Cổ nhân dạy rằng: Miệng có thể nhả ra hoa hồng, cũng có thể nhả ra loài cây gai góc xấu xí. Lời nói không gây tổn thương lên da thịt nhưng để lại vết sẹo khó lành nhất. Làm người, hãy tránh đừng mắc phải 4 "khẩu nghiệp" này nhé!
Hoạ - phúc từ miệng mà ra, là người thông minh thì đừng phạm phải 4 loại "xà khẩu" này
Phàm là người thông minh, họ sẽ không bao giờ mắc phải 4 "khẩu nghiệp" dưới đây. Đó cũng là cách để mỗi người chúng ta tự tu dưỡng khẩu đức cho chính mình...
1. Xảo ngữ - nói lời lẽ khiêu khích
Nếu không thể giúp được gì cho người khác thì không nên hại người, nếu không thể dùng từ bi mà hóa độ tham, sân, si của người khác thì cũng không nên khơi gợi, cổ vũ những thói xấu ấy. Người dùng ngôn ngữ khích bác, gợi lên lòng tham, sân, si của người khác, tuy cười nói bóng bẩy đấy mà bụng dạ sâu xa, cũng là ác nghiệp.
Khi thốt ra những lời lẽ thô tục đối với người khác thì cũng là lúc bản thân bị hạ thấp...
2. Thiển ngữ - nói lời lẽ thô thiển
Đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng người khác, làm phương hại danh dự người khác là họa từ miệng ra, nói lời hại người lại chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho mình.
Làm phương hại danh dự người khác là họa từ miệng ra.
Người mà hay dùng những lời không hay đả kích người khác thì đối với Phật giáo chính là ác nhân. Bởi vậy, Phật dạy rằng, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình. Khi thốt ra những lời lẽ thô tục đối với người khác thì cũng là lúc bản thân bị hạ thấp, mà nói lời thiển ngữ lại còn bị tổn phước, rất không nên làm.
3. Vọng ngữ - nói dối
Người mà mở miệng ra là nói dối, nói dối không chớp mắt, nói dối tới quen miệng, thuận lời, không cần suy nghĩ, chính mình còn không cảm nhận được mình đang nói dối thì thật là nguy hiểm! Người gặp thì đề phòng, bạn bè gặp thì lánh xa, nhân duyên gặp thì vụt mất.
Dù nói dối xuất phát từ hảo tâm hay ác ý đều là tạo nghiệp xấu, làm tổn hại danh dự và hạ thấp bản thân mình.
Bất cứ tôn giáo nào coi trọng sự thật và điều thật, nên nói dối là một trong những tội nghiệt nặng. Nếu không thể giúp được gì cho người khác thì không nên hại người. Những người này đôi khi nói dối cũng không phải là để hại người mà nói dối cho vui, ba hoa, nhưng không biết rằng như thế là rước họa vào thân. Vì, Phật dạy về cuộc sống, dù nói dối xuất phát từ hảo tâm hay ác ý đều là tạo nghiệp xấu, làm tổn hại danh dự và hạ thấp bản thân.
4. Ba phải - nói hai lời
Hai lời tức là lúc nói thế này lúc nói thế khác, châm ngòi ly gián, trước mặt người này nói A mà với người khác lại nói B để hai bên phát sinh mâu thuẫn. Loại người này rất nguy hiểm, dùng lời lẽ hại người, là tạo nghiệp ác chứ không đơn thuần chỉ là nói sai sự thật.
Là kiểu xà khẩu tạo nghiệp ác chứ không đơn thuần chỉ là nói sai sự thật.
Biết mặt không biết lòng, nếu trong chúng ta tồn tại thói xấu này thì chắc chắn không thể có một kết cục tốt. Bởi sự thật muôn đời alf sự thật, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra và lúc đó loại “xà khẩu” này sẽ khiến cho chúng ta thân bại danh liệt, muôn đời sống chui lủi, lẩn tránh.
Cổ nhân dạy rằng, tu khẩu đức thực ra là tu tính khí của bản thân. Khẩu đức có tốt, vận thế mới hanh thông, vận thế hanh thông mới không phải đi đường vòng, thành tựu nhờ đó mà có được một cách dễ dàng thuận lợi. Một lời nói thiếu suy nghĩ sẽ gây tổn thương cho người, cho mình, vận thế ắt sẽ ngày càng xấu. Những lời không hay tốt nhất đừng nên nói ra, đó chính là sự tu dưỡng mà chúng ta ai cũng cần phải có.
Facebook - bình luận