x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Bẫy Ngọt Ngào - Người Tình: Tràn ngập cảnh lăn giường

Hoa Le 07:45 - 19/02/2022

Khoảng thời gian đầu năm nay, điện ảnh Việt Nam chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của các tác phẩm nội địa, đa dạng đủ mọi thể loại. Ấy vậy, nhưng tôi vẫn tìm thấy 2 tác phẩm có kha khá điểm chung để đặt lên bàn cân so sánh đó là Bẫy Ngọt NgàoNgười Tình

Xem trailer xong, nghe dân tình đồn đoán thì cả 2 bộ phim này đều tràn ngập cảnh “thị tẩm” cực kỳ táo bạo mà hiếm tác phẩm nào dám làm trước đây. Vậy thì hãy cùng tôi chấm điểm xem đâu là bộ phim xuất sắc hơn nhé. 

Đầu tiên là về kịch bản, Bẫy Ngọt Ngào của Đinh Hà Uyên Thư kể về câu chuyện Hội Ế giúp người bạn thân Camy thoát khỏi cuộc hôn nhân tệ hại, sau khi phát hiện tổng tài hào nhoáng Đăng Minh hoá ra là một kẻ có vấn đề về tâm lý, ghen tuông. Mặc dù nội dung dễ đoán, câu chuyện có phần đơn giản nhưng cú twist ở hồi 3 khá thú vị. Chưa kể, bộ phim còn phơi bày những góc khuất, chiêu trò trong giới giải trí của ngôi sao, hay đời sống thượng lưu của giới tinh hoa.

Vốn dĩ thế mạnh của đạo diễn Bẫy Ngọt Ngào là MV ca nhạc, chính vì vậy các phân cảnh xử lý tình huống cũng được cô làm nhanh gọn, nhưng không bị quá vội vàng, chớp nhoáng, nhịp độ cuối phim ổn để tạo nên cái kết thoả đáng. 

Trong khi đó, Người Tình của đạo diễn Lưu Huỳnh giống như bộ phim cố tình nghệ thuật nhưng không tới. Không xét đến vấn đề phim bị hoãn chiếu 5 năm, nhưng ngay cả khi được chiếu hồi 2017 thì nội dung của phim vẫn cũ rích, giáo điều như trong sách giáo khoa. 

Cú “quay xe” cuối phim tưởng bất ngờ nhưng lại khiến tôi phải đứng hình vì quá gượng gạo. Hóa ra Diễm Tình (Minh Tú) không phải nữ chính ngôn tình mà là nữ phụ đam mỹ. Nhưng điều đó cũng chẳng quan trọng, bởi vì vốn dĩ ngay từ ban đầu nữ chính chưa bao giờ có một vai trò thực sự trong câu chuyện. 

Nên nhìn chung về phần nội dung, kịch bản Bẫy Ngọt Ngào thắng Người Tình: 1-0.

Nhắc đến 2 bộ phim này mà không nói đến phần hình ảnh đúng là một điều thiếu sót. Như tôi đã nói ở trên, lợi thế của Đinh Hà Uyên Thư là quay MV với visual đẹp, bắt mắt. Nên chẳng lạ gì khi hình ảnh của Bẫy Ngọt Ngào cực kỳ lung linh, rực rỡ sắc màu và quan trọng hơn, nó đúng chất của một thế giới xa hoa, phù phiếm trong phim. Các góc máy của Bẫy Ngọt Ngào tuy vẫn chưa thoát khỏi cái bóng của một MV ca nhạc, nhưng cũng gọi là tạm ổn. 

Tuy nhiên, điểm tôi thích hơn cả là phần trang phục, bối cảnh của Bẫy Ngọt Ngào rất chỉn chu, nhìn vào là có thể hiểu phần nào về tính cách của nhân vật. Nếu Camy (Bảo Anh) mỹ nhân hết thời, an phận thủ thường làm người vợ phục tùng chồng lúc nào cũng mặc những chiếc đầm rủ, gam màu trắng, kem nhợt nhạt thì Quỳnh Lam (Minh Hằng) lại thể hiện bản thân quyến rũ, độc lập qua những bộ cánh cut-out rực rỡ sắc màu. 

Quay sang Người Tình, hình ảnh cũng là một điểm cộng bởi đạo diễn Lưu Huỳnh vốn là người có tay nghề tốt. Màu phim theo phong cách retro, các góc máy được tổ thiết kế mỹ thuật sắp đặt hợp lý để tạo ra không gian cho mỗi nhân vật. Chỉ có điều, đôi lúc máy quay hơi bị rung lắc, tôi không biết là đạo diễn vô ý hay cố tình, nhưng thực sự theo dõi phim rất chóng mặt, tiền đình. 

Nhưng thôi thì ở khoản này, tôi sẽ dành điểm cho cả 2 phim, tỉ số bây giờ là: 2-1.

Từ nội dung cho đến bối cảnh cả 2 phim đều khác nhau nhưng Bẫy Ngọt Ngào Người Tình có chung một điểm là số cảnh lăn giường nhiều nhất nhì màn ảnh Việt. Nếu ở Bẫy Ngọt Ngào, đó là những tư thế lạ, phương thức thực hiện có phần “í ẹ” để lột tả được con người và tính cách quái dị của Đăng Minh (Quốc Trường); thì Người Tình chơi lớn khi để các diễn viên đánh rơi xiêm y 100%. Mặc dù số phân cảnh kiểu này có la liệt ở Người Tình, nhưng lại chẳng nhằm mục đích lột tả tính cách nhân vật hay tạo nên nút thắt cho phim. Nên không tránh khỏi việc tạo cho người xem cảm giác “Ủa các nhân vật này không nghĩ được gì khác ngoài làm chuyện ấy à?”.

>>> Xem thêm: Review Bẫy Ngọt Ngào: Spotlight này là dành cho Minh Hằng

Chính vì vậy, Bẫy Ngọt Ngào dù chưa phải quá xuất sắc nhưng vẫn xứng đáng nhận điểm vì đối thủ quá chán: 3-1.

Đến phần diễn xuất. Ngó qua poster Bẫy Ngọt Ngào, tôi còn tưởng đây là MV ca nhạc dài 1 tiếng 30 phút, nhưng sau khi xem xong thì cũng gật gù bởi diễn viên cũng rất gì và này nọ đấy. Ngoại trừ Quốc Trường vẫn diễn vai ác một màu y chang hồi đóng Đôi Mắt Âm Dương, Thuận Nguyễn có vai Ken chán ngắt vì thoại cứ như 20 năm trước, Diệu Nhi duyên dáng nhưng chưa có bứt phá; thì tôi thấy Bảo Anh rất có tiềm năng và đặc biệt Minh Hằng lột xác ngoạn mục. Cảm giác spotlight của phim dành hết cho Minh Hằng vậy, bởi Quỳnh Lam của cô quá sắc sảo, cá tính và làm chủ cuộc chơi. Lâu lắm rồi mới thấy Minh Hằng diễn tốt như vậy. Bên cạnh đó, Lê Khánh và cameo Vũ Hà cũng là điểm sáng khiến phim thêm phần giải trí. 

Còn với Người Tình, tôi thấy Đức Hải đúng kiểu gồng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Anh không chỉ hoá thân thành Sơn, nhập tâm vào nhân vật để cố gồng mình làm trai thẳng. Mà thực tế, Đức Hải còn phải gánh còng lưng diễn xuất của 2 người đồng nghiệp. Hà Việt Dũng mờ nhạt như chính cách đạo diễn xây dựng nhân vật của anh. Đôi lúc tôi có cảm giác anh đang bị ép đọc thoại chứ không phải đang diễn. Còn Minh Tú thì hỡi ôi, đài từ của chị là một điểm trừ lớn nhất cả phim. Nếu không phải chị đẹp, thì em đã bỏ về rồi. Từ biểu cảm nghèo nàn cho đến đài từ gượng gạo, dặn từng câu, từng chữ, Minh Tú chứng minh cho mọi người thấy không phải cứ đẹp là đi đóng phim được. 

Khoản diễn xuất thì chắc tui sẽ chốt điểm cho Bẫy Ngọt Ngào nhỉ: 4-1.

Cuối cùng là phần thông điệp. Bẫy Ngọt Ngào tốt về mặt giải trí nhưng thiếu tính nghệ thuật. Nên đây sẽ chỉ dừng lại ở mức phim thương mại. Chính vì thế, tôi nghĩ chúng ta không nên đòi hỏi quá nhiều ý nghĩa hay thông điệp từ bộ phim này. Nói một chút về hôn nhân, về tình yêu, về bạo hành gia đình, về tình bạn, tạm gọi là đủ gia vị nhưng chẳng rõ vị nào, nên nồi canh này hơi nhạt. 

Ấy thế mà vẫn còn khấm khá hơn Người Tình rất nhiều nhé. Tác phẩm của đạo diễn Lưu Huỳnh với tham vọng khắc hoạ nỗi đau, cái khổ của người đồng tính. Nhưng không biết bằng cách nào, mà đạo diễn lại khiến thông điệp tưởng nhân văn trở nên méo mó, xấu xí. Biết bao nhiêu năm điện ảnh nước nhà tôn vinh người phụ nữ thì giờ đây ông huỷ luôn hình tượng nữ quyền. Tất cả những người phụ nữ trong phim đều dễ bị điều khiển, không phải nghèo rớt mồng tơi thì cũng làm “bán hoa”. Không những thế nhân vật Sơn thuộc cộng đồng LGBT còn được thể hiện là một người yêu bất chấp, sẵn sàng dùng mưu hèn kế bẩn để bẻ cong trai thẳng, phá hạnh phúc gia đình người khác. 

>>> Xem thêm: Review Người Tình: Năm 2022 rồi mà vẫn làm phim kiểu 1900 hồi đó

Và khoản này, tôi lại phải dành điểm cho Bẫy Ngọt Ngào: 5-1.

Kết quả chung cuộc, Bẫy Ngọt Ngào có chiến thắng thuyết phục 5-1 trước Người Tình. Nên mọi người biết phải ra rạp xem phim gì rồi đấy.

Bài viết được Hoa Le gửi về cho DienAnh.net

Theo dõi DienAnh.net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.