x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Bom tấn

Turning Red: Vì sao Gấu trúc đỏ mẹ Mei lớn hơn nhiều so với con gái?

Trăng Khuyết 07:33 - 01/04/2022

Trong bộ phim Pixar mới nhất của Disney - Turning Red, nữ chính Mei Lee (Rosalie Chiang lồng tiếng) được ban cho khả năng biến hình thành một con gấu trúc đỏ, tượng trưng cho những trở ngại khi phải đối mặt với cảm xúc của bản thân. Và mẹ cô - Ming (Sandra Oh) cũng có khả năng đó, nhưng gấu trúc của bà lại cực kì lớn. Mình tin là khi xem, nhiều bạn cũng giống mình, tò mò thắc mắc tại sao mẹ Ming còn bự hơn Mei nữa. Vậy nên mình sẽ thử nói ra quan điểm của mình về chuyện này nhá.

Bộ phim này từng được đặt lên bàn cân với Inside Out với nội dung tương tự, nhưng hai bộ phim này sử dụng hai biểu tượng khác nhau để truyền tải thông điệp của phim. 

Trong Turning Red, sau khi lá bùa hộ mệnh của Ming nhằm giữ bà không đột ngột biến hình bị vỡ, những cảm xúc đã chiếm lấy tâm trí bà, và rồi bà biến thành một con gấu trúc đỏ to như Godzilla. Tuy nhiên, hình dạng gấu trúc của cô bé Mei lại nhỏ hơn rất nhiều, và khá tương đồng về kích thước với những người dì và bà. Cao trào của bộ phim nằm ở chi tiết Ming tung hoành khắp đường phố trong hình hài gấu trúc đỏ để đi tìm con gái, khi Mei đang tham gia concert của 4*Town, nhóm nhạc thần tượng trong bộ phim này. 

Thực ra thì trên phim, lí do cho kích cỡ bất thường của Ming vẫn còn là một ẩn số, nhưng mình có một vài giả thuyết cho việc này. Đầu tiên là việc cảm xúc của Ming đã bị kìm nén quá lâu bởi tấm bùa hộ mệnh, thay vì cố gắng bộc lộ chúng một cách lành mạnh hơn. Lí do khác mà mình nghĩ đến có thể là do những ảnh hưởng về mặt sáng tạo của biên kịch kiêm đạo diễn của Turning Red - Domee Shi đến bộ phim, đặc biệt là anime với những quái thú khổng lồ. 

Khi Ming phát hiện ra Mei đã biến thành gấu trúc đỏ, bà nhanh chóng sắp xếp thực hiện nghi thức để kiềm chế con gái mình biến hình. Trong Turning Red, hình tượng gấu trúc đóng vai trò trọng yếu của cốt truyện, và tất nhiên mẹ của Mei đã từng phải tự giải quyết hình dạng gấu trúc đỏ của mình, nhưng cách mà bà đối phó với nó đã khiến những cảm xúc kìm nén trong bà bao lâu nay bùng phát. 

Bộ phim này có tính biểu tượng cao, vì vậy mình không ngạc nhiên khi Mei biến thành một chú gấu trúc đỏ lớn, và hình dạng lớn hơn rất nhiều của Ming là ẩn ý cho những xúc cảm đã bị giam giữ trong người quá lâu, chỉ chực chờ được bùng phát. 

Mình thấy Turning Red có nhiều điểm khác biệt so với nhiều bộ phim hoạt hình cùng thể loại, và điều này cũng có thể là lời giải thích cho tạo hình đặc biệt khổng lồ của Ming. Shi và tổ sáng tạo của bà lấy anime làm cảm hứng chính cho bộ phim, với cách phối màu nổi bật, biểu cảm gương mặt được phóng đại, và một không khí thân thuộc đưa khán giả về đầu những năm 2000. 

Những chi tiết đó đều kết hợp với nhau trong cảnh phim cao trào, và hình tượng của mẹ Ming không chỉ là một chú gấu trúc đỏ khổng lồ, nó còn là một sự dung hoà của văn hoá giải trí Nhật Bản. 

Cho dù hình tượng này mang nghĩa đen hay bóng, thì mình nghĩ kích cỡ khổng lồ của Ming vẫn là một điều bất ngờ cho khán giả, và đây cũng là chủ ý của đoàn làm phim. Trong khi Mei quyết định giữ lại gấu trúc đỏ trong mình, mẹ của cô lại chọn thực hiện nghi lễ cùng với các dì và bà. Bất kể lựa chọn của hai nhân vật là gì, những điều mà cả hai đã trải qua đã khăng khít tình mẫu tử hơn bao giờ hết, và họ cũng đã chọn cùng trải qua những cảm xúc của bản thân cùng nhau. 

Trên đây là quan điểm cá nhân mình về kích cỡ “bé bự” của mẹ Ming so với Mei, không biết mấy bạn có đồng tình không đây? Các bạn có ý kiến khác thì bình luận để chúng ta cùng nhau trao đổi thảo luận nha.

>>>Xem thêm: Bộ tứ siêu đẳng và dàn nhân vật fan mong chờ xuất hiện Black Panther 2

Bài viết của Trăng Khuyết gửi về DienAnh.Net. 

Nếu bạn yêu thích Phim Âu Mỹ, hãy vào DienAnh.net để xem thêm nhiều bài viết hay nha.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.