x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Bom tấn

Harry Potter: Rồng trong thế giới phù thủy có gì thú vị? (P.1)

Yasha 07:00 - 29/03/2022

Trong thế giới Harry Potter, rồng có lẽ không phải loài sinh vật huyền bí quá quý hiếm, cũng không hề phổ biến. Số lượng chúng không có nhiều, bởi nhìn chung chung thì chúng không sinh sản nhiều và có xu hướng bạo quá mức cần thiết, cũng chẳng thích thú gì với việc phải giấu mình. Chính vì quá đáng sợ mà cái việc nuôi dưỡng chúng được cho là nhiệm vụ khá là khó, nhưng tại sao phải làm thế? Chẳng phải nên né chúng thì tốt hơn à?

Xét rộng ra thì thế giới có thể tồn tại hàng chục loài rồng, tính cả các giống lai. Nhưng theo cuốn sách Fantastic Beasts & Where To Find Them mà đám Harry từng học khi ở Hogwarts, chỉ có 10 loài được công nhận là thuần chủng. Và trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cả 10 loài rồng này.

Antipodean Opaleye - Rồng Mắt Ngọc Châu Đại Dương

Rồng Mắt Ngọc là loài rồng có kích thước trung bình (khoảng từ 2 tới 3 tấn), thường sống trong các thung lũng đẹp thay vì trên núi như các loài khác. Ban đầu thì chúng vốn là giống rồng bản địa của New Zealand, nhưng đã di cư đến Australia khi lãnh thổ sống bị thu hẹp.

>>Xem thêm: Harry Potter: Các loại lõi đũa phép mạnh nhất giới phù thủy (P.3)

Đây là giống rồng được cho là đẹp đẽ nhất, với lớp vảy màu ngọc trai xếp dọc cơ thể và đôi mắt không tròng, lấp lánh nhiều màu, không có đồng tử. Rồng Mắt Ngọc có khả năng phun ra những ngọn lửa màu đỏ sặc sỡ, nhưng bản thân chúng không hiếu chiến như các loài khác và gần như chỉ ra tay khi đang đói. Có điều, nếu bị đuổi khỏi lãnh thổ thì chúng sẽ tương đối phàm ăn và khá chắc là dân Muggle sẽ mệt vì đống thiệt hại mà chúng gây ra.

Trứng của chúng có màu xám nhạt và từng bị dân Muggle nhầm với hóa thạch.

Common Welsh Green - Rồng Xanh xứ Wales

Như cái tên, đây vốn là giống rồng xuất xứ tại xứ Wales, nước Anh, dễ ẩn mình trong các vùng đồng cỏ tươi tốt nhưng lại có xu hướng làm tổ trong các vùng núi cao, nơi đã được khoanh vùng thành nơi bảo tồn cho chúng. Rồng Xanh xứ Wales sở hữu tiếng gầm du dương rất đặc biệt và dễ nhận biết.

>> Xem thêm: Những bảo vật bá đạo nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng (P.2)

Giống với Mắt Ngọc, Rồng Xanh rất ít phá phách, chỉ thích săn cừu và các loài thú nhỏ, chủ động tránh né con người trừ khi bị khiêu khích. Tuy nhiên thì thực tế cho thấy cũng có vài ngoại lệ, như vụ tấn công Ilfracombe xảy ra vào năm 1932, cùng với việc được cho là nguyên nhân gây ra vụ đại hỏa hoạn ở London vào năm 1666. Vào năm 1994, Fleur Delacour đã đối phó với một con Rồng Xanh ở giải đấu Tam Pháp Thuật bằng phép gây ngủ, nhưng không thành công hoàn toàn và cô đã bị nó phun lửa đốt cháy váy.

Rồng Xanh xứ Wales phun lửa thành những tia mảnh. Chúng sở hữu những quả trứng có màu nâu đất, có đốm xanh lục.

Swedish Short-Snout - Rồng Mõm Cụt Thụy Điển

Rồng Mõm Cụt Thụy Điển là 1 giống rồng rất đẹp, có vảy và lớp da màu xanh lam ánh bạc đầy thu hút, thường được dùng để sản xuất găng tay bảo hộ và khiên giáp. Ngọn lửa phun ra từ miệng và lỗ mũi của chúng cũng có màu xanh lam rực rỡ, có thể biến gỗ và xương thành tro chỉ trong gang tấc

Giống rồng này thường sống ở những vùng rừng núi hoang dã vắng vẻ thuộc Thụy Điển, hiếm khi tiếp xúc với con người nên cũng được coi là loài ít khi gây họa (so với những loài rồng khác). Tuy nhiên, chúng không hề hiền lành. Trong giải đấu Tam Pháp Thuật vào năm 1994, Cedric Diggory đã bị thương do bị Rồng Mõm Cụt tấn công, nhưng may mắn là vẫn thành công trong nhiệm vụ lấy Quả Trứng Vàng và hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên.

Romanian Longhorn - Rồng Sừng Dài Rumani

Giống rồng này có xuất xứ từ Rumani, thường sống ở vùng núi Carpathian. Do số lượng tụt giảm quá mạnh vì nạn buôn bán sừng (hiện được coi là Hàng hóa Trao đổi Buôn bán Loại B nhằm nguyên liệu pha chế độc dược), lãnh thổ bản địa của Rồng Sừng Dài giờ đã trở thành khu bảo tồn rồng quan trọng nhất thế giới. Đây là nơi mọi phù thủy từ mọi quốc gia tới nghiên cứu chúng ở cự ly gần, đồng thời cũng là nơi thực hiện việc nhân giống tập trung.

Rồng Sừng Dài có kích thước trung bình, nhưng lại rất cơ bắp khiến nhiều người có cảm giác chúng rất to lớn và cồng kềnh. Vảy của chúng có màu xanh lục đậm, cùng cặp sừng to bự lấp lánh ánh vàng để húc gục con mồi trước khi phun lửa nướng chín nó. Ngoài ra, trên phía mũi chúng còn một chiếc sừng nhỏ, khá giống với loài khủng long 3 sừng.

>> Xem thêm: The Batman: Catwoman từng được khách trả tiền để "tẩm quất" họ

Trên đây là 4 loài rồng đầu tiên trong danh sách 10 loài rồng thuần chủng trong thế giới phù thủy của Harry Potter. Do bài đã dài, nên mình sẽ dời phần còn lại sang phần 2 của bài viết nha!

*Bài viết của Yasha gửi về DienAnh.Net.

Nếu bạn yêu thích Phim Âu Mỹ, hãy vào DienAnh.net để xem thêm nhiều bài viết hay nha.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.