x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Mười, Lời Nguyền Huyết Ngải và các phim kinh dị Việt đời đầu

Xì Bàng 13:35 - 09/07/2022

Tháng 9 này, Mười - Lời Nguyền Trở Lại là phần tiếp theo sau hơn một thập kỉ của phần đầu. Sự ra đời của Mười - Truyền Thuyết Về Bức Chân Dung vào 2007 là bước đánh dấu cho phim kinh dị Việt đầu tiên trên màn ảnh từ sau ngày Độc lập. Tiếp nối sau đó là nhiều cái tên phim kinh dị ấn tượng khác như Ngôi Nhà Trong Hẻm, Quả Tim Máu, hãy cùng mình nhìn lại những tác phẩm đó qua bài viết dưới đây nhé. 

1/ Mười - Truyền Thuyết Về Bức Chân Dung (2007)

Như đã nói, Mười 2007 được xem như phim kinh dị đầu tiên của điện ảnh Việt từ sau năm 1975. Đây cũng được đánh giá là dự án có sự đầu tư nhất bấy giờ khi có sự kết hợp giữa ê-kíp Việt - Hàn. Theo chân hai cô gái sinh viên trẻ người Hàn là Yoon Hee (Jo An) và Seo Yeon (Cha Ye Ryeon), những bí mật đằng sau câu chuyện dân gian về Mười dần được hé mở. 

Mười (Anh Thư) là một nhân vật nổi tiếng với các truyền thuyết đô thị lúc bấy giờ. Cô là con gái thứ mười trong một gia đình vào nhiều năm về trước. Mười lớn lên vô cùng xinh đẹp, có mái tóc dài óng ả và phải lòng người họa sĩ tài hoa mang tên Nguyễn. Khi bức họa Nguyễn dành tặng Mười chưa vẽ xong thì vợ anh là Hồng vì ghen tuông nên đã cho người làm cho Mười không thể đi lại nữa. 

>>> Xem thêm: Điều Ước Cuối Của Tù Nhân 2037: Lại là một phim Hàn lặng lẽ ra rạp

Linh hồn Mười sau khi bay màu bị phong ấn trong một bức tranh có chiếc trâm cài. Mạch truyện cũng đan xen nhiều tình tiết khiến hai cô gái người Hàn liên tục gặp ảo giác. Mười 2007 lúc bấy giờ đã trở thành một huyền thoại điện ảnh khi thu về con số 1.3 triệu USD bởi nội dung mới lạ và cách thể hiện trau chuốt. 

2/ Ngôi Nhà Trong Hẻm (2012)

Tiếp nối Mười 2007, Ngôi Nhà Trong Hẻm là phim kinh dị đình đám tiếp theo được cầm trịch bởi đạo diễn Lê Văn Kiệt. Ngôi Nhà Trong Hẻm lại khai thác những u ám vây quanh lấy cuộc đời của đôi vợ chồng trẻ Thành (Trần Bảo Sơn) và Thảo (Ngô Thanh Vân) từ sau khi đứa con của cả hai ra đi mãi mãi. 

Ngôi Nhà Trong Hẻm gây ấn tượng khá nhiều với Xì Bàng bởi cách thể hiện không gian và thời gian nghệ thuật rất ấn tượng. Trong suốt thời lượng phim, gam màu trắng đen lặp đi lặp lại rất nhiều lần như vòng lẩn quẩn vây lấy cuộc đời đôi vợ chồng kém hạnh phúc này. Hình ảnh chiếc “thùng 6 tấm" đặt trong phòng ngủ ròng rã 3 tháng trời vừa khiến mình có cảm giác rờn rợn nhưng cũng thể hiện được sự đau khổ sâu sắc của nhân vật người mẹ. 

Thêm một yếu tố nữa khiến mình thấy ấn tượng bởi Ngôi Nhà Trong Hẻm là một trong những phim kinh dị đầu tiên pha lẫn yếu tố hài hước bởi tuyến nhân vật phụ. Gia vị này vừa giúp cho mạch phim phần nào bớt căng thẳng và cũng thể hiện được nỗi đau khổ tột cùng của cặp vợ chồng với sự thờ ơ từ những người xung quanh. 

3/ Lời Nguyền Huyết Ngải (2012)

Cái tên phim kinh dị Việt tiếp theo có thể kể đến đó là Lời Nguyền Huyết Ngải của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Phim được chuyển thể dựa trên truyện ngắn mang hơi hướng kì bì Huyết đằng của nhà văn Phạm Hải Anh. Câu chuyện phim xoay quanh hành trình đi tìm hiểu về một loại cây kì lạ của ba anh chàng sinh viên y dược là Bình (Phan Anh), Khải (Trịnh Minh Huy) và Tùy (Đỗ Văn Hoàng). 

Sức hút của Lời Nguyền Huyết Ngải không đến từ các màn dọa dẫm điếng người mà bởi cách dẫn dắt câu chuyện khá lôi cuốn bởi những phong tục và truyền thuyết kì lạ liên quan đến cây ngải của người dân tộc Sắng La. Phim cũng đánh dấu vai diễn đầu tay của Yu Dương khi vào vai “Thánh Cô” Chiêu Dương, một người có vẻ đẹp thoát tục, ma mị và khả năng chữa bệnh nhờ các loại thuốc ngải bí truyền này. 

>>> Xem thêm: Trailer Virus 32: Motif quen thuộc nhưng khó tạo được sự đồng cảm

Từ khi một nhánh nhỏ của cây ngải đại thụ được ba chàng sinh viên kia đem về phòng thí nghiệm, hàng loạt sự kiện kì bí diễn ra dẫn họ đến với mối liên kết lạ kì với Thánh Cô. Lời Nguyền Huyết Ngải cũng khiến Xì Bàng cảm thấy khá lôi cuốn bởi yếu tố lãng mạn trong mối quan hệ đầy “dây mơ rễ má” của anh chàng sinh viên Bình và cô nàng Chiêu Dương này. 

4/ Quả Tim Máu (2014)

Một cú hích đáng phải kể đến của dòng phim kinh dị Việt đó là Quả Tim Máu, cũng là sản phẩm kinh dị đầu tay của đạo diễn lừng danh Victor Vũ. Phim đã thắng lớn tại phòng vé khi mang về doanh thu 85 tỉ mặc cho thể loại ghê sợ này không phù hợp mấy với dịp ra mắt là Valentine năm 2014. 

Phim kinh dị của Victor Vũ được chuyển thể từ một vở kịch kinh dị cùng tên nổi danh một thời của diễn viên Thái Hòa. Theo suốt hành trình đến với Đà Lạt để dưỡng bệnh, số phận đẩy đưa vợ chồng Sơn (Hoàng Bách) và Linh (Nhã Phương) gặp được gia đình của Phương (Tú Vi), chủ nhân của trái tim mà Linh đang mang trong mình. 

Xì Bàng nhận thấy rằng đây là một trong những phim kinh dị của Việt Nam làm tốt được khâu kĩ xảo, âm thanh và có một kịch bản trọn vẹn tính luôn đến thời điểm hiện tại. Tuy không sử dụng quá nhiều jumpscare nhưng tiếng cửa tủ và không khí mờ sương của Đà Lạt đã khiến cho phim có độ ám ảnh không thể phai nhòa. 

5/ Đoạt Hồn (2014)

Năm 2014 có thể nói là năm khởi sắc của dòng phim kinh dị khi tiếp sau Quả Tim Máu của Victor Vũ lại có bom tấn Đoạt Hồn đến từ Hàm Trần. Với sự sáng tạo trong kịch bản, đây cũng được xem là phim kinh dị đầu tiên khác thác đề tài tâm linh “nhập xác đoạt hồn”. 

Đặc biệt, diễn viên nhí Lâm Thanh Mỹ đã có màn chào sân không thể đáng nhớ hơn với những phân đoạn “lên đồng” qua đôi mắt biết nói. Vào vai cô bé Ái, con gái của một gia đình giàu có, cô bé ra đi sau một vụ chìm nước rồi tỉnh dậy như thể chưa có chuyện gì xảy ra. 

Với Xì Bàng, Đoạt Hồn không chỉ gây ấn tượng bởi diễn xuất của cô bé kinh dị Lâm Thanh Mỹ mà còn có một kịch bản khá ổn áp xoay quanh những ân oan không dứt từ gia đình của cô bé Ái này. Đây cũng chính là điểm mấu chốt mà kịch bản tận dụng để khai thác các màn “xuất - nhập” chồng chéo giữa cô bé cùng các nhân vật nữ khác là Tuyết và Hương tạo ra mâu thuẫn không dứt trong các phân đoạn. 

Nhìn chung, theo mình phim kinh dị là một thể loại đòi hỏi sự thách thức khá lớn từ các nhà làm phim bởi việc thể hiện làm sao cho thuyết phục các hiện tượng mang tính tâm linh hư ảo lên màn ảnh sao cho trọn vẹn và không giả trân nhất. 

Tuy ra đời vào thời điểm kĩ xảo hình ảnh vẫn chưa phát triển nhiều nhưng các phim kinh dị trên lại rất biết cách lôi cuốn và khắc phục đi những điểm yếu ấy. Và sức hút của những phim kinh dị buổi đầu điện ảnh cũng đến từ cách khai thác mới lạ của các nhà đạo diễn, tuy đều nằm trong dòng phim khiến người ta sợ hãi nhưng khai thác hệ chủ đề khá riêng biệt. 

Trong thời buổi bão hòa của phim kinh dị Việt với các tác phẩm đáng thất vọng gần đây như Chuyện Ma Gần Nhà hay Kẻ Đào Mồ, huyền thoại Mười 2007 sẽ trở lại màn ảnh với phần tiếp theo mang tên Mười - Lời Nguyền Trở Lại. Với những thành công và sự đầu tư chỉn chu của phần trước đó, Xì Bàng rất hi vọng đây sẽ là một tác phẩm đáng trông đợi và ấn tượng như những siêu phẩm đời đầu trên. 

Bạn thấy ấn tượng với huyền thoại kinh dị nào nhất bên trên, hãy comment bên dưới cho mình biết nhé. 

* Bài viết của Xì Bàng chia sẻ tại box Phim Việt

Nếu bạn quan tâm đến phim kinh dị và muốn đọc review về dòng phim này , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Mười: Lời Nguyền Trở Lại? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.