"Hãy suy nghĩ tích cực. Hãy nhìn vào mặt tươi sáng. Hãy xem thế giới này là một nơi tươi đẹp”! Tôi và có thể bạn cũng đã nghe tất cả câu thần chú đó trước đây, nhưng trong thế giới thực, nơi cuộc sống luôn len lỏi những khó khăn và căng thẳng khiến chúng ta khó có thể duy trì sự vui vẻ và hạnh phúc. Vậy, làm thế nào để ta giữ được thái độ tích cực mỗi ngày, tại nơi làm việc và ở nhà? Điều đó thật không dễ dàng, nhưng bằng 5 mẹo sau đây, tôi đã có thể biến thái độ tiêu cực của mình thành tích cực:
1. Chuyển đổi kỹ năng
Tôi thích thể thao, đặc biệt là bóng đá. Tôi chơi tốt ở vị trí hậu vệ nhưng đội bóng địa phương lại luôn muốn tôi đá tiền đạo cắm chỉ bởi tôi sút trúng đích rất giỏi. Trong một buổi tập, tôi thử chuyển lên chơi cao hơn một chút và ghi đến 4 bàn thắng.
Bằng cách tập trung vào kỹ năng tốt nhất của mình, tâm trí tôi chuyển từ cảm giác bất lực sang tươi mới, tỉnh táo và sẵn sàng đón nhận các chiến thuật mới hơn. Tại sao vậy? Bởi vì khi ta cảm thấy tự tin vào khả năng của mình, ta sẽ có thể suy nghĩ sáng tạo và giải quyết nhiều vấn đề rắc rối. Sử dụng động lực đó mang lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống.
2. Nhấn tạm dừng khi cảm thấy thất vọng
Bạn có bao giờ cảm thấy muốn ném máy tính của mình vào tường? Hoặc muốn vứt hết mọi thứ trên bàn làm việc của mình đi? Không ít lần tôi đã có suy nghĩ như thế, và thậm chí có một lần tôi đã thực thi nó. Sau đó, có người đã khuyên tôi rằng, những lúc quá thất vọng hoặc cảm thấy thất bại như vậy, hãy nhấn nút “tạm dừng”. Nhận ra rằng sự thất vọng mà tôi cảm thấy không phải là một thiếu sót, mà đó là quyết tâm thành công. Sau đó, chuyển sự tập trung sang một thứ mà tôi thực sự thích thú.
Suy nghĩ một cách có ý thức về sự thích thú mà bạn cảm nhận được. Xem một video clip yêu thích, nghe một bài hát lạc quan hoặc xỏ giày vào và bắt đầu chạy bộ một chút. Chỉ cần làm những gì bạn cần làm để hòa mình với tâm trạng tích cực là được. Đừng suy nghĩ quá nhiều, chỉ cần hành động và làm điều gì đó cảm thấy tươi mới.
3. Xác định các “khuôn mẫu tích cực”
Một khi bạn đang ở “nơi hạnh phúc” của chính mình, hãy nhìn vấn đề với đôi mắt mới mẻ. Bạn có thể thấy rằng một giải pháp nảy sinh mà bạn chưa từng thấy trước đây hoặc bạn có thể thành thạo một kỹ năng mới tốt hơn bây giờ khi bạn đã thay đổi suy nghĩ. Bạn có nhận thấy bất kỳ khuôn mẫu nào trong thời gian mà bạn cảm thấy tập trung, tỉnh táo và gắn bó không?
Những hành vi mang lại cảm giác tích cực sẽ dẫn đến những kết quả tốt. Hãy tìm kiếm “chuỗi chiến thắng chung” trong cả ngày, chẳng hạn như các cuộc họp diễn ra tốt đẹp, các kỹ năng mới mà ta đã học được hoặc các chỉ số hiệu suất đã được đáp ứng. Trong những lúc thất vọng, cho phép bản thân dừng lại và làm điều gì đó khiến ta cảm thấy thoải mái, sau đó khởi động lại trạng thái “tấn công” cho những vấn đề cần giải quyết.
4. Tự thưởng cho bản thân
Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng hãy lập một danh sách các cách để tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành tốt công việc (hoặc duy trì một thái độ tích cực). Đó có thể là một buổi cà phê, một chương trình truyền hình thỏa mãn thú vui, một món tráng miệng yêu thích hoặc đơn giản là thời gian yên tĩnh.
Đừng trì hoãn phần thưởng cho đến khi đạt được mục tiêu lớn. Chia mục tiêu thành các cột mốc quan trọng bằng cách xem xét ta sẽ mất những gì để đạt được mục tiêu đó và tự thưởng cho mình ở mỗi cột mốc đã hoàn thành. Nếu tôi đã sẵn sàng cho một cuộc thi, tôi không đợi đến sau cuộc thi để tự thưởng cho mình. Thay vào đó, tôi xây dựng phần thưởng vào quá trình cạnh tranh.
5. Suy ngẫm
Mỗi ngày là một cơ hội mới để ta tiếp cận theo những cách mới mẻ, một cơ hội để tập trung vào những “khuôn mẫu tích cực”. Việc cố gắng tái tạo những trải nghiệm tích cực của ta trong suốt cả ngày sẽ mang lại động lực và sự phấn khích lâu dài. Mỗi tối, tôi thường dành ra 15 phút để suy ngẫm về “chiến thắng hàng ngày” của mình. Chúng đã xảy ra theo cách nào? Chúng có phải là kết quả của việc lập kế hoạch, chiến lược tốt, mối quan hệ giữa các cá nhân hay việc sử dụng công nghệ hợp lý không? Khi nào tôi cảm thấy hoàn toàn gục ngã?
Ghi lại một số ghi chú. Sau đó, tôi tìm cách hiện thực hóa những cảm xúc và hành vi tích cực đó trong ngày hôm sau. Theo thời gian, việc nhấn mạnh điều tích cực sẽ trở thành một thói quen chứ không chỉ là một biểu hiện thất thường. Tôi dễ dàng xác định khi nào mình năng suất nhất hoặc mạnh mẽ nhất. Triển vọng tươi mới này tô màu rực rỡ cho những ngày của tôi và mang lại sự thay đổi lâu dài.
Kết: Tất cả chúng ta đều quen một vài người luôn vui vẻ và lạc quan, luôn nhìn thế giới qua cặp kính màu hồng. Tôi đã từng nhìn những người như vậy với sự xen lẫn ngưỡng mộ và khó chịu. Rồi một ngày tôi tự nghiên cứu bằng cách tiếp xúc với nhiều người tích cực nhất có thể để rút ra được những chia sẻ như trong bài này. Hi vọng cuộc sống của bạn sẽ có thay đổi đáng kể sau khi tham khảo các mẹo ở trên.
trao đổi - bàn luận
Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài