x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

Những chi tiết thú vị có thể bạn đã bỏ qua khi xem Shang-Chi

Pa Bích 18:00 - 30/11/2021

Pa Bích từng xem Shang-Chi Và Huyền Thoại Thập Luân ở rạp lẫn cả trên Disney+ nên mình đã nghiền ngẫm và phát hiện ra nhiều chi tiết thú vị trong phim mà có thể khi xem 1 lần, bạn có thể sẽ bỏ qua. Tuy nhỏ nhưng những chi tiết này có liên quan ít nhiều đến các tác phẩm khác trong MCU cũng như cho thấy rõ nét hơn chất liệu châu Á mà đạo diễn Destin Daniel Cretton đưa vào phim.

1/ Đạo diễn quay phim của Shang-Chi là Bill Pope, cũng là người đã thực hiện cảnh quay cho The Matrix (Ma Trận), và nếu tinh ý, bạn sẽ phát hiện có một số điểm tương đồng trong cảnh quay giữa 2 bộ phim.

2/ Trong phòng riêng của Shaun (tên Shang-Chi lúc sống ở Mỹ) có treo những tấm áp phích các bộ phim mang tính biểu tượng bao gồm Kung-Fu Hustle, The Godfather The Warriors.

3/ Biểu tượng Hội Thập Luân trong phim gồm các ký tự Trung Quốc, khác với cờ của cũng của tổ chức này trong Iron Man 2008. Có thể Hội Thập Luân trong Iron Man là tổ chức giả mạo.

4/ Văn Vũ - ông trùm thực sự của Hội Thập Luân - đã quan sát tất cả sự kiện xảy ra trong MCU, bao gồm cả việc Tony Stark bị bắt cóc trong phần đầu Iron Man.

5/ Razor Fist, tay sai của Văn Vũ từng chiến đấu với Shang-Chi trên xe buýt (và sau đó tham gia cuộc chiến chống Dweller in Darkness ở cuối phim) dựa trên một nhân vật trong truyện tranh Marvel. Trong truyện tranh, Razor Fist có 2 tay là 2 lưỡi đao, từng chiến đấu với Deadpool, Wolverine và Shang-Chi.

6/ Cũng trong trận chiến trên xe buýt với Razor Fist, Shang-Chi đã sử dụng áo khoác của mình như vũ khí để chống lại kẻ thù, đó là chiêu thức kinh điển được Thành Long sử dụng trong Rumble In The Bronx năm 1995.

7/ Tại đấu trường ở Macau do em gái Shang-Chi đứng đầu, Shang-Chi và Katy đã chứng kiến cảnh chiến đấu giữa Helen (học viên của Red Room được Natasha Romanoff giải cứu trong Black Widow) và một gã đàn ông bị nhiễm virus Extremis, loại bệnh từng xuất hiện trong Iron Man 3.

8/ Hình ảnh phía sau Shang-Chi được là giống như lá cờ Madripoor từng xuất hiện trong The Falcon And The Winter Soldier. Trong truyện tranh, Madripoor là nơi có liên hệ với các dị nhân X-Men.

9/ Wong (Benedict Wong) và Abomination (Tim Roth) giao chiến tại đấu trường ở Macau. Tuy nhiên, cả 2 vốn đã quen nhau từ trước và cố tình dàn xếp kết quả để kiếm tiền.

10/ Khoảnh khắc Katy bị treo lơ lửng bên giàn giáo gợi về 1 cảnh phim trong Rush Hour 2 với sự góp mặt của ngôi sao võ thuật Thành Long.

11/ Câu lạc bộ của Hạ Linh tại Macau có tên là Golden Daggers, nơi diễn ra những trận tỷ thí và cá cược ăn tiền. Trong truyện tranh, Golden Daggers là tổ chức tội phạm do em gái Shang-Chi lập ra để đối đầu với bố. Trong đoạn after-credit, có thể thấy Hạ Linh đã gộp Golden Daggers và Hội Thập Luân lại thành 1.

12/ Vai phản diện Death Dealer do diễn viên gốc Việt - Andy Le thủ vai. Trong phim, đây là nhân vật duy nhất không có lời thoại.

13/ Rồng là Đại Vệ Thần của vùng đất Đại La, đóng một vai trò quan trọng trong Shang-Chi. Phim lấy bối cảnh năm 2024, sau các sự kiện trong Avengers: Endgame và năm 2024 thực tế cũng là năm Rồng.

14/ Bộ giáp vảy rồng mẹ Shang-Chi để lại cho anh giống với trang phục trong truyện tranh của nhân vật này, đặc biệt là màu đỏ đặc trưng.

15/ Những sinh vật giống sư tử hỗ trợ dân làng Đại La chống lại Hội Thập Luân được lấy cảm hứng từ Thạch sư trong kiến ​​trúc Trung Quốc. Bên cạnh đó, Morris (con thú dẫn đường cho nhóm Shang-Chi đến Đại La) chính là hóa thân của Hỗn Độn, 1 trong tứ đại hung thú trong truyền thuyết Trung Quốc.

>> Xem thêm: Shang-Chi trong MCU khác biệt với truyện tranh như thế nào?

16/ Sinh vật Dweller in Darkness có nguồn gốc từ truyện tranh Marvel. Nếu như ở nguyên tác, đây là thực thể ăn nỗi sợ của chúng sinh thì khi bước lên phim, con quái vật này là được biết đến là kẻ rút linh hồn, đối trọng với Đại Vệ Thần của Đại La.

17/ Ở đoạn mid-credit, bộ 3 Wong, Shang-Chi và Katy đã đi hát karaoke và cùng thể hiện ca khúc Hotel California của The Eagles năm 1977. Bài hát này nói về việc khổ trước sướng sau khi sống tại Los Angeles, tương tự như tình cảnh của Shang-Chi và Katy ở đầu phim.

18/ Shang-Chi và Katy đã hát nhiều hit lớn trong lúc karaoke bao gồm Old Town Road của Lil Nas X, I Don't Wanna Miss A Thing của Aerosmith và A Whole New World trong phim hoạt hình Aladdin.

19/ Captain Marvel và Hulk nói chuyện với Wong, Shang-Chi và Katy bằng cùng một công nghệ hologram mà họ đã sử dụng trong Avengers: Endgame khi giao tiếp với Natasha.

20/ Cánh tay của Bruce vẫn bị thương sau khi thực hiện cú búng tay trong Endgame. Tuy nhiên, không hiểu tại sao anh không còn trong hình dạng Smart Hulk mà chuyển sang hình người như cũ.

>> Xem thêm: Thập luân so với các viên đá và găng tay Vô cực, thứ nào mạnh hơn?

Trên đây là những chi tiết thú vị mà có thể bạn đã bỏ lỡ khi xem Shang-Chi Và Huyền Thoại Thập Luân. Bạn ấn tượng với chi tiết nào nhất, hãy chia sẻ cảm nhận ở phần bình luận cho mình biết nha.

Bài viết được Pa Bích gửi về cho DienAnh.net

Theo dõi DienAnh.net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất.  

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.