x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

Nguồn gốc cái tên và cảm hứng tới từ những Eternal

Yasha 16:00 - 18/01/2022

Mới đây, Eternals đã được phát hành trên Disney Plus và nhờ vậy, đa số các fan Marvel (bao gồm cả mình) đã có dịp được xem bộ phim này. Nếu bạn còn nhớ, Sersi từng tiết lộ với Dane Whitman, rằng câu chuyện về “cậu bé bay quá gần mặt trời” chỉ là câu chuyện mà Sprite bịa đặt khi các Eternal còn ở thành Athens.

>>Xem thêm: Spider-Man: Andrew Garfield chính thức xác nhận việc có thể sẽ trở lại

Về cơ bản thì các Eternal đã ghi dấu ấn của mình vào lịch sử nhân loại khá nhiều, thông qua những thành tựu, những câu chuyện rồi vô số thứ khác. Ngay cả những cái tên của họ cũng ảnh hưởng từ đó, và bản thân họ cũng là nguồn cảm hứng cho vô số thứ khác nữa. Vậy, đúng như những gì đã nói trong tiêu đề thì hôm nay, hãy cùng khám phá với Yasha nhé (dĩ nhiên là phải nói trên những gì mà mình biết về comics rồi, vì đó là “nguyên tác” kia mà)!

Gia đình Zuras

Zuras và Zeus gây gổ với nhau)

Gia đình nhà Zuras - Prime Eternal có những cái tên nghe khá đặc biệt. Cha của ông là Kronos (giống như vị thần Titan thời gian - cha của Zeus), còn bác ruột là Uranos (dựa theo tên của Ouranos - Titan bầu trời, ông nội Zeus). Bản thân cái tên Zuras lẫn ngoại hình của ông cũng gần giống với Zeus, vị thần đứng đầu nhóm thần Hy Lạp thống trị đỉnh Olympus. 

Thena

Về cơ bản thì Thena ban đầu có 1 cái tên rất khác, đó là “Azura”. Khi nền văn minh Hy Lạp đang bắt đầu trở nên lớn mạnh, các vị thần đỉnh Olympus đã muốn được tôn thờ, và thế là họ chạy sang đỉnh núi Olympia của các Eternal. Hai cha con thần Zeus và Athena đã đến gặp hai cha con Eternal Zuras và Azura, nhằm đề nghị các Eternal trở thành đại diện cho các thần Hy Lạp tại Trái Đất.

Thế là Azura đã đổi tên thành Thena, trở thành đại diện của Athena. Tất cả những cuộc chiến về sau của Azura cũng là dưới danh nghĩa của Nữ thần Chiến tranh, hoặc ít nhất là người dân đã tưởng rằng cô là Nữ thần Chiến tranh hàng thật. Có điều là sau này nhân loại lại tin rằng các Eternal mới đúng là thần chứ không phải “đại diện thần”, và điều này từng khiến Zeus khá bực mình.

Ikaris

Trong quá khứ, Ikaris vốn không phải là tên thật của anh, mà là một cái tên khác mà tới nay vẫn chưa được tiết lộ. Vào thời Hy Lạp cổ đại, anh lên đảo Crete, lấy vợ và có con trai là…Ikaris. Tuy nhiên, các thế hệ Eternals bị đặt ra giới hạn trong hệ gen, nên khi lấy vợ người phàm trần thì con trai của anh cũng chỉ là người phàm mà thôi, không có siêu năng lực nào cả.

Để thoả ước muốn được bay lượn cùng cha của cậu bé, Makkari cùng Phastos đã chế tạo cho cậu 1 bộ cánh công nghệ cao. Nhưng trước khi kịp hướng dẫn con trai dùng bộ cánh đúng cách, Ikaris lại phải lên đường đi chiến đấu với Deviants. Khi này, Ikaris nhỏ vì quá nhung nhớ nên đã dùng đôi cánh để bay đi tìm cha, nhưng vì bay cao quá nên đã ngất đi rồi rơi xuống biển, qua đời.

Sau đó, Ikaris đã đặt tên bản thân là tên của con trai nhằm tưởng nhớ cậu, và câu chuyện này đã tạo cảm hứng cho câu chuyện về Icarus trong thần thoại Hy Lạp. Còn trong MCU, đây chỉ đơn giản là một câu chuyện do Sprite bịa ra mà thôi.

Ajak

Trong phim, chúng ta đã nghe các Eternal xác nhận về chuyện họ có đóng góp 1 phần nào đó trong Cuộc chiến thành Troia, và trong comics thì đúng là họ đã tham chiến thật. Vào 1 thời điểm nào đó, Ajak tái sinh và…đổi giới tính (cơ chế hồi sinh của Eternals cho phép họ làm thế). Thế là “anh” đã tham gia trận chiến này, để rồi bị những người ở đó nhầm “anh” với Ajax, một chiến binh Hy Lạp huyền thoại từng sát cánh bên Achilles.

Phastos và Makkari

Giống như trường hợp của Ajak, trong khi người dân Hy Lạp cổ đại nhầm rằng Phastos là thần rèn Hephaestus (nhờ khả năng kiến tạo nên mọi công trình, công nghệ), thì người dân La Mã lại tin rằng Makkari chính là thần truyền tin Mercury/Hermes (nhờ tốc độ tuyệt đỉnh xếp top đầu trong vũ trụ Marvel).

>>Xem thêm: Eternals có quen biết các vị thần của vũ trụ Marvel?

Sersi

Nếu từng đọc sử thi về Odysseus, ắt hẳn các bạn sẽ biết chuyện đoàn thủy thủ của họ đã bị nữ thần phù thủy Circe biến thành lợn. Trong vũ trụ Marvel cũng có sự kiện đó, nhưng điểm khác biệt ở đây chính là việc Circe không hề làm điều đó, mà thủ phạm lại là cô nàng Eternal Sersi của chúng ta. Với danh tính mượn từ nữ thần phù thủy, Sersi cũng chính là người đã giam những thứ xấu xa vào chiếc hộp Pandora và đóng nó lại bằng thần chú.

Gilgamesh

Ban đầu, Gilgamesh là 1 Eternal vô danh, không hề biết về thân phận thực sự của mình và thường được gọi dưới cái tên “Forgotten One”. Vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên, anh trở thành Gilgamesh, vua của thành bang Uruk ở Sumeria, thuộc phía nam khu vực Lưỡng Hà. Về cơ bản thì Gilgamesh là vị vua có thật trong lịch sử đấy, và Forgotten One trong vũ trụ Marvel chính là vị vua ấy.

Trong suốt hàng thế kỷ sau đó, Gilgamesh phiêu lưu khắp thế giới, lật đổ những tên bạo chúa, tiêu diệt hàng sa số con quái vật, khiến nhân loại tin rằng anh ta chính là…Hercules. Và theo thời gian, dần dần thì Gil lẫn Herc lại trở thành bạn thân, thậm chí còn từng có thời gian sống chung trong 1 căn nhà nữa chứ. Dù sao thì trông họ cũng khá giống nhau kia mà.

Sprite

Trong hàng thiên niên kỷ, Sprite đã luôn tiếp xúc và “chơi khăm” con người rất nhiều lần. Nhờ đó, anh ta (trước khi đổi giới tính) đã trở thành nguồn cảm hứng cho vô số câu chuyện, và nhiều nhân vật nổi tiếng sau này đã dựa trên hình ảnh của Sprite, những cái tên phụ của Sprite mà sáng tạo nên vô số di sản nghệ thuật.

>>Xem thêm: Các năng lực bá đạo của Scarlet Witch

Trong các tác phẩm này thì nổi bật nhất là nhân vật “Puck” trong tác phẩm “Giấc mơ đêm mùa hè” của Shakespeare, và “Peter Pan” - cậu bé không bao giờ lớn, khi anh xuất hiện trước mắt nhà văn người Anh J.M. Barrie vào năm 1901. Về cơ bản thì trong comics, Sprite thực sự chính là nguồn cảm hứng để sáng tạo nên Peter Pan, chứ không giống chuyện Kingo ví cô như Tinker Bell ở trên phim.

Druig và Kingo

Về cơ bản thì trong comics thì nguồn cảm hứng từ tên của 2 người này không được nhắc đến. Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán rằng cái tên “Kingo” có lẽ được dựa trên “Kingu”, vị thần đã được Tiamat (vị thần đã truyền cảm hứng cho việc tạo nên Celestial Tiamut) ban cho sức mạnh trong thần thoại Babylon. Phải chăng, thứ cổ vật mang tên “Emerald Tablet” mà Makkari tìm kiếm chính là thứ được dựa trên Tablet of Destinies - thần vật mà Tiamat tặng Kingu.

Trong khi đó, phiên bản Druig trong phim thì có lẽ đã được đạo diễn Triệu Đình liên tưởng tới các druid - nhóm linh mục Celtic hòa hợp sâu sắc với thiên nhiên, khi anh đã trú ẩn ở rừng nhiệt đới Amazon trong hàng thế kỷ.

Trên đây là nguồn gốc cái tên và ảnh hưởng của các Eternal trong vũ trụ của Marvel Comics. Vậy các bạn thích câu chuyện của ai nhất trong số này nhỉ?

*Bài viết của Yasha gửi về DienAnh.Net.

Nếu yêu thích các phim Marvel hay DC thì ngại gì mà không bơi vào mạng xã hội DienAnh.net, nơi có đầy đủ thông tin chia sẻ về những phim siêu anh hùng, các bạn xem thêm tại đây nghen, muốn tìm hiểu phim gì, diễn viên nào đều có hết trong này.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.

Lan Phương bụng bầu 6 tháng, rạng rỡ trong ngày ra mắt phim Kẻ Ăn Hồn

Đức Nguyên

Đức Nguyên

Vượt qua nhiều vòng kiểm định chặt chẽ, Kẻ Ăn Hồn cũng đã chính thức được công chiếu tại các rạp trong toàn quốc, phục vụ những fan của dòng phim kinh dị.