x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Bom tấn

Tổng kết Kisaragi - Nhà Ga Nuốt Chửng: Chất lượng, doanh thu đều thấp

Bon 11:35 - 07/10/2022

Được xem là một trong những phim kinh dị Nhật được mong chờ trong năm nay, Kisaragi Station (Nhà Ga Nuốt Chửng) lại không hoàn toàn đạt được kỳ vọng của một bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ truyền thuyết có thật. Bộ phim chỉ thu về 6,15 tỷ đồng sau 1 tháng công chiếu tại thị trường Việt Nam.

Kisaragi Station (Nhà Ga Nuốt Chửng) là bộ phim của đạo diễn Jiro Nagae, được dựa trên truyền thuyết về nhà ga có thật tại Nhật Bản vào năm 2004. Phim kể về một cô gái tên là Haruna Tsunematsu tìm đến nhà của nữ giảng viên - Junko Hayama để tìm hiểu việc cô đã từng đi qua thế giới khác như thế nào. Dưới góc nhìn cũng như lời tường thuật của Hayama, bộ phim đưa mình qua nhiều cửa ải mà nhân vật phải trải qua trong thế giới ở Kisaragi.

Chuyện bắt đầu vào một ngày khi Hayama lên chuyến tàu điện tại trạm Shin Hamamatsu vào lúc 10 giờ 30 tối. Khi cô ngủ quên và bỏ lỡ trạm đầu tiên và sau đó đi ngược lại Shin Hamamatsu đến đúng 11 giờ 40 tối, mọi thứ trên khoang tàu đều thay đổi một cách bất ngờ. 

Lúc này Hayama đang nhận ra mình cùng 5 người khác có mặt tại Kisaragi, và họ bắt đầu trải qua nhiều cửa ải để có thể thoát được nơi này.

Đánh giá doanh thu

Như mình đã nói, Nhật Bản luôn là quốc gia được xem là cái nôi sản xuất ra hàng loạt tác phẩm kinh dị “đắt giá” của châu Á, nhưng với Kisaragi Station (Nhà Ga Nuốt Chửng) thì hoàn toàn ngược lại. Bộ phim sở hữu một tiền đề khá hay nhưng cách triển khai lại chưa thật sự lôi cuốn, khiến doanh thu mang về sau 1 tháng công chiếu chỉ dừng lại ở mức 6,15 tỷ đồng.

>>> Xem thêm: Giải thích cái kết của Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng

Để lý giải về điều này, mình nghĩ một phần là do cách phân bổ suất chiếu và thời điểm ra mắt chưa phù hợp. Bộ phim “trình làng” thị trường Việt Nam vào ngày 9/9 cùng với 2 cái tên khác là Giới Hạn Truy Lùng Truy Sát Tận Cùng. Tuy nhiên điều đáng nói là cả 2 phim này, mình đánh giá lại không phải đối thủ của Kisaragi Station (Nhà Ga Nuốt Chửng).

Mà chính tác phẩm “làm mưa làm gió” Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh đã chiếm hết “viral” của Kisaragi Station (Nhà Ga Nuốt Chửng). Tính đến thời điểm hiện tại, dù đã phát hành 1 tháng nhưng “sức nóng” của phim Thái gần như chưa nguội đi, điều đó cũng phần nào chứng minh Kisaragi Station (Nhà Ga Nuốt Chửng) hoàn toàn bị “đè bẹp” bởi Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh.

Trên trang IMDb, Kisaragi Station (Nhà Ga Nuốt Chửng) cũng chỉ nhận về đánh giá o873 mức trung bình với 5.7/10. Điều này cũng phần nào chứng minh cho mình thấy thời điểm phát hành bộ phim tại Việt Nam chưa đủ “chín muồi” để có thể mang về doanh thu hơn 6,15 tỷ đồng.

Ngoài ra nếu được truyền thông rộng rãi và nhiều người biết đến, mình nghĩ dù chất lượng có tệ cỡ nào thì doanh thu cũng sẽ “vớt vác” được chút ít. Không quá khó để thấy được tỷ lệ nghịch giữa chất lượng và doanh thu của tác phẩm điện ảnh, đặc biệt đây là điều mình thường thấy tại thị trường Việt Nam.

Những bộ phim có chất lượng tệ sẽ có cách thu hút khán giả đến rạp xem bằng chính sự tệ hại đó của nó, mình nghĩ nhiều người sẽ muốn tò mò biết bộ phim tệ cỡ nào. Điều này cũng đã được thấy rõ ở Cù Lao Xác Sống.

Điểm tốt

Nói về điểm tốt, mình nghĩ với Kisaragi Station (Nhà Ga Nuốt Chửng), nhiều ý kiến cho rằng bộ phim đã biết cách dựa trên truyền thuyết có thật để xây dựng thành một bộ phim điện ảnh thú vị. Ngoài ra những yếu tố tâm linh, quỷ dị trong phim chính là tiền đề làm nên cả bối cảnh rùng rợn của phim. Ở mục này, mình tổng hợp được 2 ý kiến chính từ các trang đánh giá khác nhau.

Thứ nhất, cái hay của Kisaragi Station (Nhà Ga Nuốt Chửng) chính là chia tuyến truyện thành 2 phần rõ rệt, dù ở góc nhìn của nhân vật nào thì cả 2 cũng đều có sự liên quan nhất định đến nhà ga Kisaragi. Một khán giả tên Khoa Võ đã đăng tải một bài đánh giá trên Facebook rằng: “Phim được chia là 2 phần chính yếu, đầu tiên là hành trình trở về của Hayama từ Thế Giới song song và thứ hai là hành trình trải nghiệm và dấn thân của Haruno vào chính hành trình đó sau khi được Hayama kể lại về những gì cô đã trải qua tại ga Kisaragi. 

Bộ phim sẽ có sự liên kết 2 phần chính yếu này lại với nhau để tạo ra một cú Twist khá ấn tượng và bất ngờ ở cuối phim chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy sợ về cách đối xử của con người với nhau khi hoạn nạn.”

Ngoài ra, một bài viết từ trang DienAnh.Net cũng chỉ ra rằng: “Mình thấy Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng mang đậm phong cách kinh dị của những thước phim Nhật Bản thời xưa: bối cảnh là những nơi quen thuộc nhưng vắng vẻ, đối tượng chính là nhân viên văn phòng, các cô cậu thanh niên và những cô nữ sinh. Chính vì vậy nó mang lại cho mình nét hoài cổ nhất định.”

>>> Xem thêm: Mười 2: Thoát khỏi cái bóng phần 1, cú twist cuối phim khét lẹt

Thứ hai chính là nửa đầu phim, mọi thứ diễn ra mang đến cho khán giả trải nghiệm chân thật. Cụ thể là mình thấy nhà làm phim đặt mọi thứ bằng góc nhìn của nhân vật Junko. Đây có thể được xem là hình thức quay giả tài liệu, tuy nhiên với bộ phim thì mọi thứ diễn ra như thể đặt người xem vào tâm thế của nhân vật, là một người chơi game điện tử và điều khiển tất cả.

Một bài viết từ Vnexpress cho rằng: “Nhà làm phim giúp người xem có thể "sống" cùng nhân vật, trải qua hành trình đầy thử thách và ghê rợn. Khi ấy, những cảm xúc sợ hãi hay lo lắng được khuếch đại, tạo nên không khí bức bối, căng thẳng.

Từng phân đoạn và lời thoại của các nhân vật đều mang tới cảm giác nguy hiểm, ngột ngạt bởi chuyện tồi tệ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Những màn jumpscare (tình huống gây bất ngờ, giật mình) kết hợp âm thanh rùng rợn mang đến hiệu quả hù dọa thành công. Tông màu xám lạnh được sử dụng càng góp phần tạo nên bầu không khí bí ẩn.”

Ngoài ra, một bài viết từ Kenh14 cũng chỉ ra rằng bộ phim đã đưa ra những tình tiết bất ngờ ở phân đoạn khi nữ chính tham gia vào hành trình sống còn ấy: “Một trong những điểm đặc trưng của phim kinh dị Nhật đó chính là cách kể chuyện đầy lôi cuốn cùng các tình tiết đan xen bất ngờ, khó đoán. Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng cũng không ngoại lệ, phim giữ được nhịp điệu căng thẳng từ đầu đến cuối khiến người xem khó lòng rời mắt hay mất tập trung. Chưa kể, những pha bẻ lái của phim cũng rất "gắt" nhiều lần làm khán giả phải ồ lên vì quá bất ngờ.”

Do đó, điểm tốt của bộ phim chính là nhà làm đã phát triển mọi thứ dựa trên một câu chuyện có thật và điện ảnh hóa nó lên màn ảnh rộng, thứ hai là họ đã xây dựng diễn biến ở nửa đầu phim ở ngôi thứ nhất, nhằm giữ mạch phim được kịch tính và hồi hộp dần.

Điểm hạn chế

Nói về điểm hạn chế, mình tổng hợp được 3 ý kiến chê bai nhiều nhất xoay quanh 3 yếu tố: cách triển khai, diễn xuất và kỹ xảo.

Nói về cách triển khai, Kisaragi Station (Nhà Ga Nuốt Chửng) đã vô tình biến nửa sau của câu chuyện như một cuộc chạy đua marathon và thiếu đi sức hấp dẫn ban đầu. Có lẽ cũng vì chính sắp xếp bố cục như vậy, nên mọi thứ ở lúc đầu đều được lặp lại ở hồi sau, dẫn đến mọi thứ trong phim trở nên không mới.

Một bài viết trên trang cá nhân bạn Linh Hoang đánh giá rằng: “Sau khi tới hồi thứ 2, bộ phim mất hẳn đi sự lôi cuốn mà hồi đầu đã làm được. Một phần vì khán giả đã nắm rõ được quy luật hoạt động của thế giới khác, một phần vì cách thể hiện đã không còn đi theo thể loại kinh dị nữa, mà nó bắt đầu giống thể loại phiêu lưu kì ảo nhiều hơn, thậm chí là phần nào đó giống với “Phù thủy xứ Oz” nổi tiếng. Có nhiều phân đoạn hài hước rất lệch tông với bầu không khí rùng rợn mà phim đã xây dựng từ đầu”.

Thứ hai là diễn xuất của nữ chính trong phim - Tsunematsu Yuri, sự “ô dề” của cô như một cách định hình phong cách diễn xuất của Nhật Bản khiến mình nhiều lúc phải phì cười vì điều ấy. 

>>> Xem thêm: Trò Chơi Tử Thần: Đầu tư tạo hình zombie, kịch bản "ảo ma canada"

Một bài viết từ Khen Phim chỉ ra rằng: “Nhật Bản vốn có một phong cách diễn xuất khá đặc trưng, mà nói thẳng tuột ra là bị diễn lố. Và nhân vật chính, đáng buồn thay, lại là trung tâm hội tụ của đặc trưng diễn lố này. Từ đầu tới cuối, tôi đã rất cố gắng để có thể đồng cảm được với nhân vật này, nhưng đồng cảm sao được với một khuôn mặt từ đầu tới cuối phim chỉ có một biểu cảm mở to mắt và nhìn trừng trừng vào máy quay như vậy. Đến mức hết phim, tôi còn phải vỗ đùi mà hô “đáng lắm” với nhân vật này.”

Cuối cùng là kỹ xảo, đúng tính chất “3 xu” khi những phân cảnh kinh dị, viễn tưởng lại được biến tấu không khác gì “hàng chợ”. Một bài viết từ DienAnh.Net chỉ ra rằng: “Mặc dù phim mang đậm màu sắc kỳ bí, nhưng những màn tấn công, ẩu đả trong phim để văng tung tóe các “huyết thanh” khiến mình thấy nó chẳng khác gì một phiên bản game đúng nghĩa”.

Với những đánh giá về chất lượng và doanh thu trên, mình thấy Kisaragi Station (Nhà Ga Nuốt Chửng) không hoàn toàn là một bộ phim hay cũng như siêu phẩm hay bom tấn kinh dị trong thời gian này. Thu về 6,15 tỷ đồng là một con số đáng báo động cùng những đánh giá kém về diễn xuất, cách triển khai và kỹ xảo trong phim.

* Bài viết của Bon chia sẻ tại box Phim khác

Những đánh giá về doanh thu và chất lượng tổng thể của phim điện ảnh chiếu rạp , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.