x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Chuyện Ma Gần Nhà “xuất ngoại”, Rừng Thế Mạng cũng lên Netflix

Bé Ba khó tính 14:30 - 23/02/2022

Năm 2022 chỉ mới khởi động sương sương nhưng Bé Ba tui đã thấy phim điện ảnh Việt Nam rộn ràng lắm rồi. Đầu năm, phim Tết dập dìu ra rạp với 5 tựa phim, tuy không bùng nổ doanh thu nhưng cũng “chấn động” mạng xã hội. Nhưng đáng kể nhất phải nói tới mùa phim Valentine với cuộc cạnh tranh hơi bị xịn sò của Chuyện Ma Gần NhàBẫy Ngọt Ngào, khi mà “bên 8 lạng, người nửa cân”, huyên náo từ trên mặt báo cho tới Facebook, Youtube… 

Nhà nhà đi xem, người người bàn luận rôm rả, khen chê đa chiều khiến tui cảm thấy gần 1 năm “đóng băng” thị trường phim chiếu rạp do dịch COVID-19 đã không còn là vấn đề đáng lo ngại. Phim hay thì khán giả vẫn cứ ra rạp xem thôi.

Thực ra lâu lắm rồi tui mới thấy được cảnh rạp phim đông vui, nườm nượp người đi xem một phim kinh dị như Chuyện Ma Gần Nhà. Hiển nhiên phim có nhiều tranh cãi, nhất là kịch bản nhiều twist quá nên nhiều bạn đi xem về “không load kịp” thành ra cũng trái chiều, nhưng 85.000 vé đặt trước khi phim chiếu, 53 tỷ đồng sau 4 ngày chiếu là những con số quá đủ để diễn tả mức độ thành công của bộ phim nhà Production Q rồi đó.

Nhưng đâu đã dừng lại ở đó, phía nhà sản xuất cũng đã công bố Chuyện Ma Gần Nhà sẽ đến Đài Loan (Trung Quốc) vào tháng 4/2022 với tên tiếng Anh nghe hơi bị “kêu” luôn: Vietnamese Horror Story. Mặc dù là tui thấy đâu đây có “ý tưởng” của American Horror Stories của Mỹ, nhưng không sao, vì dịch nôm thì đúng là Chuyện Ma Gần Nhà kể về mấy câu chuyện kinh dị thuần Việt cơ mà.

Theo như thông tin mà tui đọc được, nhà phát hành của bộ phim kinh dị Việt này tại xứ người đã có đánh giá hết sức khách quan: “Bộ phim ma hợp tuyển 3 phần của Việt Nam, có thể nói, là một nỗ lực rất mới mẻ. Nó xuất phát từ những giai thoại truyền miệng của Việt Nam. Chúng tôi tin rằng khán giả Đài Loan sẽ đón chờ bộ phim thú vị này. Chúng tôi nghĩ rằng khán giả sẽ có những trải nghiệm rất gần gũi với tác phẩm”. 

Trước đó, Bắc Kim Thang, phim đầu tay của đạo diễn Trần Hữu Tấn, cũng được phát hành ở Đài Loan và vinh dự là phim kinh dị đầu tiên của Việt Nam được chọn tham gia Liên Hoan Phim Quốc Tế Busan BIFF 2019 (liên hoan phim danh giá nhất Châu Á), hạng mục A Window on Asian Cinema.

Vậy thì với tình hình này, tui hoàn toàn có hy vọng phim Chuyện Ma Gần Nhà cũng sẽ lập được thành tích “rất chi là này nọ” tại xứ người nhé. Người ta nói, muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì cần có team. Production Q chuyên làm phim kinh dị, Bắc Kim Thang cũng từng gặt hái thành công và thi thố tại mấy liên hoan phim, bây giờ đến lượt Chuyện Ma Gần Nhà “đem chuông đi đánh xứ người”. Nhưng nào đã hết vì tui còn đọc được trên mạng xã hội, phim Rừng Thế Mạng cũng sắp lên Netflix và trình chiếu quốc tế chứ không chỉ ở Việt Nam, kể từ 28/02 sắp tới.

Với một nền tảng streaming lớn nhất thế giới như vậy, Rừng Thế Mạng (tên tiếng Anh là Survive) sẽ tiếp cận đến hàng trăm triệu người xem quốc tế, cho họ một cái nhìn về dòng phim sinh tồn của Việt Nam. Phim kiểu này thì Mỹ, Trung làm khá nhiều rồi, nhưng Việt Nam ta hiếm hoi lắm, lại kết hợp với yếu tố tâm linh thì tui tin là khán giả nước ngoài sẽ “enjoy cái moment này”.

Nói riêng về Rừng Thế Mạng, tuy không bùng nổ doanh thu phòng vé “chấn động” gì nhưng cho tui một cái nhìn khác về 2 diễn viên là Huỳnh Thanh Trực và Trần Phong. Hồi trước, Trần Phong đóng Mắt Biếc ai khen thì khen chớ tui lại thấy hơi nhạt nhoà, nhưng vào phim của đạo diễn Trần Hữu Tấn thì cậu ấy thay đổi nhiều lắm. Cơ mà nói tới sự chuyển mình thì Huỳnh Thanh Trực mới làm tui “ồ quao” vì diễn quá tốt, vì hồi trước toàn coi vai hài trong mấy sitcom, webdrama, giờ đóng 1 vai “nặng tâm lý” như vậy thì thực sự giỏi nha.

Đợt Rừng Thế Mạng ra rạp, khán giả trong nước vẫn còn nhiều e ngại dịch COVID-19 nên đợt này lên Netflix thì tui tin mọi người sẽ tiếp nhận nó nhiều hơn. Thôi thì trước khi “mơ về nước Mỹ” thì mình cứ chờ đợi xem thị trường Việt sẽ xem và cảm nhận thế nào về tựa phim sinh tồn tâm linh hiếm hoi của màn ảnh Việt Nam nhé.

>>>Xem thêm: Chuyện Ma Gần Nhà: Định nghĩa rõ nhất như thế nào là ma

 Bài viết được Bé Ba Khó Tính gửi về cho DienAnh.net

Theo dõi DienAnh.net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.