phần lối sống của họ về sau. 

Chắc cũng vì nó như một tập tục văn hóa mà tang lễ ở mỗi nơi trên thế giới đều sẽ khác nhau. Việc tổ chức tang lễ cũng phụ thuộc vào tín ngưỡng và niềm tin tâm linh, vậy nên mình có thể thấy vô vàn những đám tang khác nhau trên phim ảnh, sách vở hay từ những lần mình bắt gặp ngoài đời thực. 

Mình để ý là đám tang ở phương Tây thường sẽ diễn ra trong một không khí trầm mặc, tất cả những người tham dự đều mặc đồ đen trong khi ở Việt Nam thì đa dạng hơn. Đám tang ở Việt Nam, những người thân trong gia đình sẽ mặc áo tang (chiếc áo vải xô màu trắng, mặc phủ lên người) và đeo khăn tang (với những người đội tang người đã mất). 

Nó khiến mình có cảm giác tang tóc và đau thương hơn. Khi còn nhỏ thì mình cảm thấy hơi “sợ” cái không khí trong đám tang và thường thì ba mẹ cũng sẽ không cho mình đến dự đám tang trừ khi là những người quá gần gũi như ông, bà, cô, chú…

Việt Nam mình cũng có nhiều cách để tổ chức đám tang, ma chay, tùy thuộc vào đạo giáo, vùng miền.

Mình thấy đám tang miền Bắc và miền Nam có những điểm khác biệt vô cùng to lớn. Đám tang miền Bắc bị ảnh hưởng bởi Nho Giáo nên họ xem đám tang là đám hiếu. Cũng chính vì vậy mà mọi người thường khóc rất nhiều và không khí của đám tang rất trang nghiêm. 

Đám tang miền Nam thì lại khác. Nó như một dịp để mọi người có thể uống rượu bia, hát karaoke, mời những đoàn múa lửa, hát loto tới hát, thậm chí có thể đánh bài. Ngày còn nhỏ mình cũng không hiểu tại sao mọi người lại có thể cười nói vui vẻ và chơi như vậy khi người thân của mình vừa mất đi. 

Sau này thì mình mới biết được họ làm vậy vì muốn cho người đã khuất biết rằng dù thế nào thì họ vẫn có thể vui vẻ sống tiếp. Làm vậy cũng là để người mất khỏi cảm thấy day dứt, có thể thanh thản ra đi. 

Với đạo diễn Aaron Toronto thì đám tang của người miền Nam là đám tang độc nhất thế giới. Đó là một sự kiện đau buồn, mất mát, tang thương nhưng vẫn rực rỡ màu sắc. 

Đám tang trong Đêm Tối Rực Rỡ như một dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ. Họ gặp lại nhau khi đã có cuộc sống riêng và cùng nhau tưởng nhớ về người ông đã mất của mình. 

>>> Xem thêm: Đêm Tối Rực Rỡ có đang khai thác đề tài quá nhạy cảm?

Thế nhưng không đơn giản dừng lại ở đó, trong đám tang ấy còn có một sự kiện bất ngờ ập đến. Từ đó, những góc khuất tưởng như đã chôn vùi đã bị khai quật.

Đám tang, đoàn tụ và nỗi đau về những hành vi thiếu tử tế trong gia đình

Có một điều rất đặc trưng ở đám tang miền Nam nhưng mình thấy vẫn thường bị tranh cãi nhiều đó là hay mời những người đồng tính đến hát góp vui. Những người này thường sẽ trang điểm và ăn mặc lòe loẹt để tạo không khí sôi nổi, tạo tiếng cười. Những gia đình giàu có còn mời cả nghệ sĩ cải lương đến biểu diễn. 

Nhiều người sẽ cảm thấy đó là hành động khiếm nhã, thiếu nghiêm túc mình cũng không nghĩ ai đúng ai sai vì đó là sự lựa chọn của mỗi gia đình. Nhưng theo như mình biết thì việc mời những người đồng tính đến để hát góp vui như là một sự tôn trọng dành cho người đã khuất, cho họ được “sống” thật rộn rã đến những giây cuối cùng.

Vì bối cảnh chính trong phim là ngôi nhà và chỉ xoay quanh đám tang nên để đem đến cảm giác chân thật nhất thì âm nhạc của Đêm Tối Rực Rỡ đã được thu âm trực tiếp từ màn biểu diễn ở hiện trường. Cộng với ánh sáng, màu sắc được tính toán kỹ lưỡng, nó đã mang đến một không gian rất thật, rất đời. 

Cũng vì nó thật quá nên mình cảm thấy sợ. Sợ cái không gian, bối cảnh, sợ luôn cả những sự việc diễn ra trong phim và sợ luôn cả cách mà các thành viên trong gia đình đối xử với nhau.

Với gia đình Xuân Thanh trong Đêm Tối Rực Rỡ, sự hoa lệ, hào nhoáng của đám tang đó chính là chiếc mặt nạ để che giấu cảm xúc thật của mỗi người. Ngoài câu chuyện về văn hóa ma chay thông thường, đạo diễn Aaron Toronto cũng lồng ghép vào đó những thông điệp ý nghĩa về cách đối xử với nhau và là tiếng nói tích cực về vấn nạn bạo hành gia đình.  

Với mình đây là một đề tài vô cùng thú vị. Và điều đáng nói ở đây là một nét văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam sẽ được kể lại với góc nhìn của một đạo diễn người nước ngoài nên nó càng làm mình thấy thích thú. 

Bài viết được Lọ Lem gửi về cho DienAnh.net

Cập nhật đầy đủ thông tin về Đêm Tối Rực Rỡ! tại Thư Viện Phim nhé.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.