x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

Nguồn gốc các sinh vật thần bí trong Shang-Chi

Pa Bích 07:00 - 01/12/2021

Ở bài viết trước, Pa Bích đã chia sẻ với mọi người về sự khác biệt của vùng đất Đại La trên phim MCU và trong truyện tranh Marvel. Ở bài này, mình sẽ tiếp tục bàn về Đại La nhưng tâm điểm chính là những sinh vật huyền bí sống trong vùng đất ở chiều không gian khác này. Thực sự chúng có nguồn gốc như thế nào?

Hỗn Độn (Đế Giang) 

Sinh vật kì lạ đầu tiên mà Shang-Chi và Katy nhìn thấy chính là Morris, con thú vô diện với 6 chân và 4 cánh. Thực tế, sinh vật này được lấy cảm hứng từ một trong Tứ đại Hung thú trong văn hóa Trung Quốc mang tên Hỗn Độn (Hundun). 

Hỗn Độn được ghi chép trong những tài liệu tổng hợp về thần thoại và những sinh vật huyền bí trong lịch sử Trung Quốc như Sử kí Ngũ đế bản Thứ nhất, Đào Dị Kinh, hay đặt biệt là Sơn Hải Kinh. Qua nhiều thế kỷ, những ghi chép về Hỗn Độn có phần biến đổi nhưng nhìn chung thì nó được miêu tả với vóc dáng như chó, lông dài, 4 chân (có phiên bản 6 chân) giống gấu nhưng không có móng vuốt, có mắt mà không mở được, có tai mà không thể nghe, có bụng nhưng không có ngũ tạng. Tương truyền Hỗn Đỗn được hình thành từ oán khí của một ác nhân nên ghét người tốt, thích kẻ xấu. Mặc dù Morris được xây dựng theo hình dáng của hung thú Hỗn Độn, nhưng trong Shang-Chi, sinh vật này lại đáng yêu và vui nhộn. 

Phượng Hoàng 

Vừa bước chân vào Đại La, nhóm của Shang-Chi đã bắt gặp đôi Phượng Hoàng đang quấn quít trên bầu trời. Đây cũng là sinh vật được ghi chép trong Sơn Hải Kinh. Được xem là kẻ thống trị mọi loài chim, Phượng Hoàng đã tồn tại ít nhất 8000 năm trong thần thoại Trung Quốc và được xem như biểu tượng của sự cân bằng, may mắn và đức hạnh. 

Phượng Hoàng được cho là từng xuất hiện tại dãy núi Côn Lôn, bắc Tây Tạng và đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Mỗi một bộ phận trên cơ thể loài chim này thậm chí cũng mang ý nghĩa khác nhau: Phần đầu tượng trưng cho đức hạnh, đôi cánh là trách nhiệm, sống lưng là biểu tượng cho sự ngay thẳng, phần bụng là uy tín và phần ức là lòng nhân từ.

>> Xem thêm: Shang-Chi đáng xem: Võ thuật đẹp mắt, cách xây dựng phản diện mới lạ

Hồ Ly 9 đuôi

Loài cáo chín đuôi ắt hẳn là sinh vật không còn xa lạ, chúng từng là nguồn cảm hứng cho rất bộ phim truyền hình, điện ảnh của Trung Quốc cũng như thế giới. Theo ghi chép của Sơn Hải kinh, Hồ Ly 9 đuôi thường xuất hiện tại vùng núi và thung lũng ở tỉnh Sơn Đông. Chúng có tiếng kêu ngây thơ trong trẻo như trẻ sơ sinh, nhưng có thể ăn tươi nuốt sống con người một cách dễ dàng. 

Cuốn kinh này cũng cho biết nếu ăn thịt Hồ Ly, con người sẽ miễn nhiễm nhiều loại độc tố từ côn trùng. Theo thời gian, Hồ Ly tinh còn coi là điểm báo tài lộc. Trong những phiên bản sau của Sơn Hải kinh, tùy theo độ tuổi mà chúng có thể biến thành mỹ nhân hoặc soái ca. Khi sống được 1000 năm Hồ Ly sẽ được thành tiên, dù phim ảnh thường khắc họa chúng như yêu quái hơn.

Kỳ lân 

Pa Bích thấy sinh vật mắc cười nhất trong số này là con thú ngáo ngơ mà nhóm Shang-Chi cho rằng: “giống như một con ngựa kì lạ”. Đó quả thực là sinh vật lấy cảm hứng từ loài Kỳ Lân, linh thú xuất hiện lâu đời hơn cả những loài kể trên trong truyền thuyết. 

Kỳ Lân lần đầu xuất hiện trong cuốn Tả Truyện (Zuo Zhuang), ra đời trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Truyền thuyết kể lại rằng 1 đôi Kỳ Lân từng xuất hiện trong khu vườn của Hiên Viên Hoàng Đế vào năm 2697 trước Công nguyên. Sau đó, đến lượt Hán Vũ Đế cũng bắt được một con vào năm 122 trước Công Nguyên. Chúng giúp tăng vị thế của họ, thiết lập vai trò của hoàng đế với các thánh thần. Kỳ Lân được sống ở nơi yên bình, thanh thịnh, chúng thường báo hiệu cho sự xuất hiện của người bất tử phi phàm, hoặc một thành viên của hoàng tộc.

Thạch Sư 

Thạch Sư xuất hiện từ thời Hán và bắt đầu len lỏi vào văn hóa Trung Quốc thông qua những thương vụ mua bán trên con đường tơ lụa nổi tiếng kết nối Châu Á và Châu Âu. Khi Phật giáo trở nên phổ biến, hình ảnh con sư tử được thay đổi và mang ý nghĩa bảo vệ Pháp giáo.

Những bức tượng của Thạch Sư được xem là vật trấn giữ cũng điện, lăng mộ và những nơi linh thiêng. Chúng thường được đặt theo cặp, một đực một cái. Con đực sẽ thể hiện uy quyền bằng cách đặt 1 chân lên khối cầu và khoe ra bộ vuốt sắc nhọn, trong khi con cái đảm nhận vai trò hậu phương vững chắc và chăm sóc sư sử con trên lưng. Trong Shang-Chi, Thạch Sư cũng đi theo cặp và có nhiệm vụ cùng người dân Đại La bảo vệ quê hương trước những mối đe dọa từ bên ngoài. 

Rồng

Rồng xuất hiện trong Shang-Chi với hình ảnh Đại Vệ Thần uy nghi, ẩn mình sâu dưới lòng hồ, canh giữ cánh cổng giam cầm chúa quỷ Dweller in Darkness. Rồng thần ban sức mạnh cho người dân Đại La và cung cấp vảy để họ dùng chúng làm vũ khí bảo vệ nơi đây.

Từ xưa đến nay, Rông luôn là biểu tượng của uy quyền và sức mạnh trong thần thoại Trung Quốc. Rồng gắn liền với sức mạnh thần thánh, biểu tượng của hoàng đế - người được coi là thiên tử. Ngoài ra, rồng phương Đông còn gắn liền với trời và nước, thể hiện qua hình ảnh Long Vương, vị thần rồng có hình dáng của con người và có khả năng hô mưa gọi gió, cai quản thời tiết quanh năm ở nhiều khu vực khác nhau. 

Rồng được coi là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh, quyền lực và tài lộc. Hiện tại, rồng vẫn đóng vai trò quang trọng trong nền văn hóa và phong thủy của nhiều quốc gia châu Á không chỉ riêng Trung Quốc. Ở Hồng Kông, rất nhiều tòa nhà cao tầng được xây dựng có 1 lỗ hổng ở giữa gọi là Long Môn, nơi rồng bay xuyên qua trên hành trình từ núi ra biển, tượng trưng cho sự thịnh vượng và mang lại vận khí tốt cho nơi đó.

>> Xem thêm: Thập luân so với các viên đá và găng tay Vô cực, thứ nào mạnh hơn?

Tưởng rằng chỉ là sinh vật được MCU sáng tạo nên nhưng không, mỗi loài vật trong Đại La đều được xây dựng từ câu chuyện thần thoại Trung Quốc. Trong số này, Pa Bích thích nhất là Morris. Khi bước lên phim Morris trông đáng yêu và dễ thương nhưng không ngờ rằng câu chuyện thực về nó lại “dữ dằn” đến vậy. Thật sự quá bất ngờ luôn.

Còn bạn, bạn thích sinh vật nào trong Đại La nhất, hãy chia sẻ ý kiến ở phần bình luận nha.

*Bài viết Pa Bích gửi về cho DienAnh.Net

Bạn yêu thích các bộ phim Marvel và luôn muốn cập nhật những thông tin thú vị, hấp dẫn về vũ trụ điện ảnh đình đám này, thì đừng ngần ngại tham gia mạng xã hội DienAnh.net.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.