Người xưa tương truyền rằng “tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng”, thực chẳng sai. Trong những lần gặp gỡ ở kiếp này, vì một chữ ân phải trả, vì nửa chữ nợ phải đáp mà trong kiếp sau, sẽ có sợi dây ràng buộc đặc biệt những con người này lại với nhau, cốt là để báo đáp ân tình cho nhau. Mối quan hệ vợ chồng thuộc vào loại sâu sắc nhất trong tất cả các loại duyên phận, chỉ là trong đó vẫn có thiện - ác song hành.
Vì một chữ ân phải trả, vì nửa chữ nợ phải đáp mà trong kiếp sau, sẽ có sợi dây ràng buộc đặc biệt những con người này lại với nhau.
Ông bà ta vẫn thường nói, nhân duyên bắt nguồn từ nợ mà thành, theo lẽ đó mà tự nhiên họ coi nhân duyên giống như luật nhân - quả, vì có sự ràng buộc ở kiếp trước mà gặp lại ở kiếp này để giải quyết cho xong. Cũng có người nói, người vợ ở kiếp này là người bạn đã chôn cất ở kiếp trước, đến để trả ơn cho bạn. Con cái ở kiếp này là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, ngược lại với vợ là đến để đòi lại món nợ chưa trả. Trong khi đó, người tình kiếp này chính là người đã đầu gối tay ấp của ta ở kiếp trước, đến để viết tiếp đoạn nhân duyên còn dang dở. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước, đến để sẻ chia, bầu bạn và thổ lộ những tâm tình chưa tròn.
Nói người giàu có ở kiếp này là người giàu lòng thiện lương ở kiếp trước, đến để nhận phúc phần đã ban phát trong quá khứ không phải là sự mê tín huyễn hoặc, mà đó chính là nhân quả, là số kiếp an bài. Phật tương truyền, con người nếu không có món nợ với nhau ở kiếp trước, làm sao có sự dây dưa ở kiếp này. Trong vòng tròn luân hồi, duyên sẽ tồn tại, nhân - quả từ đời trước sẽ theo duyên số cho tới đời sau.
Vì có sự ràng buộc ở kiếp trước mà gặp lại ở kiếp này để giải quyết cho xong.
Theo các điển tích Phật giáo, thời Đức Phật còn tại thế, tồn tại câu chuyện rằng, có hai mẹ con nhà nọ vì chiến tranh nên lưu lạc mỗi người một phương, đến khi tương ngộ lại không nhận ra nhau, nhưng vì giữa cả hai có một sự quyến luyến đặc biệt nên đã đem lòng yêu nhau. Khi làm lễ thành hôn, đức Phật có đi qua và khuyên ngăn mối tình này, Ngài bảo đây là Nghiệp Duyên.
Nhưng lúc ấy chẳng có gì có thể ngăn cản được tình cảm này, họ một mực phản đối ý Phật và vẫn tiếp tục tình cảm. Sau đó, đức Phật đã sử dụng tới Thiên nhãn thông giúp họ thấy được quá khứ của mình, để rồi hai mẹ con nhận ra nhau.
Vì lòng từ bi, Đức Phật chỉ rõ ngọn ngành về mối lương duyên.
Theo thuyết đạo Phật, kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà chính là một sự hoán đổi, chuyển đổi và liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực thì vẫn giữ nguyên. Chẳng hạn, hai vợ chồng thương yêu nhau thắm thiết, sống hoà thuận với nhau, nhưng bỗng một ngày người vợ hoặc người chồng phản bội tình cảm đó vì người thứ ba thì đây được gọi là nhân và quả của duyên và nợ.
Điều này được cho là vi phạm đạo lý làm người và bị xã hội lên án gay gắt. Còn theo thuyết Phật giáo thì nhìn sự việc với ý nghĩa khác, chỉ coi đây là món nợ mà người trong cuộc cần phải trả, hoặc cũng có thể là tự họ đang tạo ra cho chính mình nghiệp mới - một món nợ mới.
Đến hay đi chẳng qua là món nợ mà người trong cuộc cần phải trả hay đã trả xong.
Cũng trong đạo Phật, muốn giải thoát được nợ duyên thì cần phải biết biến chuyển linh hoạt tình cảm và nợ duyên đó thành phước lành, giúp bản mệnh tinh tấn trong việc tu tập. Mục đích sau cùng mà việc làm này hướng đến chính là cuộc sống an yên, hạnh phúc và viên mãn.
Ngược lại, với những ngươi không thấm nhuần giáo lý cao siêu nhiệm màu của đức Phật thì lại xem nó như một trò chơi tình ái và dục vọng, do vậy nghiệp chưa thể dứt, hậu quả là tự mình chuốc hoạ vào thân, gia đình ly tán, ghen tuông và tan vỡ. Và rồi, luân hồi duyên và nợ.
Đến hay đi chẳng qua là món nợ mà người trong cuộc cần phải trả.
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra trong nhiều thời điểm, như “tại sao có đôi vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc nhưng điều đó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi?”, “tại sao đôi trẻ kia yêu nhau mặn nồng nhưng khi sắp kết hôn thì đường ai nấy đi?”, đơn giản là duyên - nợ đã dứt.
Hay “Tại sao hai người chỉ vừa gặp nhau đã nảy sinh tình cảm thắm thiết?”, “tại sao người chồng hay đánh vợ mình nhưng người vợ ấy vẫn một lòng một dạ yêu anh ta?”, “tại sao có người lại yêu thương đối phương hơn cả sinh mạng của mình?”… cũng đơn giản thôi, là nợ - duyên chưa dứt, là nghiệp phải trả do còn ở kiếp trước. Nếu là người con của đức Phật thì phải biết tu tâm dưỡng tính, lấy tâm từ bi hoá giải nghiệp chướng đó mới mong thoát khỏi cảnh luân hồi duyên - nợ nợ - duyên.
Khi nợ - duyên chưa dứt thì vẫn có người phải chịu cảnh đoạ đầy trong cuộc sống hôn nhân.
Cứ như thế, sự tu tập này nếu có định hướng, kế hoạch và quá trình khoa học từ kiếp này sang kiếp khác, không bao lâu chúng ta sẽ tìm được cái duyên với Phật Pháp, sẽ được hưởng Phước lành nếu biết tạo duyên nợ của thế gian, của đời mình với Phật Pháp. Có thể chữ duyên đó chỉ tồn tại trong chốc lát, hoặc kéo dài tiền kiếp, đó là vì trong duyên còn mang nợ.
Tuy nhiên, còn nợ là còn phải trả, không trả thì mang nghiệp mà còn nghiệp thì khó mà giải thoát. Như vậy, mỗi người cần phải biết tu tập ngay từ khi còn sống ở kiếp này, để có thể hưởng được cuộc sống an lạc trong cả kiếp sau.
Facebook - bình luận