x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

No Way Home xứng đáng là phim có dàn phản diện tuyệt vời nhất Marvel

SEIZEDIX 22:00 - 29/12/2021

Chắc chắn khi nhắc tới các bộ phim của Marvel nói chung và các bộ phim Người Nhện, chúng ta không thể nào thiếu được sự xuất hiện của dàn nhân vật phản diện, cũng góp một phần cực kì quan trọng cho sự thành công của bom tấn đó. Đặc biệt, mình cảm thấy  Spider-Man: No Way Home đã có những bước đột phá trong việc xây dựng nhân vật phản diện như cách mà MCU vẫn thường làm. Hãy cùng mình khám phá “công thức" tuyệt mật này của bộ phim nhé!

>>> Xem thêm: Hậu No Way Home, Marvel sẽ cho ra mắt loạt bom tấn đình đám nào?

Đầu tiên, thay vì chỉ tập trung vào một nhân vật phản diện duy nhất, No Way Home đã dựa vào cốt truyện khi Đa Vũ Trụ bị đảo lộn và những kẻ phản diện từ nhóm The Sinister Six đã cùng trở lại. Tuy nhiên, nếu bạn không để ý thì có cả những nhân vật đến từ bên ngoài MCU cũng đã hội tụ vào phần phim này, điều này khá khác biệt so với các bộ phim trước của Marvel Studio nhưng mình thấy hoàn toàn hợp lý bởi đây là một bộ phim Đa Vũ Trụ cơ mà.

Sự xuất hiện của các nhân vật phản diện của MCU

Dựa trên bộ truyện tranh nổi tiếng và sức mạnh của nhượng quyền thương mại, Marvel luôn cố gắng hết sức để đa dạng hóa các tuyến phản diện trong các bộ phim của mình. Tuy nhiên, mình nhận ra rằng hầu hết các nhân vật phản diện MCU trước đây, như Mysterio, Mordo, Yon-Rogg hay Iron Monger, đều là đồng minh của các anh hùng hoặc có quan hệ gia đình với họ. 

Điều này cũng dễ hiểu bởi việc đặt nhân vật vào mối quan hệ thân thiết với nhân vật chính sẽ giúp nhà sản xuất phim có thể khai thác tốt hơn về mặt cảm xúc, sự phản bội của nhân vật phản diện, cũng đồng thời làm tăng sự thích thú của khán giả.

Ngoài ra, các nhân vật phản diện MCU sẽ thường hành động một mình hoặc đôi khi tìm thêm đồng minh (như Loki và Thanos, Whiplash và Hammer, hoặc Ronan và Thanos). Bên cạnh đó, một số nhân vật còn do chính các nhân vật người hùng tạo ra, điển hình như việc Tony Stark đã tạo ra Iron Monger chả hạn. 

Các nhân vật phản diện của No Way Home khác biệt như thế nào?

Mình không hề phủ nhận tính hiệu quả của “công thức" sáng tạo phản diện như mình vừa nhắc tới của Marvel. Tuy nhiên, Spider-Man: No Way Home thực sự đã tạo nên một bước đột phá ấn tượng mà mình vô cùng yêu thích. Với năm nhân vật phản diện đều đến từ các bộ phim khác nhau từ loạt phim không thuộc MCU trước đó, No Way Home vẫn thành công tái hiện lại tuyến phản diện một cách khá tự nhiên mà chẳng cần dùng tới các cách truyền thống. 

Ban đầu, mình có hơi lo lắng rằng liệu No Way Home có trở thành một “mớ bòng bong" hay không, nhưng thật may mắn bởi bộ phim đã hoàn toàn giới thiệu các tuyến nhân vật một cách dễ hiểu và tuyệt vời và bạn cũng không cần đọc lại các bộ truyện về Người Nhện trước đó đâu. 

Mình nhận thấy có một điểm tương tự như các bộ phim MCU trước đây, chính là các nhân vật phản diện trong No Way Home cũng có xu hướng lập thành đồng minh với nhau. Tuy nhiên, mỗi nhân vật đều có động cơ khác nhau, và đây cũng chính là điểm nhà sản xuất đã lợi dụng và khai thác thêm những khía cạnh “con người" của họ.

Bằng cách “chấm phá" điểm độc đáo trong tính cách, mình thậm chí còn thấy No Way Home thực sự đã khiến Người Nhện trở thành một “nhân vật phản diện”. Về cơ bản, bộ phim xoay quanh việc các Người Nhện chiến đấu và dường như cố gắng “cứu" các nhân vật phản diện của mình, đưa họ về đúng vũ trụ của mình. Nhưng điều này lại vô tình đặt Spider-Man đối đầu với Doctor Strange, người muốn ngăn chặn những kẻ phản diện, và như chúng ta đã thấy Người Nhện đã “bẫy" Phù Thủy Tối Cao trong Mirror Dimension.

Chính vì vậy mà Người Nhện đã gián tiếp khiến Dì May phải bỏ mạng và ​​anh ta đã trả thù Green Goblin. Cuối cùng, Peter cũng trút bỏ được cơn tức giận của mình, nhưng mình thấy phần lớn những hành động của anh trong suốt bộ phim đã khiến anh phải đối đầu với nhiều anh hùng chính nghĩa khác. Và Nhện nhọ của chúng ta đã bị hiểu lầm thành “ác nhân" vì anh cản trở kế hoạch của Avenger khi đang cố ngăn chặn các kẻ phản diện. 

Tại sao các nhân vật phản diện lại không có cái kết hạnh phúc?

Mặc dù No Way Home đã phá vỡ đi những quy tắc cũ của Marvel về nhân vật phản diện, nhưng rõ ràng những kẻ ác này vẫn sẽ không nhận được cái kết có hậu. Mình nghĩ rằng điều này là cần thiết bởi nhà sản xuất muốn cho khán giả thấy được sự trưởng thành của Người Nhện trong vai trò anh hùng. Ngoài ra, cách xử lý này cũng tạo một dấu ấn khó phai về các nhân vật phản diện trong lòng người hâm mộ, thay vì chỉ nghĩ họ độc ác thì họ đôi khi chỉ là vô tình mắc sai lầm. 

Như các bạn cũng thấy đó, đây là lần đầu mình thấy một bộ phim MCU có cách xây dựng nhân vật phản diện phức tạp và đầy nhân văn như vậy. Bởi vốn No Way Home là câu chuyện “tuổi mới lớn” của ​​Peter, vậy nên anh chàng buộc phải đối mặt với thực tế và những lựa chọn khó khăn đi kèm với trách nhiệm khi trở thành một anh hùng. Bằng cách cứu từng nhân vật phản diện, anh đang chứng minh rằng anh hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu anh hùng và là thành viên của Avenger.

Liệu các tuyến phản diện của MCU sẽ thay đổi trong giai đoạn 4 hay không?

Cá nhân mình thấy sau sự thành công của Spider-Man: No Way Home, Marvel đã sẵn sàng thay đổi cách xây dựng nhân vật trong các bộ phim MCU rồi đó. Thậm chí, mình còn nghĩ rằng trong tương lai, Marvel sẽ thử nghiệm nhiều hơn trên các nhân vật mới của mình. Sau LokiNo Way Home, có vẻ hãng phim đã nhận ra rằng kẻ phản diện cũng xứng đáng có những câu chuyện riêng của mình.

>>> Xem thêm: Người Nhện Không Còn Nhà: Lần gây rối kinh khủng nhất của Peter Parker

Nhìn chung, quả thật No Way Home đã khiến người xem mãn nhãn với những pha hành động tuyệt hảo, cùng với câu chuyện đầu nhân văn và cảm động về những nhân vật phản diện. Có lẽ bom tấn này cũng đã chứng minh cho Marvel thấy câu chuyện của kẻ ác cũng là những chi tiết và câu chuyện thú vị, hấp dẫn và đáng để khai thác nhiều hơn. 

* Bài viết của Seizedix gửi về DienAnh.Net. 

Nếu bạn yêu thích Phim Âu Mỹ, hãy vào DienAnh.net để xem thêm nhiều bài viết hay nha.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.