x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Bố Già được nhận xét trên báo Mỹ ra sao mà nhận Cà chua thối?

H.L 13:00 - 21/02/2022

Cuộc tranh cãi nảy lửa xung quanh câu chuyện Bố Già của Trấn Thành nhận “Cà chua thối” của báo Mỹ vẫn chưa có hồi kết. Người thì bênh vực cho rằng không nên lấy 7 chiếc review của giới phê bình nước ngoài để thể hiện cho tầm nhìn nhược tiểu của bản thân, rồi nhân cơ hội dìm hàng con cưng Trấn Thành. Một bộ phận khác thì cho rằng phim bị đánh giá vậy có oan đâu, vì chất lượng ra sao, người ta nói vậy mà. 

Nên nhân đây, tôi cũng muốn cùng các bạn đào sâu hơn về bài review phim Bố Già (Tựa tiếng Anh: Dad, I’m Sorry) của tờ Variety. Sở dĩ tôi chọn bài viết này là bởi mức độ uy tín của trang báo lẫn nội dung phê bình đầy tính xây dựng của cây bút Mark Keizer.

“Một ông bố Việt Nam truyền thống và vĩ đại đương đầu với những mong muốn, nhu cầu và đôi khi cả sự phẫn nộ của một đại gia đình hỗn loạn trong bộ phim Bố Già của diễn viên hài Trấn Thành. Đây là tác phẩm có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Việt Nam tính tới thời điểm này (đánh bại cả Avenger: Endgame), vì vậy không có gì ngạc nhiên khi bộ phim này đăng kí dự Oscar 2022. 

 Trấn Thành, diễn viên kiêm đồng biên kịch, cố gắng hết sức để phác họa một bức tranh tầng tầng lớp lớp về cuộc sống của người Việt Nam và anh ấy đặc biệt quan tâm đến những thay đổi văn hoá làm gia tăng khoảng cách thế hệ. Thế nhưng bộ phim này lại chuyển từ diễn tâm lý tình cảm sang sân khấu hài kịch với sự từ bỏ những mối quan tâm và hiểu biết của anh ấy. 

Bố Già dựa trên loạt phim dài 5 tập cực kỳ nổi tiếng trên mạng xã hội của Trấn Thành. Tại đây, cựu giám khảo Vietnam’s Got Talent hoá thân vào vai Ba Sang, ông bố trung niên, nợ nần, sống trong căn nhà dột nát tại một con hẻm nhỏ ở Sài Gòn cùng cậu con trai Quắn (Tuấn Trần) và cô con gái 6 tuổi Bù Tọt (Ngân Chi). Con hẻm còn có nhiều người khác sinh sống, đều là bà con họ hàng của Ba Sang. Những người này gồm chị gái Giàu (Ngọc Giàu), người em trai Phú (Hoàng Mèo) và cậu út nát rượu còn mắc nợ yang hồ Quý (La Thành). Nếu phải tìm ra điểm chung của tất cả những người này thì đó là họ có xu hướng phàn nàn với những cuộc đối thoại ồn ào.

Bởi vì câu chuyện được trình bày theo nhiều hướng nên nó không thể đáp ứng đủ nhu cầu của tất cả các nhân vật này. Tệ hơn nữa, nó bóp nghẹt mối quan hệ trung tâm đầy hứa hẹn của bộ phim giữa Sang và Quắn, cướp đi đánh giá độc đáo và rõ ràng của người xem về động lực giữa các thế hệ Việt Nam hiện đại. 

>>> Xem thêm: Bố Già nhận 29% Cà Chua Thối từ giới phê bình Mỹ

Sang là một phần của thế hệ cũ được cha mẹ dạy phải hy sinh cho gia đình, ngay cả khi phải trả nợ, bị người khác coi như tấm thảm chùi chân. Quắn muốn có tiền và được nổi tiếng với tư cách một YouTuber, điều mà Sang và cả gia đình anh đều không coi là một công việc thực sự. Mâu thuẫn này được thể hiện từ rất sớm khi một người đàn ông khó hiểu nhưng có thiện ý như Sang làm sạch đôi giày Gucci của con trai và sửa lại chiếc quần jean Dsquared2 bị rách đầy phong cách của Quắn. Trong khi đó, Quán bị cha la mắng sau khi anh đổ đầy nước vào phòng ngủ, chỉ để đoạn video ngắn mới nhất của mình trở nên hài hước và làm cả một con hẻm ngập.”

Đúng như lời nhận xét của tờ Variety, điểm tôi thấy rất thích ở Bố Già đó chính là chất liệu hiện thực được đưa vào từng khung hình. Nếu ai đã ở Sài Gòn lâu thì sẽ hiểu đời sống của những con hẻm ra sao, nó nhộn nhịp có, tấp nập có nhưng cũng vô vàn rắc rối. Mà những người sống chung trong một hẻm, họ đâu phải người xa lạ, toàn là họ hàng với nhau, gom chung về một chỗ để “tối lửa tắt đèn có nhau”. 

Song chúng ta cũng khó có thể phủ nhận rằng mặc dù chất liệu hiện thực phong phú, nhưng hệ thống nhân vật quá dày đặc, đôi khi khiến các nhân vật như đang tham gia một vở hài kịch, mà ở đó họ biểu cảm “ước lệ” là chính, thiếu đi sự biểu cảm nội tâm của một nhân vật điện ảnh. Tôi nghĩ Trấn Thành cũng ý thức được điều đó, nhưng vì quá “tham” hay người ta gọi là cầu toàn, mà anh khiến cho các nhân vật đôi lúc chiếm sóng của mối quan hệ trung tâm là Ba Sang và người con trai Quắn. 

Tiếp bài phân tích của Variety: “‘Quá lố’” là từ được sử dụng xuyên suốt Bố Già, đặc biệt là trong nửa sau khi câu chuyện diễn ra nhiều tình tiết cảm động, như việc Ba Sang đột ngột cần ghép thận. Quắn đã hiến tặng thận của mình bất chấp việc đeo máy trợ tim và mắc bệnh máu khó đông. Quý đồng ý giúp đỡ nhưng không thể thoát khỏi sự vô tình của những kẻ cho vay nặng lãi. Nếu điều đó là chưa đủ, thì bạn gái cũ của Quắn sẽ trở lại sau thời gian dài vắng bóng với kế hoạch dàn dựng vụ lùm xùm liên quan tới một YouTuber trẻ tuổi để bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình. 

Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và công sự Trấn Thành mang đến nhiều màu sắc bản địa và họ thi thoảng cho chúng ta ấn tượng bởi những đoạn one take dàn dựng tốt, trong đó có cảnh Quắn và Ba Sang thảo luận về quan hệ cha con của họ. Mặt khác, những cuộc họp gia đình thường xảy ra, chưa kể những đổ vỡ trong tình cảm và những sự đảo ngược ấn tượng được trình bày một cách phóng đại. Bản nhạc do Trấn Thành sáng tác cùng Ngô Minh Hoàng chuyển bộ phim từ hài hước kiểu sitcom sang hài kịch nặng nề chỉ trong vài giây, khi những người biểu diễn đẩy cảm xúc đến cực đại dù nó mang lại tiếng cười hay nước mắt. 

Trấn Thành - người chỉ mới ngoài 30 tuổi nhưng tự biến mình thành ông già trung niên nhuộm óc và bộ ria mép màu xám. Trong dàn diễn viên, Trấn Thành là người có khả năng xoay sở tốt nhất những cảm xúc và hành vi theo hướng nhân văn.

Đối với người Mỹ, nỗi thất vọng lớn nhất trong Bố Già là tình tiết cốt truyện ở cấp độ phim truyền hình, sự thay đổi giai điệu và những cuộc cãi vã không ngừng khiến khán giả nước ngoài không được giới thiệu thích hợp về cuộc sống của một gia đình thuộc tầng lớp lao động Việt Nam hiện đại. Mặc dù Trấn Thành không có nghĩa vụ điều chỉnh hành động cho phù hợp với khán giả nước ngoài, nhất là khi bộ phim đã quá thành công tại quê nhà, nhưng những nhận xét của anh về chế độ gia trưởng của Việt Nam và cách thế hệ trẻ chống lại để không bị lạc vào sự xung đột. Quả thực, Trấn Thành có thể phát triển một tiếng nói mang tầm quốc tế nếu anh ấy thực sự nghiêm túc. 

Quả thực, Trấn Thành có thể tạo ra tiếng nói đáng nghe ở thị trường quốc tế, nếu anh ngưng la hét vào mặt khán giả.”

>>> Xem thêm: Bẫy Ngọt Ngào - Người Tình: Tràn ngập cảnh lăn giường

Trong bộ phim đầu tay, Trấn Thành còn nhiều sự vụng về trong cách làm phim, khiến đôi lúc tôi có cảm giác đây là một tác phẩm kịch hơn là một bộ phim điện ảnh. Những pha hành động, biểu cảm gương mặt của các nhân vật đều được làm quá lên, đến độ hơi lố. Nên xét trên mức độ giải trí, Bố Già là một bộ phim tốt nhưng nếu để đem đi dự giải Oscar thì tôi nghĩ là chưa đủ lực. 

Có lẽ với khán giả nước ngoài, một bộ phim hài kịch như Bố Già là chưa đủ sâu để họ cảm nhận về đời sống của dân lao động tại Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ rằng Bố Già vẫn có những điểm sáng. Chúng ta nên nhìn cả 2 mặt để đánh giá, nhận xét, đó sẽ là cơ hội để phim Việt được học hỏi và phát triển.

Bài viết được Hoa Le gửi về cho DienAnh.net

Theo dõi DienAnh.net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.